Biết chia sẻ đồng cảm tiếng anh là gì năm 2024

Three allegations have been upheld against the former employee but these relate to incidents between the former employee and the complainant.

Chúng ta thường bắt gặp hai cụm từ thấu cảm và đồng cảm khi nói về cảm xúc của mình. Tuy nhiên, đồng cảm là hiểu được cảm xúc của người khác từ góc nhìn của chúng ta và thấu cảm là cảm nhận cảm xúc của họ từ góc nhìn của chính họ.

We often come across the words empathy and sympathy when talking about how we feel. However, sympathy involves understanding someone’s emotions from our perspective and empathy involves feeling their emotions from their perspective.

Mặc dù cả hai từ này đều đươc sử dụng khi nói về cảm xúc, nhưng chúng không được dùng linh hoạt qua lại vì chúng có nghĩa khác nhau.

Although both words are used in situations that involve emotions, they cannot be used interchangeably as they have different meanings.

Bài viết này sẽ tìm hiểu những đặc điểm, những khác biệt và ví dụ cũng như những câu hỏi thường gặp về đồng cảm và thấu cảm.

This article explores the traits, differences, examples and common questions about sympathy and empathy.

Đồng cảm và Thấu cảm. Sympathy vs. Empathy

Điểm khác biệt chính giữa đồng cảm và thấu cảm là cách ta thể hiện và trải nghiệm cảm xúc của mình đối với hoàn cảnh của một ai đó.

The main difference between sympathy and empathy is how we express and experience our emotions toward someone’s situation.

Theo Từ điển Tâm lý học của Hiệp hội Tâm Lý Hoa Kỳ, các định nghĩa về đồng cảm và thấu cảm được nêu như sau:

According to the American Psychology Association Dictionary of Psychology, the definitions of sympathy and empathy are as follows:

– Đồng cảm: “là cảm giác quan tâm hoặc yêu thương xuất phát từ việc nhận thức được nỗi đau hoặc buồn phiền mà người khác đang chịu đựng.”

Sympathy:1 “feelings of concern or compassion resulting from an awareness of the suffering or sorrow of another.”

– Thấu cảm: “là hiểu được một người từ chính hệ quy chiếu của họ thay vì của bản thân, hoặc trải nghiệm chính những cảm giác, nhận thức và suy nghĩ của đối phương.”

Empathy:2 “understanding a person from his or her frame of reference rather than one’s own, or vicariously experiencing that person’s feelings, perceptions, and thoughts.”

Làm sao để nhớ được sự khác biệt này? How to Remember the Difference

Một cách để dễ nhớ định nghĩa của đồng cảm là hãy nghĩ đến khu vực bán thiệp ở một cửa hàng. Bạn cảm thấy buồn cho một người đang phải trải qua một quãng thời gian khó khăn và bạn thể hiện lời chia buồn bằng một tấm thiệp đồng cảm.

An easy way to remember what sympathy refers to is to think of the greeting card section at a store. You feel bad for someone who is going through a hard time and you express your condolences with a sympathy card.

Nói cách khác, bạn không đặt mình vào vị thế của họ và tưởng tượng bản thân cũng đang phải vật lộn với tình huống của họ. Chính vì vậy, cái bạn có thể có là đồng cảm, chứ không phải thấu cảm.

In other words, you aren’t putting yourself in their position and imagining yourself struggling with their situation. Therefore, it is possible to have sympathy but not empathy.

Thấu hiểu cấp độ bề mặt và Thấu hiểu sâu sắc. Surface vs. Deep Level Understanding

Khi ta đồng cảm với một hoàn cảnh không may của ai đó, ta cảm thấy buồn cho họ. Ta có suy nghĩ và cảm nhận về những gì họ đang trải qua nhưng ta không có sự thấu hiểu sâu sắc cảm giác của họ.

When we sympathize with someone’s unfortunate situation, we feel bad for them. We have thoughts and feelings about what they are going through but we don’t have a deep understanding of how they are feeling.

Thấu cảm với hoàn cảnh của ai đó có nghĩa là ta dành thời gian, nỗ lực và một khoảng tâm trí để hoàn toàn trân trọng và thấu hiểu những gì họ đang cảm nhận.

Empathizing with someone’s circumstances means we are taking the time, effort, and mental space to fully appreciate and understand how they feel.

Thấu hiểu từ góc nhìn của ta và của họ. Understanding From Our vs. Their Perspective

Đồng cảm nghĩa là nghe tin xấu từ ai đó, chia sẻ cảm xúc về nó, và nói rằng bạn lấy làm tiếc.

Sympathy means hearing someone’s bad news, sharing our feelings about it, and saying sorry.

Khi ta thể hiện sự thấu cảm, chúng ta đi sâu vào cảm xúc của họ và mường tượng bản thân mình trong tình huống đó. Nó không tập trung vào cảm nhận của ta về trải nghiệm của họ mà là ta đặt bản thân ta vào đôi giày của họ, giả định mình đang trải qua những gì họ đang trải qua và thực sự cảm được cảm xúc của họ.

When we practice empathy, we dive into the depth of their emotions and envision ourselves in their situation. It’s not about how we feel about their experience but rather we are putting ourselves in their shoes, pretending to go through what they’re going through and feeling their feelings.

Ví dụ, nếu bạn của bạn nói với bạn rằng chú chó của họ mới qua đời, bạn thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói “Mình rất lấy làm tiếc vì sự mất mát này của bạn.”

For instance, if your friend tells you that their dog recently passed away, you sympathize by saying “I’m sorry for your loss.”

Nhưng nếu bạn thấu cảm, bạn sẽ tưởng tượng bản thân mình cũng mất đi một em thú cưng và cảm nhận sự mất mát và đau buồn đi kèm với trải nghiệm ấy.

But if you were to empathize, you would imagine yourself losing a beloved pet and feeling the grief and loss that come with that experience.

Sự thật thú vị: Nguồn gốc của hai từ này? Fun Fact: Where Did These Words Originate?

Hai từ đồng cảm và thấu cảm chó chung hậu tố “-pathy”, có nguồn gốc từ chữ “pathos” trong tiếng Hy Lạp. “Pathos” nghĩa là “cảm xúc, cảm nhận hoặc đam mê.”

The words sympathy and empathy share the same suffix, “-pathy” which originates from the Greek word “pathos.” Pathos refers to “emotions, feelings, or passion.”3

Phán xét và Không phán xét. Judgement vs. Non-Judgement

Đồng cảm là hiểu sơ sơ về hoàn cảnh của một người, vậy nên sẽ dễ xuất hiện phán xét. Thấu cảm giúp một người khám phá suy nghĩ và cảm xúc của người kia, giúp họ loại bỏ phán xét.

Sympathy involves a superficial understanding of someone’s situation; therefore, it is easy to pass judgment. Empathy allows a person to explore another person’s thoughts and feelings which helps them remove judgment.

Ví dụ, nếu anh chị em của bạn đề cập đến việc họ sắp ly hôn, bạn đồng cảm bằng cách nói, “Quá là tồi tệ rồi. Cháu em chắc sẽ khổ lắm đây. Nó sẽ phải lớn lên trong một gia đình tan vỡ.”

For instance, if your sibling mentions they are getting a divorce, you sympathize by saying, “That’s terrible. It’s going to be hard on my nephew. He’s going grow up in a broken home.”

Một phản hồi thấu cảm sẽ là, “Cứ nói với em nếu anh muốn trò chuyện. Em sẽ ở đây cùng anh vượt qua mọi chuyện.”

An empathetic response would be, “Let me know if you want to talk about it. I’ll be here for you through it all.”

Khuyên nhủ không cần thiết và Lắng nghe chủ động. Unsolicited Advice vs. Active Listening

Đồng cảm không cần ta phải cảm nhận cảm xúc của người khác; vì vậy, khi ta nghe về vấn đề của họ, ta ngay lập tức cảm thấy muốn sửa chữa vấn đề đó vì ta thấy họ tội nghiệp. Ta đè nén cảm xúc của chính mình. Ta không biết chính xác thứ họ đang trải qua và việc lao vào đi tìm giải pháp sẽ dễ hơn việc công nhận trải nghiệm của họ.

Sympathizing does not involve feeling someone’s emotions; therefore, when we hear about their problem, we immediately feel the urge to fix it because we pity them. We suppress our own emotions. We don’t know exactly what they are going through and it’s easier to focus on the solution rather than validate their experiences.

Khi chúng ta thấu cảm với một người, ta kết nối sâu sắc với trải nghiệm của họ. Ta đặt câu hỏi để hiểu, tập lắng nghe chủ động, đọc vị biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của họ, đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhạy bén.

When we empathize with a close one, we connect deeply to their experience. We ask questions to understand, practice active listening, read their facial expressions and body language and behave sensitively to their needs.

Cái nào tốt hơn – Đồng cảm hay thấu cảm? Which Is Better—Empathy or Sympathy?

Không có cái nào tốt hơn cái nào; nó còn tùy vào bối cảnh và biết được khi nào nên đồng cảm hoặc khi nào nên thấu cảm. Cả thấu cảm và đồng cảm đều rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Neither is better; it depends on the context and knowing when to use empathy or sympathy. Both empathy and sympathy are needed for emotional and mental well-being.

Khi nào nên thể hiện sự thấu cảm? When to Show Empathy

Thấu cảm là cực kỳ cần thiết giúp xây dựng những mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa với mọi người. Nếu bạn không thể hiểu được góc nhìn của người khác, bạn sẽ rất khó để giao tiếp hiệu quả và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Empathy is essential for building deep and meaningful relationships with others. If you are unable to understand another person’s perspective, it can be challenging to effectively communicate and problem-solve together.

Ví dụ, nếu bạn và nửa kia đang gây lộn, sẽ rất khó để giải quyết xung đột nếu bạn không thể thấu cảm quan điểm của họ. Thay vì cùng nhau phối hợp tìm giải pháp, bạn lại tập trung vào cố gắng thuyết phục người kia rằng bạn đúng, điều này vốn sẽ càng gây chia rẽ lớn trong mối quan hệ.

For instance, if you and your partner are fighting, it can be difficult to resolve the conflict if you are unable to empathize with their point of view. Instead of working as a team toward a solution, you focus on trying to convince the other that you are right which creates a bigger divide in the relationship.

Mệt mỏi vì thấu cảm. Empathy Fatigue

Tuy nhiên, mệt mỏi do thấu cảm có thể xuất hiện khi bạn quá bận tâm và liên tục cảm nhận cảm xúc của người khác. Năng lượng của bạn trở nên thiếu hụt và bạn có thể bị trơ lì, kiệt sức, vô lực và không còn mấy tình yêu thương. Bạn đang có nguy cơ gặp phải tình trạng khó chịu vì quá thấu cảm.

However, empathy fatigue can occur if you are overly concerned and constantly feel the feelings of others. Your energy becomes depleted and you may feel numb, burnt out, powerless, and less compassionate. You are at an increased risk of empathic distress.4

Khi nào nên thể hiện sự đồng cảm? When to Show Sympathy

Trong thời đại của điện thoại di động và mạng xã hội, chúng ta đều kết nối với những thông tin tiêu cực chỉ bằng một cú chạm; bạn sẽ dễ bị choáng ngợp bởi những gì đang diễn ra trên thế giới này.

In the age of mobile phones and social media, we are bombarded with distressing news at our fingertips; it’s easy to become overwhelmed by what’s happening in the world.

Đồng cảm giúp ra tìm hiểu và cập nhật về những vấn đề toàn cầu mà không bị hao tổn quá nhiều cảm xúc.

Sympathy allows us to learn and stay informed about global issues without being emotionally consumed.

Đồng cảm đã được chứng minh là có liên đới với các hành vi đạo đức và thuận xã hội như hợp tác, chia sẻ, bớt phân biệt đối xử, hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ nhau.

Sympathy has been shown to be associated with moral and prosocial behaviors such as cooperation, sharing, low discrimination, supporting, helping, and protecting others.5

Yêu thương và thấu cảm có phải là một? Are Compassion and Empathy the Same Thing?

Yêu thương và thấu cảm đều là những nhóm từ được sử dụng qua lại lẫn nhau. Cả hai đều chỉ sự thấu hiểu về cảm xúc của một người khác, kết nối sâu sắc, lắng nghe không phán xét, kiên nhẫn và thể hiện sự tôn trọng; tuy nhiên, vẫn có một chút khác biệt giữa hai phạm trù này.

Compassion and empathy is also terms that are often used interchangeably. Both involve having an understanding of someone’s emotions, connecting deeply, listening without judgment, being patient, and showing respect; however, there is a subtle difference between them.

Yêu thương là phải có hành động. Compassion Involves Taking Action

Không giống như thấu cảm là chỉ về cảm nhận cảm xúc của người khác, yêu thương kiến tạo một mong muốn được giúp đỡ họ và đưa đến hành động cụ thể. Bạn muốn giúp giảm bớt niềm đau và nỗi chịu đựng của họ vì bạn thực sự thấu cảm với hoàn cảnh của họ.

Unlike empathy which is merely about feeling the emotions of others, compassion creates a desire to help others and involves taking action. You want to help relieve their pain and suffering because you truly empathize with their situation.

Ví dụ, bạn của bạn đang trải qua đợt điều trị ung thư. Bạn yêu thương họ bằng cách giúp họ những công việc vặt, lái xe chở họ đến những buổi thăm khám và luôn chú ý và nhạy bén với những nhu cầu của đối phương.

For instance, your friend is going through cancer treatment. You have compassion by helping them run errands, driving them to their appointments, and being mindful and sensitive about their needs.

Làm sao để trở nên đồng cảm và thấu cảm hơn? How to Be More Sympathetic and Empathetic

Đồng cảm và thấu cảm đều rất quan trọng trong xây dựng các mối quan hệ và sức khỏe tinh thần. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn thực hành các kỹ năng giúp bản thân trở nên đồng cảm và thấu cảm hơn:

Sympathy and empathy are important for relationship-building and mental wellness. Here are some tips to practice these skills to help you be more sympathetic and empathetic:

– Học cách đọc vị những gợi ý không lời. Learn how to read non-verbal cues

– Thay vì vội vã đưa ra lời khuyên chưa chắc đối phương đã cần, thì hãy đặt để bản thân vào tình huống của họ và cố gắng mượng tượng ra cái họ cần. Instead of jumping to giving c advice, put yourself in their situation and try to imagine what they need

– Tập lắng nghe chủ động, đặt câu hỏi, và nỗ lực cố gắng hiểu được những gì đối phương đang cảm thấy. Practice active listening, ask questions, and work on understanding how another person feels

– Tự chiêm nghiệm những bối cảnh điều kiện hiện tại đã định hình niềm tin, giá trị, phán đoán và góc nhìn của bạn như thế nào. Self-reflect on how your conditions shaped your beliefs, values, judgments, and perspectives

– Công nhận những mối lo của người khác bằng cảm xúc. Emotionally validate someone’s concerns

– Tìm hiểu những cảm xúc của bản thân và cách xác định chúng. Learn about your own emotions and how to identify them

Bởi vậy, có một sự khác biệt rõ ràng giữa đồng cảm và thấu cảm. Mặc dù không có cái nào tốt hơn cái nào nhưng bạn cần biết được khi nào nên dùng công cụ cảm xúc nào tùy theo tình huống.

Therefore, there is a clear difference between sympathy and empathy. While neither is better, it’s important to know when to use each of these emotional tools depending on the situation.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và kết nối với mọi người thì trị liệu có thể hỗ trợ bạn xử lý cảm xúc, xây dựng những mối quan hệ vững mạnh hơn, cải thiện kỹ năng giao tiếp, và gia tăng nhận thức cảm xúc.

If you are having a difficult time managing your emotions and connecting with others, therapy can help you work through your emotions, build stronger relationships, improve communication skills, and increase emotional awareness.

Tham khảo. Sources

APA Dictionary of Psychology. Sympathy.

APA Dictionary of Psychology. Empathy.

Merriam-Webster Dictionary. What’s the difference between “sympathy” and “empathy”?

Chikovani G, Babuadze L, Iashvili N, Gvalia T, Surguladze S. Empathy costs: Negative emotional bias in high empathisers. Psychiatry Research. 2015;229(1–2):340–346.

Yang H, Yang S. Sympathy fuels creativity: The beneficial effects of sympathy on originality. Thinking Skills and Creativity. 2016;21:132–143.

Sympathy vs empathy khác nhau như thế nào?

Sympathy là sự chia sẻ nỗi đau mà một người dành cho người khác, nhưng empathy tập trung vào việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu nỗi đau của họ. Bạn có thể thương cảm những ngư dân bị mất biển, nhưng nếu chưa bao giờ sống bằng nghề chài lưới, bạn sẽ không thể có empathy với họ.

Đồng cảm với ai đó trong tiếng Anh?

Từ empathy (đồng cảm) thường được dùng với nghĩa tương đương như sympathy (cảm thông). Ví dụ: His months spent researching prison life gave him greater empathy towards/for convicts. Những tháng anh ấy dành để nghiên cứu cuộc sống trong tù đã làm anh ấy có sự đồng cảm sâu sắc đối với những người bị kết án.

Empathy động từ là gì?

Động từ của empathy là empathize, động từ của sympathy là sympathize cũng được dùng với nghĩa tương ứng: - I empathize with students being late in class, because I was always late as a student.

Human empathy là gì?

Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có thể thấy những gì người đó thấy, cảm được những gì người đó cảm, bản thân bạn và đối phương đã từng trải qua cùng một trải nghiệm.