Cá hô 20kg giá bao nhiêu

Giá thức ăn không ngừng tăng, trong khi giá cá tra, cá điêu hồng thương phẩm khá bấp bênh, chị Võ Thị Hoa Phụng (ngụ xã An Bình, huyện Long Hồ) chuyển qua nuôi nhiều loại cá khá quý hiếm, cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.

“Bén duyên” nghề nuôi cá quý hiếm

Chị Phụng cho biết từng là giáo viên mầm non, nhưng do hoàn cảnh gia đình đơn chiếc nên chị xin nghỉ việc để về nhà nuôi cá phụ giúp. “Gia đình tôi có truyền thống nuôi bè cá hơn 20 năm rồi. Cha mẹ ngày càng lớn tuổi nên bè cá cần người quản lý nên tôi xin nghỉ việc. Đó cũng được xem là cái duyên tôi đến với nghề này”- chị Phụng chia sẻ.

Cũng như bà con ở cù lao An Bình, nhiều năm qua gia đình chị Phụng chủ yếu nuôi cá tra, cá điêu hồng lồng bè. Tuy nhiên, những năm gần đây giá cá thương phẩm sụt giảm, người nuôi không có lời, rơi hoàn cảnh hết sức khó khăn và gia đình chị cũng không ngoại lệ.

Vì vậy, “chuyển đổi cách nuôi và giống cá mới là việc trước tiên tôi nghĩ tới”. Chị Phụng cho biết, năm 2015, chị bắt tay vào tìm hiểu kỹ thuật và mua những giống cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: cá hô, cá trà sóc, cá vồ cờ, mè hôi, cá cóc, cá trắm đen… từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (tỉnh Tiền Giang) về nuôi.

Trong đó, có những loài như cá hô, cá trà sóc, cá vồ cờ được xem là những giống cá khá quý hiếm hiện nay, chúng được mệnh danh là “thủy quái” sông Mekong, nuôi đạt yêu cầu trọng lượng cá lên tới vài chục ký mỗi con.

Theo chị Phụng, cái khó lớn nhất khi chuyển sang nuôi những giống cá này là kỹ thuật và việc tìm đầu ra cho sản phẩm. “Lứa cá đầu tiên tôi phải tự mang ra chợ chào mời khách hàng, nhất là các thương lái, đồng thời cũng chủ động rao bán trên mạng xã hội. Nhờ các giống cá này ít có trên thị trường nên được nhiều người đón nhận. Cá tiêu thụ tốt, tôi thu lợi nhuận khá cao”- chị Phụng nhớ lại khoảng thời gian khó khăn.

Khi nhận thấy hiệu quả, chị Phụng mạnh dạn thả thêm giống nuôi. Đến nay, chị đã có hơn 30 bè cá, mỗi loại có vài chục tấn cá thương phẩm, trong đó có nhiều con cá hô trên 20kg.

Cách nuôi “không đụng hàng”

Từ kinh nghiệm tích lũy được sau rất nhiều năm nuôi cá đặc sản, theo chị Phụng “chọn được nơi mua giống uy tín, chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng, cùng với đó, những loại cá đặc sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố thời tiết. Những tháng lạnh không nên thả cá giống vì cá gần như không ăn. Sau Tết, thời tiết ấm áp là thời điểm tốt nhất để thả giống”.

Ưu điểm của việc nuôi cá đặc sản trên lồng bè là nguồn giống với môi trường tự nhiên giúp cá thích nghi tốt. Đồng thời, chị nuôi mật độ khá thưa, mỗi lồng khoảng 3-5 tấn cá nên cũng hạn chế bệnh tật. “Các loại cá quý hiếm rất “đỏng đảnh”, như khi gặp sóng lớn, mưa nhiều là bỏ ăn 2-3 ngày. Nếu không chăm sóc kỹ thì tỷ lệ hao hụt sẽ tăng cao”- chị Phụng chia sẻ.

Để con cá đặc sản thương phẩm đạt các tiêu chuẩn như: thịt ít tanh, săn chắc, chị Phụng cho cá ăn kiêng. Chị Phụng chia sẻ: “Tôi cho cá ăn ít theo chế độ nhất định, như chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày. Chính nhờ cho ăn như vậy nên cá đói, khi cho ăn chúng tranh nhau. Quá trình đó làm thịt săn chắc, cá khỏe, lớn nhanh và giảm chi phí hao hụt”.

Tùy loại cá mà có thời gian nuôi và thu hoạch khác nhau, mỗi con đạt trọng lượng từ 5 đến vài chục ký. Cá càng lớn thì thịt càng ngon, giá trị càng cao. Hiện giá cá hô, trà sóc… dao động từ 270.000-400.000 đ/kg; cá cóc, mè hôi khoảng 120.000-230.000 đ/kg. “Mỗi năm tôi cung ứng cho các nhà hàng, thương lái khoảng 60 tấn cá các loại, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng sau khi trừ hết chi phí”- chị Phụng chia sẻ việc nuôi cá quý hiếm và cách nuôi “không đụng hàng” này.

Hiện nhiều nông dân ở ĐBSCL đang nuôi thử nghiệm cá quý hiếm gặp không ít khó khăn nhưng cũng có trường hợp đã bước đầu thành công.

Ngư dân nuôi cá nước ngọt

Nhiều nông dân chuyển sang nuôi cá nước ngọt tự nhiên, giảm áp lực khai thác

Nơi bảo tồn nhiều giống cá nước ngọt quý hiếm sông Mê Kông

Cá hô 20kg giá bao nhiêu

Cá hô kích cỡ càng lớn giá trị càng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Chăm như chăm em bé

Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 là địa chỉ lưu giữ, bảo tồn nhiều loại cá nước ngọt quý hiếm sông Cửu Long. Những năm qua, từ những thành quả nghiên cứu khoa học của Viện, nhiều giống cá quý hiếm được nhân giống và phổ biến để người dân nuôi thương phẩm.

Tiêu biểu như cá hô, một trong những loại cá quý hiếm đang được nuôi thương phẩm nhiều nhất và dần phổ biến tại ĐBSCL. Bên cạnh đó, các loại cá khác như vồ cờ, trà sóc, ét mọi, bông lau,… cũng được người dân tiến hành nuôi thử nghiệm thương phẩm. Nhờ đó, giảm áp lực khai thác và tái tạo đàn cá trong tự nhiên.

Gia đình chị Võ Thị Hoa Phụng, ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có truyền thống nuôi thủy sản lồng bè trên sông đã trên hai mươi năm nay. Trong đó, khoảng 10 năm gần đây, gia đình chị chuyển sang nuôi thử nghiệm các loại thủy sản quý hiếm do Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ nghiên cứu.

Chị Phụng cho biết, gia đình đã nuôi thử nghiệm hơn 10 loại cá nước ngọt như: cá hô, cá vồ cờ, cá trà sóc, cá ét mọi, cá cóc, cá chốt, cá trắm, cá lăng, cá bông lau… Qua nuôi thử nghiệm chị thấy, cá do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 thuần dưỡng có phần dễ nuôi hơn các loại cá ngoại nhập (từ Thái Lan) bởi cá thích nghi được với khí hậu, môi trường nước tại ĐBSCL.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của gia đình chị Phụng, mỗi loại cá đều có tập tính, mức độ thích nghi với môi trường khác nhau nên quá trình nuôi cần phải theo dõi, chăm sóc sát sao như chăm bẵm những đứa trẻ vậy.

“Cá hô cực khó nuôi lại dễ bị dị tật, nếu không có con giống uy tín là nuôi rất dễ lỗ do cá không lớn. Thời tiết cũng quan trọng không kém, những tháng lạnh không nên thả cá giống vì cá gần như không ăn. Qua tết thời tiết ấm áp là thời điểm tốt nhất để thả giống”, chị Phụng chia sẻ.

Cá hô 20kg giá bao nhiêu

Trà sóc, một loại cá họ cá chép có giá trị cao đang được nông dân gây nuôi tại ĐBSCL. Ảnh: Minh Đảm.

Cần liên kết để có đầu ra ổn định

Các loại cá quý hiếm mặc dù có giá trị  rấtcao, được một nhóm nhỏ người tiêu dùng ưa chuộng nhưng đầu ra của loại thuỷ sản này rất hẹp, chỉ giới hạn ở phân khúc tiêu dùng cao cấp như nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp… và phụ thuộc rất nhiều vào thương lái. Do đó, phần lớn người dân nuôi thương phẩm các loại thủy sản quý hiếm, nhất là các loại cá nước ngọt nằm trong sách đỏ phải loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm.

Khác với số đông, năm 2018 thay vì phải ngồi nhà trông chờ thương lái tìm đến mua chị Phụng quyết định thành lập kênh bán hàng Cá Hô Vĩnh Long trên nền tảng các trang mạng xã hội như: Facbook, Zalo, Tiktok và Youtube. Hiện nay, kênh bán hàng Cá Hô Vĩnh Long của chị được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm và đặt hàng thường xuyên, mỗi tháng có hàng tấn sản phẩm được xuất đi.

Chị nói, nhờ xây dựng được kênh bán hàng mà người tiêu dùng, thương lái cũng biết đến các loại các đặc sản nhiều hơn. Ngoài tiêu thụ hết số cá được nuôi khoảng 40 bè trong của gia đình, chị cũng thu mua của nhiều hộ khác khó khăn về đầu ra.

Một tín hiệu mừng là gần đây nhiều người thích nuôi các loại cá quý hiếm làm cảnh như: cá hô, cá trà sóc, cá vồ cờ…nên thị trường cá nuôi được mở rộng. “Tôi biết có trường hợp người ta mua cả tấn cá hô để nuôi làm cảnh”, chị Võ Thị Hoa Phụng cho biết thêm.

Hiện nay, cá hô được thu mua theo kích cỡ. Thương lái mua tại bè cá từ 2-5kg/con là 150.000 đồng/kg; từ 6-8kg là 170.000 đồng/kg; 10-13kg là 250.000 – 270.000 đồng/kg; 14-17kg là 350.000 đồng/kg; 18-20kg là 450.000 đồng/kg. Chị Phụng cho biết cá có kích thước càng lớn thì thịt càng ngon nên giá trị càng cao.

Tuy nhiên, thời gian nuôi kéo dài người nuôi sẽ đứng trước các rủi ro khó lường trước như giá cả biến động, cá chết, cá không lớn... Cụ thể, để nuôi cá hô đạt trọng lượng khoảng 10-13kg cần 5 năm, 10-20kg cần 8 năm. Do đó, chị Phụng cho rằng người nông dân để thành công trong nghề nuôi cá đặc sản cần nắm vững kỹ thuật và phải có thị trường trước khi thả giống.

Bạn đang đọc bài viết Thử thách với nghề nuôi cá quý hiếm tại chuyên mục Nuôi trồng của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.