Các bài tập vật lý trị liệu cho cổ tay

Gãy xương cổ tay có thể xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân và lý do tác động khác nhau, gãy xương cổ tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động, cầm nắm và chức năng linh hoạt của toàn bàn tay. Vì vậy tập vật lý phục hồi chức năng gãy xương cổ tay, bàn tay với các bài tập đơn gian ngay tại nhà mang lại hiệu quả cao. Xương cổ tay được xem là một trong những khớp xương quan trọng của chi trên với chức năng điều chỉnh sự linh hoạt của hầu hết bàn tay cho phép bàn tay xoay chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Khớp xương cổ tay bao gồm khớp quay hình elip cho phép cổ tay gấp duỗi hoặc vặn; khớp giữa cổ tay là khớp giữa hai hàng xương cổ tay và khớp gian cổ tay là khớp giữa hai xương cổ tay cho phép trượt hoặc vận động trượt khác nhau linh hoạt.

Gãy xương cổ tay được xem là một loại gãy xương trong bao hàm gãy xương cánh tay nói chung, thường cổ tay là một trong những khớp xương dễ gãy nhất cùng với gãy xương cẳng tay trong gãy xương cánh tay. Nguyên nhân của gãy xương cổ tay chủ yếu là do lực tác động mạnh đột ngột vào vùng cổ tay do sinh hoạt, lao động hoặc tai nạn. Ngoài ra sự té với mu bàn tay chấn trực tiếp xuống tạp lực ép gãy xương cổ tay, sự thoái hóa xương khớp cổ tay cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương cổ tay.

Các nguyên nhân gãy xương thường gặp

Nguyên nhân gãy xương có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do tác động của một lực vào xương, lực này có thể bắt đầu từ bên ngoài của cơ thể là trực tiếp hay gián tiếp Nguyên nhân gãy xương trực tiếp là do bị lực trực tiếp thì đường gãy cắt ngang thẳng qua xương và ổ gãy ở ngay vùng bị ảnh hưởng thường gặp trong các trường hợp như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn do bom đạn, tai nạn sinh hoạt, tai nạn do tập thể dục thể thao, tai nạn học đường. Nguyên nhân giáp tiếp dẫn đến gãy xương là do hiện tượng chịu áp lực của cơ thể và sức chống đỡ của xương bị gãy nơi chịu tác động chấn thương gây ra, thường gặp trong các trường hợp như: ngã chống tay xuống đất, các ngón tay buộc phải duỗi hết sức, phần đầu dưới của xương quay phải chịu sức ép giữa mặt đất và sức nặng của cơ thể dẫn đến hiện tượng gãy xương. Nguyên nhân bệnh lý gây gãy xương  thường gặp như bệnh viêm xương mạn tính, loãng xương, lao xương, u xương, xương thủy tinh.

Triệu chứng và dấu hiệu chung của gãy xương

Tùy từng vị trí chấn thương mà người bệnh có thể quan sát và nhận biết được tổn thương này. Một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương. -    Sưng nề và sau đó bầm tín ở vùng chấn thương -    Đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đau tăng khi vận động. -    Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động -    Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vùng bị thương -    Người bệnh có thể cảm nhận hoặc nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương gãy. -    Biến dạng xương tại vị trí bị gãy. -    Khi khám có thể nghe hoặc nghe thấy tiếng lạo xạo của 2 đầy xương gãy cọ vào nha -    Kiểm tra các ngón tay: Thông thường khi gãy cổ tay thì các ngón tay rất cứng và lạnh. -    Sự biến dạng xương cổ tay: Thường rất hay gặp trong gãy xương cổ tay, đối với trường hợp gãy không di lệch sẽ khó phát hiện hơn trường hợp gãy xương quay di lệch ra sau và ra ngoài.

Các phương pháp chuẩn đoán gãy xương cổ tay

Gãy xương cổ tay được chẩn đoáng bằng thăm khám lâm sàng và chẩn đoán qua hình ảnh Xquang, chụp cộng hưởng từ [chụp MRI] và chụp đinh vị vi tính [CT]. Tuy nhiên, tùy theo tính chất gãy xương, người bệnh có thể sử dụng qua các phương pháp sau: Mang nẹp cố định, bó bột, phẫu thuật nắn xương bên ngoài hoặc phẫu thuật kết xương bên trong [đinh nội tủy hoặc nẹp vít] đang được ứng dụng phổ biến.

 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng

– Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương – Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng [hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck]. – Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ. – Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay sau bất động

2. Các phương pháp và kỹ thuật, phục hồi chức năng

* Giai đoạn thụ động. – Giảm sưng, cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ, duy trì tầm vận động và lực cơ khớp vai và các ngón tay. – Phương pháp phục hồi chức năng: + Đặt tư thế đúng: nâng cao tay + Cử động tập các ngón tay + Co cơ tĩnh các cơ cánh tay và cẳng tay trong bột. + Chủ động tập có trợ giúp các cử động của khớp vai.

* Giai đoạn tăng tiến

– Giảm đau, giảm co thắt cơ, gia tăng tầm hoạt động khớp bị giới hạn, gia tăng sức mạnh cơ, phục hồi chức năng sinh hoạt. – Phương pháp vật lý trị liệu: + Nhiệt: chườm ấm vùng cơ co thắt bằng hồng ngoại, Paraphin… – Phương pháp phục hồi chức năng: + Xoa bóp vùng bàn tay, cẳng tay + Áp dụng kỹ thuật giữ- nghỉ hoặc kéo dãn thụ động đối với các khớp bị giới hạn [cử động sấp ngửa cẳng tay phải tập nhẹ nhàng] + Tập chủ động có trợ giúp, đề kháng tuỳ theo lực cơ của người bệnh + Chương trình tập tại nhà: tập cài nút áo từ thấp đến cao, quạt tay,vặn nắm cửa, chải đầu… + Hoạt động trị liệu: ném bóng, bắt bóng…

* Gãy hai xương cổ tay có phẫu thuật

–  Giảm đau, giảm sưng, cải thiện tuần hoàn, chóng kết dính các cơ vùng cẳng tay, gia tăng tầm hoạt động khớp khuỷu, khớp cổ tay, duy trì tầm hoạt động khớp vái, ngón tay, PHCN sinh hoạt.

Phương pháp phục hồi chức năng:

+ Tuần 1: Tư thế trị liệu: nâng cao chi khi nằm, băng treo tay ở tư thế chức năng khi đi đứng. Chủ động tập nhanh cử động gập duỗi các ngón tay. Co cơ tĩnh nhẹ nhàng các cơ vùng cẳng tay, cánh tay. Chủ động tập trợ giúp các cử động của khớp vai.

+ Tuần 2: Chủ động tập nhanh cử động các ngón tay như tuần 1. Chủ động tập trợ giúp cử động gập duỗi khuỷu và gập duỗi cổ tay nhẹ nhàng. Tiếp tục tập khớp vai như tuần 1. Với trường hợp phẫu thuật vững chắc có thể thực hiện chủ động tập cử động sấp ngửa nhẹ nhàng, thận trọng.

+ Tuần 3 và 4: Tập như tuần 2. Tập mạnh cơ tuỳ theo lực cơ người bệnh. Chú ý đối với cử động quay sấp ngửa cẳng tay, khi thực hiện chủ động tập đề kháng cần kiểm tra bằng X-quang để xem xương  có liền tốt chưa và lực đề kháng không được đặt lên ổ gãy. Chương trình tại nhà: như trong giai đoạn sau bất động. Hoạt động trị liệu: như trong giai đoạn sau bất động.


 THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng… – Phản ứng của người bệnh trong quá trình tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ… – Tình trạng chung toàn thân. – Theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

ĐỊA CHỈ TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ TP.HCM Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ: Chuyên ĐY, KTV VLTL: Nguyễn Đức Điệp

☎ : 0987.473.296 – 0906.574.998

Sức Khoẻ Bệnh Nhân Là Niềm Vui Hạnh Phúc Của Chúng Tôi

Tập vật lý trị liệu bàn tay giúp phục hồi khả năng vận động của bàn tay sau những chấn thương hoặc khắc phục tình trạng bệnh lý liên quan. Người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn từ người điều trị trực tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số bài tập thường được áp dụng.

Bàn tay có thể gặp nhiều vấn đề khiến suy yếu, giảm chức năng vận động, cần sớm tìm hiểu nguyên nhân và điều trị

Bàn tay là bộ phận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của con người. Đây là bộ phận tham gia vào hầu hết công việc, sinh hoạt, nhất là tác dụng cầm, nắm đồ vật,…Song song đó, đôi bàn tay cũng là vị trí có thể chịu tổn thương dễ dàng do phải thường xuyên vận động, va chạm, tiếp xúc với nhiều đồ vật khác.

Một số nguyên nhân khiến bàn tay, ngón tay, cổ tay suy yếu như bệnh lý hoặc do chấn thương. Trong đó, các bệnh lý liên quan có thể kể đến như hội chứng ống cổ tay, viêm cơ giun tay, cơ gan tay, bệnh tai biến mạch máu não,….

Thông quan thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị phù hợp. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một trong số bước giúp khắc phục tình trạng mỏi, yếu, khó cử động của bàn tay, cổ tay. Phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay có thể thực hiện tại cơ sở y tế hoặc tập luyện điều đặn tại nhà. 

Đây được xem là biện pháp thúc đẩy quá trình trị liệu hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng quay lại với công việc thường ngày, năng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tập vật lý trị liệu cho bàn tay, ngón tay. Trong đó, người bệnh có thể luyện tập không cần dụng cụ hỗ trợ hoặc kết hợp với dụng cụ.

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay dưới đây:

Người bệnh sẽ cần có sự hướng dẫn và thực hiện cùng với bác sĩ điều trị hoặc kỹ thuật viên. Các động tác đơn giản như sau:

– Tập gấp duỗi bàn tay: Đặt tay của người bệnh ở tư thế gấp khuỷu tay lên một góc 90 độ. Người hỗ trợ sử dụng bàn tay phải, úp bàn tay vào phía mu bàn tay của người bệnh. Tay trái thì giữ cổ tay của người bệnh. Sau đó, người hỗ trợ sẽ từ từ gấp bàn tay của mình lại để ép các ngón tay của bệnh nhân vào bên trong. Động tác này giúp người bệnh cuộn các ngón tay lại, thực hiện đến khi bàn tay của người bệnh trong như nắm đấm. Tiếp đến, người hỗ trợ thả các ngón để trở về tư thế ban đầu.

Với sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên, người bệnh sẽ được hướng dẫn để tập các bài tập thụ động làm quen với phương pháp vật lý trị liệu

– Tập dạng khép: Đặt lòng bàn tay của bệnh nhân xuống dưới giường, để ngón tay được duỗi thẳng tự nhiên. Tay trái của người hỗ trợ lúc này sẽ nắm lấy cổ tay của người bệnh. Sau đó, sử dụng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải, nắm giữ một ngón tay của bệnh nhân. Tiến hành di chuyển dạng rồi khép tất cả các ngón tay.

– Tập duỗi, gấp khớp ngón cái:  Tương tự như bài tập thứ nhất, khuỷu tay của người bệnh đặt ở tư thế gập 90 độ. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ nắm bàn tay của người bệnh đặt trong lòng bàn tay phải, giữ các ngón tay của người bệnh ngửa lên trên, các ngón duỗi thẳng. Tiếp đến, lấy bàn tay trái kéo duỗi ngón cái của người bệnh ra – vào để khớp ngón cái trở lại linh hoạt.

– Tập ngón cái đối chiếu với bốn ngón tay còn lại: Tư thế ban đầu tương tự như bài tập bên trên. Người hỗ trợ sẽ giúp bệnh nhân luyện tập bằng cách giữ tay của người bệnh nằm trong lòng bàn tay phải của mình. Tiếp đến giữ các ngón tay của người bệnh bằng ngón cái, đảm bảo chúng được giữ thẳng. Sau đó, di chuyển ngón tay của người bệnh từ lòng bàn tay ra ngoài, rồi vào trong liên tiếp đến các ngón tay khác.

Trường hợp bàn tay, ngón tay đã được tập vật lý trị liệu thụ động có hỗ trợ, khớp quen dần với cường độ vận động sẽ được chuyển sang tập chủ động với dụng cụ mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Bạn có thể tham khảo một số động tác tập với bóng cao su mềm như sau:

  • Tập nắm bóng: Người bệnh giữ bóng chặt hết mức có thể trong lòng bàn tay, sau đó bóp bóng, giữ rồi thả lỏng. Lặp lại động tác trong 10 lần cho đôi bàn tay.
  • Tập ngón tay cái: Đặt bóng vào vị trí ngón cái đang uốn cong và hai ngón tay gần kề mở rộng. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay để lăn bóng, lặp lại động tác trong khoảng 10 lần cho hai bàn tay.
  • Tóm bóng: Giữ cho quả bóng nằm ở vị trí giữa ngón cái và ngón giữa. Sau đó tiến hành ép hai ngón tay sau đó giữ và thả lỏng. Lặp lại liên tục 10 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Sau khi bàn tay cải thiện hơn, người bệnh chuyển sang vận động với dụng cụ hỗ trợ

  • Tập lăn bóng: Để quả bóng trong lòng bàn tay, tiếp đến đưa ngón tay từ từ về vị trí gốc của ngón tay út. Tập liên tục 10 lần cho cả hai bàn tay.
  • Tập kẹp ngón tay: Người bệnh đặt quả bóng cao su ở vị trí giữa hai ngón tay bất kỳ. Sau đó, cố gắng bóp hai ngón tay vào nhau, giữ trong vài giây rồi thả lỏng lại bình thường. Lặp lại 10 lần cho hai bàn tay.
  • Động tác cắt kéo: Sử dụng đoạn thun dẻo, sau đó kéo dãn 2 ngón tay với dây thun. Lặp lại 10 lần.
  • Tập gập cổ tay: Để tay nghiêng, sau đó bóp chặt quả banh cao su rồi gập cổ tay về hết mức, giữ lại trong 10 giây. Tiếp đến thả lỏng tay về tư thế ban đầu. Thực hiện 10 lần hoặc tập theo sức chịu đựng của bản thân.
  • Tập duỗi cổ tay: Tương tự như động tác trên, người bệnh để tay ngửa, sau đó bóp nhẹ quả bóng, nghiêng tay về phía ngón út. Giữ 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Tập kích thích lòng bàn tay: Người bệnh đặt quả bóng vào lòng bàn tay cần trị liệu. Sau đó sử dụng lục vừa đủ để di chuyển quả bóng xung quanh lòng bàn tay. Luyện tập đến khi thấy cổ tay mỏi thì dừng lại.

Tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay tương đối đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây yếu cơ ở bàn tay và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trường hợp chấn thương nặng hoặc mắc bệnh lý xương khớp nguy hại sẽ được chỉ định điều trị với biện pháp chuyên sâu trước khi tham gia luyện tập vật lý trị liệu.

Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng của bàn tay, ngón tay, sớm quay lại sinh hoạt bình thường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bên cạnh luyện tập người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau: 

  • Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc người hỗ trợ có kinh nghiệm, chuyên môn. Tránh việc tự ý luyện tập, vận động mạnh khiến vùng cần điều trị bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Không nên cố quá sức, chỉ luyện tập theo khả năng. Nếu cảm thấy mệt thì dừng lại, một số trường hợp mới làm quen sẽ bị đau, nên kiên trì và tập từ dễ đến khó.

    Luyện tập theo cường độ phù hợp với tình trạng và cơ địa của từng người giúp quá trình vật lý trị liệu bàn tay diễn ra an toàn, hiệu quả

  • Hạn chế khiêng vác hoặc cầm nắm vật quá cứng, quá nặng trong thời gian điều trị.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe. 
  • Giữ cân nặng ở mức cho phép, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì quá mức.
  • Kết hợp luyện tập vận động toàn thân để tăng cường lưu thông máu, điều hòa ổn định cơ thể.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có nhiều thêm các gợi ý để tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thăm khám trước và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Luyện tập đúng, phù hợp sẽ tăng khả năng phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị giúp người bệnh sớm sinh hoạt trở lại bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề