Lỡ uống thuốc xông có sao không

Liều dùng thông thường cho người lớn bệnh ho:

Dạng thuốc dùng ngoài da – viên ngậm:

Nếu bạn đau họng, ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi 2 giờ khi cần thiết.

Nếu bạn ho, ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi giờ khi cần thiết.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị đau nhức:

Đối với dạng thuốc gel bôi ngoài da 2%, 2,5%, miếng dán ngoài da 5%, 1,4% và 1,25%, gel dùng ngoài da 7%, bạn bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Đối với dạng phun tại chỗ 6% và 10%, bạn phun tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng khi cần thiết nhưng không quá 4 lần một ngày.

Người lớn bị ngứa:

Dạng kem dưỡng ẩm 0,15% hoặc 0,5%, bạn bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Trẻ em trị ho:

Trẻ từ 4 tuổi trở lên:

Dạng thuốc dùng ngoài da – viên ngậm:

Nếu trẻ đau họng, cho trẻ ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi 2 giờ khi cần thiết.

Nếu trẻ ho, cho trẻ ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi giờ khi cần thiết.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị đau nhức:

Miếng dán ngoài da 1,4%, 1,25%, và gel bôi ngoài da 7% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Miếng dán 5% dùng cho trẻ 10 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Dạng phun tại chỗ 6% dùng cho trẻ 13 tuổi trở lên phun tại chỗ lên khu vực bị ảnh hưởng khi cần thiết nhưng không quá 4 lần một ngày.

Gel dùng ngoài da 2% dùng cho trẻ 2 tuổi trở lênbôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Gel dùng ngoài da 2,5% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng không nhiều hơn 4 lần mỗi ngày.

Trẻ em bị ngứa:

Kem dưỡng ẩm menthol 0,15% hoặc 0,5% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Page 2

Bệnh nào thuốc nấy

Xông mũi còn gọi là khí dung. Xông để chữa trị hoặc hỗ trợ trong chữa trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính. Chẳng hạn trong chuyên khoa tai - mũi - họng [như: viêm mũi - họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm xoang cấp và mãn tính]; hoặc còn dùng để phối hợp trong điều trị bệnh lý nội khoa khác như làm tan đàm trong bệnh phổi chẳng hạn.

Theo bác sĩ Phạm Thanh Sơn - khoa Tai - mũi - họng [Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh]: "Khi xông, hơi thuốc sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp [thay vì uống, hay chích thì thuốc đi vào dạ dày, ngấm vào máu sau đó mới đến các tế bào bị viêm nhiễm thì sẽ lâu hơn]. Xông sẽ có tác dụng nhanh hơn, nhưng thời gian tác dụng của xông sẽ ngắn hơn". Còn theo lương y Huỳnh Văn Quang [TP Hồ Chí Minh]: "Ở phương diện y học cổ truyền, mục đích của xông là làm thông kinh, hoạt lạc [làm cho các kinh mạch lưu chuyển tốt, không bị ứ trệ]; phát hãn [làm ra mồ hôi]; chỉ thống [giúp giảm đau]...". 

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để xông khác nhau. Chẳng hạn như bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng thì thường dùng thuốc xông dạng corticoid. Nhưng nếu có viêm nhiễm, bội nhiễm có thể sẽ phối hợp thêm kháng sinh.

Những trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD]... người ta cũng dùng phương pháp xông thuốc để làm giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở. Ngoài ra, trong chữa trị bệnh phổi, người ta cũng dùng phương pháp khí dung để làm loãng đàm cho bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Thanh Sơn cho rằng, người bệnh có thể mua máy về nhà sử dụng, nhưng việc sử dụng thuốc [về loại thuốc và liều lượng dùng] để xông thì phải có hướng dẫn của thầy thuốc. Không được tự ý dùng thuốc xông, nhất là các thuốc corticoid hay kháng sinh. Nếu dùng không đúng, không những không hết bệnh, mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn. Ngoài ra việc lạm dụng coricoide hay kháng sinh sẽ ảnh hưởng cho sức khỏe. Ngay cả các loại tinh dầu [hay ống hít bán sẵn làm thông mũi] cũng không được lạm dụng bừa bãi, vì nó sẽ làm cho nghiện và làm giảm khứu giác. Tinh dầu hay ống hít nên dùng từ 5 - 7 ngày [2 - 3 lần/ngày] trong những lúc bị viêm mũi - họng cấp tính do mắc mưa, nắng, cảm cúm  gây nghẹt mũi.

Những cách xông trị viêm mũi - họng từ Đông đến Tây

Từ lâu, dân gian đã có nhiều cách xông để chữa viêm mũi - họng, làm thông mũi... rất đơn giản từ cây lá. Theo lương y Huỳnh Văn Quang: "Dân gian thường sử dụng những loại lá cây có chứa tinh dầu và hương thơm như: lá khuynh diệp, lá sả, bạc hà, lá chanh, lá tía tô, lá ổi; lá kinh giới... Tinh dầu chứa trong cây lá có tính sát trùng và làm thông mũi - họng, khi xông ngoài chữa viêm nhiễm còn giúp người bệnh dễ chịu. Cho các loại cây lá vào nồi, đổ đầy nước, đậy kín, đun thật sôi và đem ra xông. Cách xông có thể xông toàn thân hoặc xông riêng vùng mũi - họng. Nhưng lưu ý khi xông phải mở nắp nồi xông từ từ và hít hơi xông từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra bằng đường miệng. Xông khoảng 10 - 15 phút sẽ có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi rất hay. Ngoài ra, còn có bài thuốc xông sau đây chữa chứng nghẹt mũi, hắt xì và đau đầu, gồm các vị thuốc như: bắc kinh giới [1 lượng], bạc hà diệp, quả ké đầu ngựa, phòng phong [mỗi thứ 5 chỉ], tân di hoa [1 lượng] và tế tân [3 chỉ]. Cách xông cũng nấu lên và xông như cách xông dân gian".

Lương y Phan Cao Bình có những cách xông mũi dân gian khác như: dùng 30 gr cỏ cứt lợn nấu sôi chừng 10 phút để xông. Sau khi xông, có thể dùng nước xông này nấu cô đặc hơn, rồi dùng nó nhỏ mũi trong ngày; hoặc dùng bài thuốc gồm các loại: 30 gr cỏ hôi, 20 gr tân di hoa, 12 gr ké đầu ngựa, 12 gr cam thảo đất sắc uống kết hợp với cách xông trên.

Ngoài ra, trong những trường hợp gấp gáp như đi công tác xa mà bị viêm mũi - họng, nghẹt mũi khó chịu, thì có thể dùng tép tỏi đập dập và mấy giọt tinh dầu cho vào ly [hoặc tô] nước nóng, rồi lấy bìa giấy cứng cuộn lại làm thành cái phễu, chụp đầu lớn phễu lên ly nước, đầu nhỏ đặt vào mũi, họng để xông...

Còn cách xông hiện đại bằng máy, theo bác sĩ Phạm Thanh Sơn thường có hai dạng máy xông: ở dạng máy thông thường, máy sẽ phun thuốc thành hơi sương thấm vào các niêm mạc ở vùng mũi - họng, thanh quản, khí quản, phế quản... và dạng máy xông siêu âm sẽ làm cho thuốc tạo thành những hạt rất nhỏ, mịn để đi sâu vào niêm mạc, hay vào đến tận phế nang...  Mỗi lần xông từ 20 - 30 phút. Sau khi xông phải vệ sinh dụng cụ xông sạch sẽ, để không làm lây nhiễm bệnh.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Hình minh họa

Trong thời gian gần đây, các loại tinh dầu được ưa chuộng như một liệu pháp “tự nhiên” thay thế cho dược phẩm. Dù một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cây phỉ và bách lý hương, có thể có tác dụng sát khuẩn và kháng kí sinh trùng hoặc có mùi hương giúp xoa dịu căng thẳng, song không phải loại dầu nào cũng có tác dụng như nhau.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney đã phân tích và phát hiện nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng tinh dầu với sức khỏe.

Dựa trên nhiều hồ sơ tại trung tâm xử lý và chữa trị ngộ độc bang New South Wales, các nhà khoa học đã phát hiện xu hướng gia tăng các ca ngộ độc tinh dầu trong những năm gần đây, với hơn một nửa số bệnh nhân là trẻ em. Phần lớn - tương đương khoảng 80% số ca xảy ra do nhầm lẫn chai tinh dầu với loại dược phẩm khác như siro ho. Chỉ có 2% số ca ngộ độc xảy ra do cố ý uống tinh dầu.

Có lẽ, chỉ số đáng lo ngại nhất là 63% số bệnh nhân ngộ độc có độ tuổi dưới 15. Độc tính sẽ phát tác rất nhanh, và chỉ cần một lượng nhỏ khoảng 5ml có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Hầu hết các loại tinh dầu có thể gây kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc. Những loại khác có chứa các hợp chất xuất hiện tự nhiên là chất gây rối loạn nội tiết, và gây ảnh hưởng không mong muốn tới hormone trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện gần một nửa số ca ngộ độc gọi đến trung tâm có nguyên nhân là dầu khuynh diệp. Chỉ cần một vài mililit cũng có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, và thậm chí co giật.

Những ca ngộ độc phần lớn xảy ra khi sử dụng tinh dầu như thuốc chữa bệnh tự nhiên do ảnh hưởng của việc quảng cáo tác dụng tốt mà bỏ qua nguy cơ tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các loại thuốc được phân loại là “thuốc thay thế” thường có cơ chế quản lý và kiểm soát lỏng lẻo hơn hẳn các loại dược phẩm.

Khi uống nhầm tinh dầu cơ thể sẽ có những biểu hiện gì?

Hình minh họa

Biểu hiện ngộc độc dầu dễ nhận thấy như sau:

  • Nếu chẳng may uống nhầm tinh dầu tràm thì trẻ sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng như bị buồn nôn, bị chướng bụng, đầy bụng, người ở trong tình trạng lơ mơ, bị mất đi cảm giác và da sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt. Điều rõ nhất đó là hơi thở sẽ có đầy mùi tinh dầu.
  • Đối với những trường hợp nặng hơn thì có thể sẽ gặp phải tình trạng khó thở, tím tái và nếu không được kịp thời cứu chữa hoặc đưa đến các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp thì sẽ dễ bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu, dẫn đến nguy kịch.
  • Bởi vậy mà ngay khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường thì người xung quanh cần phải nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân và đưa ra được biện pháp xử lý ngay lập tức.

Nên xử lý thế nào khi uống nhầm tinh dầu?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì khi phát hiện uống nhầm tinh dầu tràm mọi người cần bình tĩnh và thực hiện biện pháp sơ cứu kịp thời, chính xác, tránh việc hoảng loạn sẽ càng làm mất thêm thời gian cũng như bỏ qua giai đoạn sơ cứu quan trọng nhất.

Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm trong quá trình sơ cứu là nhanh chóng nôn được hết chỗ tinh dầu đã uống bằng cách móc họng để có thể nôn ra. Bước tiếp theo là cần cho người bệnh uống thật nhiều nước lọc pha ấm, rồi sau đó lại thực hiện tiếp việc móc họng nhằm gây nôn để giúp người bệnh nôn sạch được các độc tố có trong dạ dày ra khỏi cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ thì cách làm này sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện bởi do trẻ còn nhỏ tuổi chưa hiểu hết được những việc cần phải làm, hơn thế nữa việc quá mệt mỏi thậm chí bị rơi vào tình trạng lơ mơ khi đã uống phải tinh dầu tràm sẽ khiến cho trẻ khó làm theo ý muốn của bạn. Bởi vậy mà bạn cần phải hết sức kiên nhẫn, tránh việc nóng nảy sẽ làm cho sự việc tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.

Cách sơ cứu này sẽ giúp rửa sạch dạ dày và giảm bớt được các tác hại của thành phần sát khuẩn có trong tinh dầu tràm cũng như giải độc ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Sau khi đã thực hiện xong việc sơ cứu thì bạn cần ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để thực hiện các biện pháp cấp cứu một cách tích cực.

Thanh Hà [ Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề