Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Sức căng bề mặt (còn gọi là năng lượng bề mặt hay ứng suất bề mặt, thường viết tắt là σ hay γ hay T) hiểu một cách nôm na là đại lượng đánh giá độ đàn hồi hay độ bền của mặt liên diện giữa hai pha. Tính đàn hồi của mặt lên diện giữa hai pha có được trên cơ sở lực hút phân tử trong mỗi pha và giữa các phân tử của hai pha tiếp giáp mặt liên diện.

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Một giọt nước dội lên, hiện tượng này tạo ra do sức căng bề mặt của nước.

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Một đồng xu nổi trong cốc nước nhờ hiện tượng sức căng bề mặt

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt
Cơ học môi trường liên tục Nguyên lý Bernoulli
  • xem
  • thảo luận
  • sửa

Ví dụ tại bề mặt liên diện giữa hai pha: nước (pha lỏng) và không khí (pha khí), sức căng ở bề mặt giọt nước và không khí được hình thành do lực hút giữa các phân tử nước mạnh hơn nhiều lực hút giữa chúng và các phân tử khí cũng như lực hút giữa các phân tử khí với nhau. Do đó giọt nước trong không khí có xu hướng co cụm lại sao cho diện tích bề mặt nhỏ nhất có thể. Nếu độ lớn của lực trọng trường nhỏ hơn, các lực xung quanh giọt nước sẽ cân bằng và nó sẽ có hình cầu.

HIện tượng dính ướt và không dính ướt:

Hiện tượng dính ướt xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa 3 pha: hai pha lỏng (hoặc một pha lỏng và một pha khí) trên bề mặt pha rắn. Ví dụ khi giọt nước nằm trên một bề mặt rắn ưa nước, do lực hút giữa các phân tử ở bề mặt rắn với các phân tử nước lớn hơn nhiều lực hút giữa các phân tử nước với nhau, giọt nước sẽ có xu hướng trải ra tăng diện tích mặt liên diện giữa nước và pha rắn. Bề mặt rắn càng ưa nước thì diện tích nước trải ra càng lớn. Có thể quan sát hiện tượng này trên một số chảo chống dính. Ngược lại nếu một giọt nước (pha lỏng) nằm trên bề mặt rắn không ưa nước (pha rắn), nó sẽ có xu hướng co cụm lại sao cho diện tích bề mặt liên diện nước-không khí (pha khí) và diện tích mặt liên diện nước-bề mặt rắn nhỏ nhất có thể. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này khi nhìn những giọt sương trên lá vào buổi sáng. Một trong những bề mặt không ưa nước dễ nhận thấy là bề mặt lá sen và lá khoai.

Hiện tượng mao dẫn:

Khi cắm ống mao quản (làm bằng vật liệu ưa nước) vào nước chúng ta cũng có hệ 3 pha gồm: nước (pha lỏng), thành ống mao quản (pha rắn) và không khí (pha khí). Tại mặt liên diện giữa nước và thành ống mao quản, nước sẽ có xu hướng dâng lên, trải ra làm tăng diện tích mặt liên diện hai pha. Tại mặt liên diện giữa nước và không khí, lực hút giữa các phân tử nước mạnh hơn so với giữa nước và không khí làm cho nước có xu hướng co cụm giảm diện tích liên diện, giúp mực nước nâng lên gần bằng với các phân tử nước ở gần thành ống mao quản. Mao quản có đường kính càng nhỏ, vật liệu thành ống mao quản càng ưa nước, áp suất trong pha khí càng thấp, lực trọng trường càng yếu thì mực nước càng dâng cao. Thực tế trong cốc nước bình thường có đường kính tương đối lớn mực nước ở thành cốc cũng vẫn cao hơn so với mực nước ở xa thành nhưng bằng mắt thường khó có thể nhận ra.

Sức căng bề mặt và hiện tượng mao dẫn đã giúp giải thích một số quá trình như nước vận chuyển từ rễ lên đến lá, tại sao nhện nước bò trên mặt nước, trạng thái cân bằng của nhũ tương cũng như tác dụng tẩy rửa của xà phòng nói riêng hay hoạt tính nói chung của chất hoạt hóa bề mặt,...

Sức căng bề mặt giữa hai pha là công cơ học thực hiện khi lực căng làm cho diện tích mặt liên diện thay đổi một đơn vị diện tích. Như vậy nó cũng là mật độ diện tích của năng lượng; ý nghĩa này mang lại tên gọi năng lượng bề mặt cho đại lượng vật lý này. Như vậy, trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo sức căng bề mặt tương đương Jun trên mét vuông.

Sức căng bề mặt giữa hai pha phụ thuộc vào tính chất các phân tử của từng pha và các điều kiện môi trường như nhiệt độ, áp suất...

 

Một cách đo sức căng bề mặt men gốm lúc đang lỏng.

Các phương pháp đo sức căng bề mặt bao gồm:

  • Vòng Du Noüy
  • Tấm Wilhelmy
  • Phương pháp giọt xoay tròn
  • Phương pháp giọt pêđan
  • Phương pháp áp suất bọt.
  • Phương pháp thể tích giọt.
  • Hiện tượng mao dẫn
  • Độ nhớt

  • Sức căng bề mặt tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Surface tension (physics) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Theory of surface tension measurements Lưu trữ 2009-01-27 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sức_căng_bề_mặt&oldid=68831877”

Giải Bài Tập Vật Lí 10 – Bài 40 : Thực hành : Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

   – Khảo sát hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.

   – Xác định hệ số căng bề mặt của nước.

   1. Lực kế 0,1N có độ chia nhỏ nhất 0,001N.

   2. Vòng kim loại (nhôm) có dây treo.

   3. Hai cốc nhựa A, B đựng nước, nối thông nhau bằng một ống cao su Silicon (Hình 40.1 SGK).

   4. Thước kẹp có độ chia nhỏ nhất 0,1mm, hoặc 0,05; 0,02 mm, Giới hạn đo 150mm (Hình 40.3 SGK).

   5. Giá treo có cơ cấu nâng hạ cốc đựng chất lỏng.

   Mặt thoáng của chất lỏng luôn có các lực căng, theo phương tiếp tuyến với mặt thoáng. Những lực căng này làm cho mặt thoáng của chất lỏng có khuynh hướng co lại đến diện tích nhỏ nhất. Chúng được gọi là những lực căng bề mặt (hay còn gọi là lực căng mặt ngoài) của chất lỏng.

   Có nhiều phương pháp đo lực căng bề mặt. Trong bài này ta dùng một lực kế nhạy (loại 0,1N), treo một chiếc vòng bằng nhôm có tính dính ướt hoàn toàn đối với chất lỏng cần đo (Hình 40.2SGK).

   Nhúng đáy vòng chạm vào mặt chất lỏng, rồi kéo lên mặt thoáng. Khi đáy vòng vừa được nâng lên trên mặt thoáng, nó không bị bứt ngay ra khỏi chất lỏng: một màng chất lỏng xuất hiện, bám quanh chu vi ngoài và chu vi trong của vòng, có khuynh hướng kéo vòng vào chất lỏng. Lực Fc do màng chất lỏng tác dụng vào vòng đúng bằng tổng lực căng bề mặt của chất lỏng tác dụng lên chu vi ngoài và chu vi trong của vòng.

   Do vòng bị chất lỏng dính ướt hoàn toàn, nên khi kéo vòng lên khỏi mặt thoáng và có một màng chất lỏng căng giữa đáy vòng và mặt thoáng, thì lực căng Fc có cùng phương chiều với trọng lực P của vòng. Giá trị lực F đo được trên lực kế bằng tổng của hai lực này:

         F = Fc + P

   Đo P và F ta xác định được lực căng bề mặt Fc tác dụng lên vòng.

   Gọi L1 là chu vi ngoài và L2 là chu vi trong của chiếc vòng, ta tính được hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng ở nhiệt độ nghiên cứu theo công thức:

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

ở đây D và d là đường kính ngoài và đường kính trong của vòng

   1. Chiếc vòng nhôm dùng trong thí nghiệm này là loại vật rắn có tính dính ướt hoàn toàn đối với chất lỏng cần nghiên cứu (nước). Trước khi đo cần lau sạch các chất bẩn bám vào mặt vòng, để có kết quả đo chính xác.

   2. Thước kẹp dùng đo chu vi ngoài và chu vi trong của chiếc vòng.

      Thước kẹp: gồm thước chính và du xích.

   – Đọc phần chính (trên thước chính);

   – Đọc phần lẽ: vạch trùng x độ chia nhỏ nhất(trên du xích);

   – Kết quả: phần chính + phần lẻ.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên:……………………………………………Lớp:…………….; Ngày:………………………

Tên bài thực hành:

1. Trả lời câu hỏi

a) Nêu ví dụ về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng ?

Trả lời:

– Hiện tượng dính ướt: Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.

– Hiện tượng không dính ướt: thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của trọng lực.

b) Lực căng bề mặt là gì ? Nêu phương pháp dùng lực kế xác định lực căng bề mặt và xác định hệ số căng bề mặt ? Viết công thức thực nghiệm xác định hệ sốcăng bề mặt theo phương pháp này ?

Trả lời:

– Lực căng bề mặt: là lực tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σl.

σ là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m.

Giá trị của σ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng.

– Phương pháp xác định:

Nhúng đáy vòng chạm vào mặt chất lỏng, rồi kéo lên mặt thoáng. Khi đáy vòng vừa được nâng lên trên mặt thoáng, nó không bị bứt ngay ra khỏi chất lỏng: một màng chất lỏng xuất hiện, bám quanh chu vi ngoài và chu vi trong của vòng, có khuynh hướng kéo vòng vào chất lỏng. Lực Fc do màng chất lỏng tác dụng vào vòng đúng bằng tổng lực căng bề mặt của chất lỏng tác dụng lên chu vi ngoài và chu vi trong của vòng.

Do vòng bị chất lỏng dính ướt hoàn toàn, nên khi kéo vòng lên khỏi mặt thoáng và có một màng chất lỏng căng giữa đáy vòng và mặt thoáng, thì lực căng Fc có cùng phương chiều với trọng lực P của vòng. Giá trị lực F đo được trên lực kế bằng tổng của hai lực này:

         F = Fc + P

Đo P và F ta xác định được lực căng bề mặt Fc tác dụng lên vòng.

– Công thức thực nghiệm xác định hệ số căng bề mặt:

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

2. Kết quả

* Bảng 40.1

Độ chia nhỏ nhất của lực kế: 0,001N
Lần đo P (N) F(N) Fc = F – P (N) ΔFc(N)
1 0,047 0,061 0,014 0,001
2 0,046 0,061 0,015 0
3 0,046 0,062 0,016 0,001
4 0,047 0,062 0,015 0
5 0,046 0,060 0,014 0,001
Giá trị trung bình 0,0464 0,0612 0,015 0,0006

* Bảng 40.2

Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp: 0,05mm
Lần đo D (mm) ΔD(mm) d (mm) Δd(mm)
1 51,5 0,16 50,03 0,004
2 51,6 0,06 50,02 0,006
3 51,78 0,12 50,03 0,004
4 51,7 0,04 50,02 0,006
5 51,7 0,04 50,03 0,004
Giá trị trung bình 51,66 0,08 50,03 0,005

a) Các kết quả tính được được ghi như trong bảng 40.1 và 40.2

b) Giá trị trung bình của hệ số căng bề mặt của nước:

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

c) Tính sai số tỉ đối của phép đo:

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Trong đó:

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt
(ΔF’ là sai số dụng cụ của lực kế, lấy bằng một nữa độ chia nhỏ nhất của lực kế → ΔF’ = 0,001/2 = 0,0005)

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt
(ΔD’ và Δd’ là sai số dụng cụ của thước kẹp, lấy bằng một nữa độ chia nhỏ nhất của thước kẹp → ΔD’ = Δd’ = 0,05/2 = 0,025 mm)

→ ΔFc = 0,0006 + 2. 0,0005 = 0,0016

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Và ΔD = 0,08 + 0,025 = 0,105 mm; Δd = 0,005 + 0,025 = 0,03 mm

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Như vậy trong trường hợp này ta phải lấy π = 3,1412 để cho

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt
khi đó ta có thể bỏ qua
Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

d) Tính sai số tuyệt đối của phép đo:

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

e) Viết kết quả xác định hệ số căng bề mặt của nước:

         

Các phương pháp xác định hệ số sức căng Be mặt

Bài 1 (trang 222 SGK Vật Lý 10). Có thể dùng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt theo phương pháp nêu trong bài được không?

Trả lời:

Ta có thể sử dụng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của chất lỏng không dính ướt theo phương pháp nêu trong bài.

Bài 2 (trang 222 SGK Vật Lý 10). Trong bài thí nghiệm này, tại sao khi mức nước trong bình A hạ thấp dần thì giá trị chỉ trên lực kế lại tăng dần?

Trả lời:

Khi nước trong bình A hạ thấp dần thì lực đẩy Ac-xi-met Fa sẽ giảm dần, vì vậy nó sẽ dần nhỏ hơn trọng lực P của vòng nhôm, P > Fa ⇒ vòng nhôm hạ thấp dần đến khi dây giữ vòng đạt đến giới hạn đàn hồi. Mặt khác, do vòng nhôm không dính ướt nên lực căng bề mặt của nước níu giữ bề mặt vòng nhôm khiến nó bị kéo xuống, đến khi giá trị lực căng bề mặt của nước đạt cực đại, lực tương tác giữa các phân tử nước không còn đủ sức hút nên chúng bị ” đứt” “buông tha” cho vòng nhôm.

Bài 3 (trang 222 SGK Vật Lý 10). So sánh giá trị của hệ số căng bề mặt xác định được trong thí nghiệm này với giá trị hệ số căng bề mặt σ của nước cất ở 20oC ghi trong Bảng 37.1, sách giáo khoa? Nếu có sai lệch thì nguyên nhân từ đâu?

Trả lời:

Hệ số căng bề mặt trong thí nghiệm thường nhỏ hơn giá trị thực tế trong SGK (σ = 0,073N/m) vì trong SGK làm thí nghiệm ở môi trường lí tưởng nước cất, còn trong phòng thí nghiệm độ tinh khiết của nước và của vòng nhôm không lí tưởng, có sai số trong quá trình đo. Ngoài ra σ còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Bài 4 (trang 222 SGK Vật Lý 10). Sai số của phép đo hệ số căng bề mặt σ trong bài thực hành chủ yếu gây ra do nguyên nhân nào?

Trả lời:

Sai số hệ thống: sai số dụng cụ đo.

Sai số ngẫu nhiên:

+ Sai số trong quá trình đo: không làm đúng thí nghiệm, kĩ năng thực hành kém, điều kiện thực hành gặp trở ngại: gió, sức cản không khí,…

+ Sai số trong quá trình tính toán: lấy tròn số khi tính, tính sai,…

+ Sai số do nhiệt độ môi trường có thể biến động nhẹ trong thời điểm làm thực nghiệm.