Các tiêu chí đánh giá sử dụng thuốc hợp lý năm 2024

Thúc đẩy việc dùng thuốc, vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng của thuốc bất lợi trong điều trị và giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho bệnh nhân; từ những năm 2004 đến nay, bệnh viện Nhân Dân Gia Định triển khai hoạt động Đơn vị Dược lâm sàng và từng bước hoàn thiện hoạt động Dược lâm sàng trong toàn bệnh viện. Qua nhiều năm kiện toàn, hoàn chỉnh hoạt động Dược lâm sàng, kết quả từ năm 2014 đến nay, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn, đóng góp ý kiến, can thiệp về sử dụng thuốc cho hơn 300 ca; tham gia, giám sát, xử trí và báo cáo hơn 300 ca phản ứng có hại của thuốc (ADR), cung cấp rất nhiều thông tin khác có liên quan đến thuốc cho bác sĩ, điều dưỡng và cán bộ y tế.

Các tiêu chí đánh giá sử dụng thuốc hợp lý năm 2024

Hoạt động dược lâm sàng với những bước khởi đầu trong bệnh viện

Làm sao phát huy tối đa hiệu quả của thuốc khi dùng thuốc cho từng đối tượng bệnh nhân được điều trị hiệu quả nhất; giám sát liệu trình điều trị, sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị như thế nào để giảm tối thiểu nguy cơ những tác dụng của thuốc bất lợi trong quá trình điều trị; cũng như làm sao có thể đưa ra phương án sử dụng các thuốc điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân giúp giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia cũng như cho bệnh nhân … là những vấn đề đặt ra đòi hỏi nhiều bệnh viện cần có giải pháp hướng đến việc tổ chức hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý.

Bước đầu từ năm 2004, bệnh viện đã triển khai thí điểm hoạt động Dược lâm sàng tại Khoa Ngoại tiêu hóa và Ngoại thần kinh, với 01 nhân sự dược sĩ và triển khai công tác thông tin thuốc có sự tham gia của 3 dược sĩ, trong đó có 01 dược sĩ phụ trách.

Đến năm 2008, bệnh viện thành lập Đơn vị thông tin thuốc và tổ chức mạng lưới hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) trong bệnh viện. Khi phát hiện những bất thường của bệnh nhân sau khi dùng thuốc, bác sĩ điều trị, điều dưỡng theo dõi chăm sóc bệnh nhân phải báo cáo bác sĩ Phó khoa, Điều dưỡng Trưởng khoa, đồng thời thông báo cho Khoa Dược sự cố trên. Công tác thông tin thuốc và dược lâm sàng bước đầu có những hoạt động hữu ích.

Cùng với những cơ sở hành lang pháp lý của Bộ y tế quy định về sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh (Thông tư số 23/2011/TT-BYT); hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện (Thông tư số 31/2012/TT-BYT); hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh (Quyết định số 1088/QĐ-BYT) và Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện; bệnh viện tiếp tục từng bước kiện toàn và mở rộng hoạt động Dược lâm sàng.

Năm 2013, triển khai các nhiệm vụ theo thông tư 31/2012/TT-BYT, bệnh viện phát triển, hoàn thiện hơn công tác Dược lâm sàng trong bệnh viện. Từ lúc ban đầu chỉ tổ chức hoạt động Dược lâm sàng ở hai khoa (Khoa Ngoại tiêu hóa và Ngoại thần kinh), bệnh viện đã mở rộng hoạt động Dược lâm sàng sang khối ngoại (Ngoại Thần kinh, Ngoại chấn thương chỉnh hình, Ngoại niệu, Ngoại tiêu hóa, Ngoại tổng hợp…); khối Sản (sản bệnh, sản thường, sản phụ khoa) và tất cả các khoa khác khi có yêu cầu tham gia hội chẩn, đóng góp ý kiến những vấn đề liên quan đến dược; xử trí và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR); thực hiện giám sát kê toa thuốc trong điều trị ngoại trú, công tác cảnh giác dược và an toàn sử dụng thuốc.

Qua từng giai đoạn, hoạt động thông tin thuốc – Dược lâm sàng tại bệnh viện đã từng bước hoàn thiện trên cơ sở Thông tư số 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng; thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với bệnh viện khác; được sự ủnghộ Ban Giám Đốc, sự hợp tác của các bác sĩ điều trị, khoa lâm sàng, cận lâm sàng phối hợp cùng với đội ngũ Thông tin thuốc Dược lâm sàng (gồm các dược sĩ, tôt nghiệp sau đại học chuyên ngành Dược lâm sàng) tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, năng động và thường xuyên được đào tạo, tự đào tạo để nâng cao nghệp vụ chuyên môn.

Những hiệu quả đạt được từ hoạt động Dược lâm sàng

Từ 2014 đến nay, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn, đóng góp ý kiến, can thiệp về sử dụng thuốc cho hơn 300 ca; tham gia, giám sát, xử trí và báo cáo hơn 300 ca phản ứng có hại của thuốc (ADR) và cung cấp rất nhiều thông tin khác có liên quan đến thuốc cho bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế.

Dược sĩ lâm sàng thực hiện kiểm tra 100% toa thuốc đảm bảo chỉ định điều trị trước khi cấp phát; phát hiện điều chỉnh kịp thời gần 3% các sai sót; giám sát kê đơn thuốc, giảm số lượng và chi phí sử dụng các thuốc kê đơn.

Dược lâm sàng tham gia hội chẩn, đóng góp ý kiến nhiều vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, tối ưu thuốc sử dụng (lựa chọn thuốc, đường dùng, …) phù hợp với tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế của bệnh nhân; giảm sử dụng thuốc không cần thiết nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị giúp giảm chi phí thuốc sử dụng và tiết kiệm chi phí điều trị; đồng thời tính toán liều thuốc phù hợp với chức năng gan, thận… tránh tối đa các biến cố có hại của thuốc đối với gan, thận.

Trong chương trình quản lý kháng sinh, hoạt động Dược lâm sàng của bệnh viện giúp tối ưu hóa liều sử dụng dựa vào đặc tính của từng bệnh nhân, tác nhân gây bệnh, nơi nhiễm trùng, tính chất dược động và dược lực của từng loại thuốc… là một phần rất quan trọng trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đảm bảo an toàn người bệnh.

Giúp giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế cũng như cho bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc chuyển từ đường tiêm sang đường uống; Dược sĩ lâm sàng tiến hành kế hoạch chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống với những kháng sinh có tác dụng cao khi bệnh nhân có thể uống được thuốc và có thể rút ngắn thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị.

Đảm bảo lợi ích kinh kế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thuốc khi sử dụng cho bệnh nhân; Dược sĩ lâm sàng hướng dẫn cho bệnh nhân cách pha thuốc, cách bảo quản thuốc sau pha hoặc khi sử dụng liều nhỏ hơn, đơn vị sẽ đóng gói nhỏ nhất.

Trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn và thông qua việc xem bệnh án hoặc duyệt thuốc tại Khoa Dược; Dược sĩ lâm sàng sẽ phát hiện phản ứng có hại của thuốc (ADR). Theo đó, Dược sĩ ghi nhận, rà soát lại tác dụng không mong muốn của thuốc liên quan đến cận lâm sàng như: giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu; một số ca mất bạch cầu hạt có hồi phục (Vancomycin, Ceftazidim..), giảm tiểu cầu (Teicoplanin, linezolid); nguy cơ co giật, động kinh có liên quan đến impenem + cilastatin; suy thận, suy gan… ; đồng thời xử trí, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR), giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ do thuốc.

Khả năng nhân rộng của sản phẩm

Hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện ngày càng được đánh giá cao và mở rộng phạm vi hoạt động chủ động, triển khai bền vững, lâu dài. Hoạt động Dược lâm sàng được xem như công việc thường quy nhằm hỗ trợ điều trị trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí và hiệu quả.

Mô hình hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định có thể nhân rộng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên nền tảng về nhân sự, trang bị cơ sở vật chất, nguồn tài liệu. Điều đặc biệt quan trọng là người dược sĩ lâm sàng phải đào tạo, tự đào tạo và cập nhật thường xuyên các hướng dẫn điều trị, những tài liệu về y dược, các vấn đề khác phục vụ hoạt động thực hành dược lâm sàng.