Cách bình bài in tự trở

Cách bình bài in tự trở
1. In AB, in trở nhíp, trở tay kê là gì:
Lấy ví dụ là ta đang muốn in 1 tờ rơi khổ A4 (21×29,7cm), in 2 mặt có nội dung khác nhau, ta gọi 1 mặt là mặt A, mặt kia là mặt B.
Đây là minh họa

Khi đem ra nhà in thì chẳng có cái máy nào in trên khổ giấy A4 cả, người ta thường in trên các khổ giấy như 60×84 (cm), 79x109cm, hoặc đem cắt đôi, cắt làm tư những khổ trên để in. Giả sử ta sẽ in lên khổ 30x43cm.

Như vậy khi in trên 1 tờ 30×43 cm, ta sẽ được 2 tờ A4 (trong “nghề” gọi là in 1 tờ được 2 “con”

Cách bình bài in tự trở
). Nhà in cũng yêu cầu ta xuất phim khổ 30×43.

Vì in trên khổ 30×43 nên khi thiết kế ta phải “duplicate” mẫu thiết kế ban đầu ra làm đôi, sau đó dàn lên khổ 30×43 trên máy để xuất phim khổ 30×43 luôn. Công đoạn trên gọi là bình bản (hehe bắt đầu khó hiểu rồi đó).

Lúc này ta có 2 cách bình:

Cách thứ nhất:
– Dàn 2 mặt A lên 1 bộ phim 30×43, dàn 2 mặt B lên một bộ phim 30×43 khác.
Xem hình minh họa:

Cách bình bài in tự trở
– Đây là mặt A của tờ in- Và đây là mặt 2
Cách bình bài in tự trở

Khi in ta sẽ in 2 lần:

+ Lần đầu in mặt A lên tờ in
+ Sau đó thay kẽm mặt B, lật giấy in tiếp mặt B lên tờ in
+ Cắt đôi tờ in ta được 2 con.

Cách làm trên gọi là in AB vì trên tờ in ra 2 mặt có nội dung khác nhau. Như vậy ta phải dùng 2 bộ phim: 1 cho mặt A và 1 cho mặt B, nhà in cũng dùng 2 bộ kẽm tương ứng.

– Cách thứ 2:
Dàn cả 2 mặt AB lên 1 bộ phim 30×43 luôn. 2 mặt đối xứng nhau qua trục giữa của cạnh dài của tờ in (xem hình này nè).

Cách bình bài in tự trở
Như vậy ta chỉ xuất 1 bộ phim thôi và khi in dĩ nhiên dùng 1 bộ kẽm thôi.

Khi in ta cũng in 2 lần:
+ Lần đầu in được 1 mặt
+ Sau đó lật mặt tờ giấy lại (xoay theo đường trung trực của cạnh 43cm), đút vào máy in tiếp mặt kia (vẫn giữ kẽm cũ)
+ Sau khi in xong, cắt đôi tờ in ta cũng được 2 con (mà chỉ tốn có 1 bộ kẽm)

In theo cách trên gọi là in trở tay kê. Nếu hình ảnh đối xứng qua trục giữa của của cạnh ngắn thì gọi là trở nhíp (lúc khác nhóm chúng tôi sẽ nói cho các bạn rõ hơn.ok).

2. Tay sách là gì:
Kiếm 1 cuốn sách khâu chỉ (vd sách giáo khoa chẳng hạn), xé cái bìa ra rồi nhìn vào gáy sách, ta thấy cuốn sách được ghép từ những phần nhỏ hơn, sau đó khâu chỉ để kết dính lại. Nếu để ý chút nữa (xé 1 phần ra coi

Cách bình bài in tự trở
), ta sẽ thấy thông thường nó có 8, 16 hoặc 32 trang). Phần đó gọi là tay sách.
Khi in người ta sẽ in 8, 16, hoặc 32 trang đó lên 1 tờ giấy lớn, sau đó gấp lại rồi cắt xén để được 1 tay sách như vậy.

dh33k15.wordpress.com xin chúc các bạn thành công, cám ơn các bạn quan tâm.

Một số thuật ngữ trong in offset

Thứ sáu, 02/03/2018

Một số thuật ngữ trong in ấn offset. In proof, Bình trang, Xuất film, Bảng kẻm, In vỗ bài, In Tự trở, In AB, Tay nhíp..

In proof: Là bản in mẫu dùng để test màu file thiết kế. Bảng in proof dùng để khách hàng ký duyệt màu sắc bản in. Bản in proof là tiêu chuẩn để in canh bài in offset về màu sắc. In proof khác với in nhanh hay in lazer màu vì in proof có chế độ phân giải màu sắc tương đồng với máy in offset hay chế độ in còn lại không chuẩn với in offset nên tuyệt đối không được dùng 2 bản in nhanh và in lazer màu để duyệt màu.

  Bình trang: Là công việc sắp xếp các mẫu thiết kế cho phù hợp với khổ giấy in và cách in offset. Phù hợp với khổ giấy là tùy vào khổ giấy chọn in chúng ta sẽ sắp xếp các mẫu thiết kế để vừa khổ giấy chọn in. Còn phù hợp với cách in offset là in theo kiểu nào: AB hay Tự trở. Khi bình trang lưu ý đến việc bù hao: cắt xén, bắt nhíp,..

  Xuất film: Sau khi bình trang, để bảng in có thể sử dụng được các lần sau thì chúng ta nên xuất phim ( có thể không xuất phim). Tùy vào số màu sắc in chúng ta có thể xuất phim theo từng màu: C,M,Y,K… mỗi màu tương ứng là một lá film. Sau khi kiểm tra kỹ về độ chính xác về độ chồng màu, tram,…thì chuyển film sang nhà in.

  Tram: Tram là điểm ảnh. Một hình ảnh thì có chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ lợt. Để in ra, ta cần phải in được những lớp mực dày mỏng khác nhau tương ứng với chỗ đậm lợt trên hình ảnh. Tuy nhiên, các phương pháp in hiện nay chỉ cho phép in được lớp mực có độ dày như nhau, do đó, để giải quyết vấn đế, ngườiđồng phục giá rẻ đà nẵng ta đã nghĩ ra một giải pháp: thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ chia và in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ (gọi là điểm tram), điểm tram nhỏ thì vùng đó sẽ sáng hơn, điểm tram lớn thì vùng đó tối hơn. Khi nhìn vào hình ảnh, mắt ta sẽ có cảm giác hình ảnh có độ sáng tối như hình ảnh gốc. Tram dùng để in các hình ảnh có độ đậm lợt, sáng tối.

  Thông số tram: Thông thường, xuất phim in offset trên giấy couche thì xuất tram 175, giấy ford thì xuất tram 150, kéo lụa hình ảnh thì xuất 80-100. Một số nơi sử dụng công nghệ CTP ra kẽm trực tiếp thì có thể xuất ra tới 300dpi.

  Bảng kẻm: Sau khi nhận film nhà in tiến hành tráng bản kẽm để tiến hành in. Mỗi lá file màu tương ứng với một bảng kẽm. Lấp kẽm vào máy in để in vỗ bày.

  In vỗ bài: Là hiện tượng các thợ in canh bài in, họ sẽ điều chỉnh 4 bản kẽm chồng một cách tuyệt đối lên nhau và canh màu sắc cho đúng với bảng in proof.

  In AB: Là cách in mà hai mặt giấy hoàn toàn khác nhau. In một mặt thứ nhất (A) xong là phải thay toàn bộ bộ kẽm mới để in mặt thứ 2 (B). Nên phải duyệt in vỗ bày lại. In AB giá thành cao hơn in Tự trở vì phải xuất 2 bộ film, công in mắc hơn gấp đôi, lượng giấy in vỗ bài cũng nhiều hơn in Tự trở.

  In Tự trở: Là cách in hai mặt của khổ giấy in hoàn toàn giống nhau. In xong một mặt sẽ trở đầu lại in mặt thứ 2. Chỉ tốn có một 1 bộ film và một công in, lượng giấy in cũng ít hơn in AB.
Trường hợp không thể bình trang theo kiểu tự trở thì phải bình theo kiểu AB. In AB thường áp dụng cho binh trang báo, tạp chí, catalogue,..có số trang nhiều..số lượng in không nhiều,..Để quyết định chọn in AB hay tự trở tùy thuộc vào người phụ trách tính toán sau cho giá thành thấp nhất.

  Tay nhíp: Là một tay kẹp giấy để đưa vào máy in và chuyển sang các trục in các màu. Phần giấy bị kẹp sẽ không được in, diện tích giấy để tay kep bắt nhíp là 1-2 cm x với chiều dài khổ giấy chọn bắt nhíp.