Cách chia cổ tức trong công ty cổ phần

Quy định cổ tức và chia cổ tức trong doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính [Khoản 3 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014].

Về nguyên tắc thì mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là nhằm tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, phòng phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông [gọi là cổ phiếu phát hành bổ sung cổ tức]. Một số công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt, trong trường hợp này cổ đông nhận được các cổ phiếu phát hành bổ sung.

Quy định về cổ tức và chia cổ tức trong doanh nghiệp

Ở Việt Nam trong những năm qua, thời điểm các doanh nghiệp chuyển bị đại hội cổ đông, thông tin về việc trả cổ tức cho năm tài chính vừa kết thúc lúc đó luôn được các nhà đầu tư chờ đợi và săn đón với mong muốn có thể đón đầu xu hướng, tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong khi nhiều nhà đầu tư hân hoan nhận những khoản cổ tức bằng tiền tươi từ doanh nghiệp thì không ít người lại ngậm ngùi khi ôm cổ phiếu hoặc trắng tay.

Ví dụ, vụ một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trên sàn chứng khoán là công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Ở công ty này luôn làm cho các cổ đông hài lòng lòng với tỷ lệ trả cổ tức cao. Riêng trong năm 2016, công ty này đã chi 7.200 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ lên đến 60% cho các cổ đông, trong đó 20% trả cho đợt 2 năm 2015 và 40% cho đợt 1 năm 2016.

Ngoài ra Vinamilk còn chia thưởng 20% bằng cổ phiếu do thực hiện tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. Số cổ phiếu Vinamilk phát hành chia thưởng lên đến 242 triệu cổ phiếu. Giá trị phát hành theo mệnh giá là 2.420 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính theo giá trị trên thị trường thời điểm đó là khoảng 130.000 đồng/ cổ phiếu thì số cổ phiếu thưởng này có giá trị lên đến 31.400 tỷ đồng.

trong khi đó, do kết quả kinh doanh kém cả quan hoặc thua lỗ, chỗ ở nhiều doanh nghiệp đã nói không với cổ tức, thậm chí tình trạng này còn kéo dài trong nhiều năm liền tại không ít doanh nghiệp vì đang gặp khó khăn về tài chính, công ty chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức cho cổ đông.

Nhiều công ty khác lại chọn cách trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu đang dần trở nên phổ biến trong một vài năm gần đây, thậm chí là có dấu hiệu lạm dụng tại một số doanh nghiệp. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể dẫn đến 3 tác động chủ yếu sau:

Thứ nhất: Giá cổ phiếu bị cắt giảm tương ứng với tỷ lệ trả;

Thứ hai: lợi nhuận giữ lại tại doanh nghiệp bị cắt giảm một khoảng bằng tổng mệnh giá số cổ phần trả cổ tức;

Thứ ba: Cổ đông Nhận cổ tức sẽ bị thu thuế 5% trên mệnh giá khi họ bán số cổ phần này. Do đó, hình thức chi trả này không còn thu hút đối với các nhà đầu tư ngắn hạn trên thị trường chứng khoán.

Công ty lỗ có được hưởng cổ tức không?

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức [Khoản 1 Điều 117 Luật doanh nghiệp năm 2014]; và Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng nhưng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi [Khoản 1 Điều 132 Luật Doanh nghiệp năm 2014].

Như vậy, trong trường hợp công ty cổ phần ưu đãi cổ tức được hưởng một mức cố định hàng năm và có thể ở một mức rất cao, thì dù kinh doanh thua lỗ vẫn phải trả cổ tức. Tuy nhiên, khi đó cổ tức không lấy từ lợi nhuận của công ty [vì thua lỗ], thì được tính vào chi phí hay tính vào đâu?Việc chia cổ tức này cũng mâu thuẫn với quy định Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận ròng của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện về nghĩa vụ tài chính [Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014].Tuy nhiên, nó lại trở thành hợp lý khi luật này quy định rõ: Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Và, Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện gồm:

Thứ nhất: Đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

Thứ hai: Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty;

Thứ ba: Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Tức là cổ phần ưu đãi cổ tức nằm ngoài các điều kiện này.

Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Đồng thời, Luật cũng quy định, Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, Là do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng Cổ đông quyết định.Vậy thì nếu công ty có tới 99% cổ phần ưu đãi cổ tức cũng không sai luật, vì không có quy định nào về đối tượng và tỷ lệ sở hữu trong cổ phần ưu đãi cổ tức. Nếu đúng như vậy thì dù công ty không bao giờ có lãi nhưng cổ đông vẫn có thể được hưởng mức cổ tức rất cao cao một cách hợp pháp.

Trên đây là quan điểm của Phamlaw về Quy định về cổ tức và chia cổ tức trong doanh nghiệp

Bài viết này có tham khảo một số sách chuyên khảo cuốn Luận giải Luật Doanh nghiệp của Luật sư Trương Thanh Đức. Quý khách hàng còn vướng mắc có thể kết nối tổng đài tư vấn 1900 của Luật Phamlaw. Để được hỗ trợ dịch vụ, vui lòng kết nối các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.

> Có thể bạn quan tâm:

  • Các quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần ưu đãi cổ tức

5.0
01
Có thể bạn quan tâm
  • Phân loại cổ đông trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014
  • Các hình thức chào bán hoặc phát hành chứng khoán hiện hành
  • Các quy định trong điều lệ của công ty cổ phần
  • Tách và gộp cổ phiếu trong công ty cổ phần
  • Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp
  • Cổ đông phổ thông trong Công ty Cổ phần Luật Doanh nghiệp 2014
  • Tách công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp mới
  • Định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp
  • Hồ sơ, quy trình tiến hành giải thể công ty cổ phần
  • Tìm hiểu về cổ đông trong công ty cổ phần

Bài viết cùng chủ đề

  • Khai sinh cho con khi mẹ mới 16 tuổi
  • Quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo luật đất đai 2013
  • Thủ tục và các bước chuyển nhượng doanh nghiệp mới nhất
  • Có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng không?
  • Lưu ý một số thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần nộp loại thuế, phí gì?
  • Sáp nhập công ty cổ phần vào công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp
  • Tính tiền do chuyển mục đích sử dụng khi có nhiều thửa trong một tỉnh

Video liên quan

Chủ Đề