Cách đánh giá viên chức chuyên môn nghiệp vụ năm 2024

Để việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đảm bảo đúng trình tự và thực hiện đồng bộ, thống nhất với Quy định số 528-QĐ/TU ngày 17/10/2022, Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 21/10/2022 của Tỉnh ủy và Hướng dẫn số 239-HD/BCSĐ ngày 04/11/2022 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, ngày 17/11/2022 Sở Nội vụ ban hành Văn bản số 2401/SNV-CCVC hướng dẫn về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

Theo đó, đối tượng đánh giá, xếp loại chất lượng gồm: Cán bộ, công chức [kể cả cán bộ, công chức cấp xã] và viên chức. Văn bản nêu rõ về yêu cầu, tiêu chí, thẩm quyền và trách nhiệm, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, đối với ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm, thì thống nhất thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức được tiến hành trong tháng 06 hàng năm.

Thời gian gửi hồ sơ đánh giá, xếp loại chất lượng của cán bộ, công chức, viên chức về Sở Nội vụ trước ngày 20/12 hàng năm. Báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gửi về Sở Nội vụ theo thời hạn và biểu mẫu kèm theo công văn số 2223/SNV-CCVC ngày 28/10/2022 của Sở Nội vụ.

Ngoài ra còn một số điểm cần lưu ý trong đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ thời gian.

- Cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác.

- Các ý kiến đóng góp tại cuộc họp nhận xét, đánh giá được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp, khi đánh giá theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ không thực hiện việc lấy phiếu của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và từng công chức, viên chức.

- Cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định phải thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định, gửi hồ sơ, tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng về Ban Tổ chức Tỉnh ủy theo quy định. Cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Huyện ủy, Thành ủy phải thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định của Huyện ủy, Thành ủy.

//snv.binhdinh.gov.vn/vi/news/cong-chuc-vien-chuc/quy-dinh-moi-ve-danh-gia-xep-loai-chat-luong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-43.html /themes/egov/images/no_image.gif

Theo đó, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã có một số thay đổi trong thực hiện công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Thứ nhất, về tên gọi. Nghị định đã sử dụng tên gọi “đánh giá, xếp loại chất lượng” để thay thế cho cụm từ “đánh giá, phân loại” cán bộ, công chức, viên chức như hiện nay, nhằm cụ thể hóa quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019, hướng đến công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được liên thông với quy định của Đảng về đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Thứ hai, về đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng. Quy định này nhằm khắc phục những vướng mắc, khó khăn trong đánh giá, xếp loại đối với những trường hợp được tuyển dụng, nghỉ không tham gia công tác, nghỉ chế độ thai sản trong năm. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

Đồng thời, quy định cụ thể trong việc đánh giá, xếp loại đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Thứ ba,về mức xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định quy định cán bộ, công chức, viên chức được xếp loại chất lượng theo 04 mức: [i] Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; [ii] Hoàn thành tốt nhiệm vụ; [iii] Hoàn thành nhiệm vụ; [iv] Không hoàn thành nhiệm vụ. Điểm mới đối với quy định này là cán bộ, công chức được xếp loại ở mức “hoàn thành nhiệm vụ” thay thế quy định mức phân loại hiện hành là “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”, đã khắc phục những vướng mắc trong công tác đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức hiện nay, đảm bảo sự liên thông, thống nhất với các quy định của Đảng trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Thứ tư,về sự liên thông giữa đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên. Theo đó, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Thứ năm,về giải quyết kiến nghị. Nghị định đã sử dụng riêng 01 điều [Điều 24] quy định về giải quyết kiến nghị đối với kết quả đánh giá, xếp loại, nhằm phát huy quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng thì có quyền kiến nghị. Việc giải quyết kiến nghị do người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại giải quyết.

Ngoài ra, Nghị định đã phân cấp để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức, viên chức ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm bảo đảm công tác đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được khách quan, công bằng, chính xác; khắc phục tình trạng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; đảm bảo công tác đánh giá, xếp loại được thực hiện theo đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

Chủ Đề