Cách ghi kích thước nào sau đây là chưa đúng:

 

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 11 được biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

Trả lời: 

Cách ghi kích thước nào sau đây là chưa đúng:

Cách ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật

1. Cách ghi kích thước là gì?

Kích thước ghi trong bản vẽ thể hiện độ lớn của vật thể biểu diễn. Ghi kích thước là một công đoạn rất quan trọng trong khi lập bản vẽ. Các quy tắc ghi kích thước được quy định trong TCVN 5705-1993, Tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn ISO 129-1985

Cơ sở xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử của vật thể được biểu diễn bằng các kích thước ghi trên bản vẽ, các kích thước này không phụ thuộc vào tỷ lệ của các hình biểu diễn. Ví dụ kích thước thực của vật là 100 mm  thì ta ghi trên bản vẽ là 100.

Số lượng kích thước trên bản vẽ phải đủ để chế tạo và kiểm tra được vật thể, mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác,  kích thước phải được ghi trên các hình chiếu thể hiện đúng và rõ nhất cấu tạo của phần được ghi.

Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo, mà chỉ thuận lợi cho việc sử dụng thì coi là kích thước tham khảo. Các kích thước này được ghi trong ngoặc đơn.

Đơn vị đo trên bản vẽ làm m (cho cả kích thước dài và sai lệch), trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo.

Trường hợp dùng các đơn vị khác trên bản vẽ thì phải có ghi chú rõ ràng ( ví dụ : ta ghi đơn vị trong bản vẽ làm m, cao trình đọc làm…). Dùng độ, phút, giây là đơn vị đo góc và giới hạn sai lệch của nó.

2. Chữ viết

Chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật phải rõ ràng, thống nhất, dễ đọc.

TCVN 7284 - 2 : 2003 (ISO 3092 – 2 : 2000) quy định khổ chữ và kiểu chữ của chữ La - tinh viết trên bản vẽ và các tài liệu kĩ thuật.

Khổ chữ

Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20mm.

Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

Kiểu chữ

Thường dùng kiểu chữ đứng như hình 1.4

3. Đường dóng, đường kích thước và chữ số

Đường dóng và đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh. Đường dóng được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn bằng 2 đến 3 lần bề rộng của nét đậm trên bản vẽ. Đường dóng và đường kích thước không nên cắt đường khác, trừ trường hợp cần thiết.

Trên mỗi đầu mút của đường kích thước có một mũi tên mà hai cạnh của chúng làm với nhau một góc 300 . độ lớn  của mũi tên tỷ lệ với chiều rộng nét vẽ trên bản vẽ (thông thường trong bản vẽ cơ khí lấy chiều  dài mũi tên = 2,5 mm), hai mũi tên vẽ phía trong giới hạn  bởi đường kích thước,  nếu không đủ chỗ ta có thể vẽ ra ngoài. Cho phép thay hai mũi tên đối nhau bằng một dấu chấm đậm. Chỉ vẽ một mũi tên ở đầu mút của đường kích thước bán kính.

- Dùng khổ chữ từ 2,5 trở lên để ghi chữ số kích thước tuỳ thuộc vào khổ bản vẽ (thông thường ta chọn chữ trên bản vẽ là 2,5 mm) vị trí đặt chữ số này như sau:

+ Đặt ở khoảng giữa và phía trên đường kích thước, sao cho chúng không bị cắt hoặc chặn bởi bất kỳ đường nào của bản vẽ.

+ Để tránh các chữ số kích thước sắp xếp theo hàng dọc ta lên đặt các chữ số so le nhau về hai phía của đường kích thước

+ Trong trường hợp không đủ chỗ thì chữ số kích thước có thể được ghi trên đường kéo dài của đường kích thước và ở bên phải.

+ Cho phép gạch dưới chữ số kích thước khi hình vẽ không đúng tỷ lệ biểu diễn.

Đường kính hay bán kính của hình cầu được ghi thêm chữ “cầu”

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2.

B. A0, A1, A2, A3.

C. A3, A1, A2, A4.

D. A0, A1, A2, A3, A4.

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là:

A. A0.

B. A1.

C. A4.

D. Các khổ giấy có kích thước như nhau.

Câu 4: Trên mỗi bản vẽ có:

A. Khung bản vẽ.

B. Khung tên.

C. Khung bản vẽ và khung tên.

D. Khung bản vẽ hoặc khung tên.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Lề trái bản vẽ có kích thước 20 mm.

B. Lề phải bản vẽ có kích thước 10 mm.

C. Lề trên bản vẽ có kích thước 10 mm.

D. Lề trái bản vẽ có kích thước 10 mm.

Câu 6: Các loại tỉ lệ là:

A. Tỉ lệ thu nhỏ.

B. Tỉ lệ phóng to.

C. Tỉ lệ nguyên hình.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Nét liền mảnh thể hiện:

A. Đường kích thước.

B. Đường gióng.

C. Đường gạch gạch trên mặt cắt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

A. mm.

B. dm.

C. cm.

D. Tùy từng bản vẽ.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải.

B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên.

C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới

D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn..

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng.

B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy.

C. Nét gạch chấm mảnh biểu diễn đường tâm.

D. Nét lượn sóng biểu diễn đường gióng.

Kiến thức tham khảo về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Sự hình thành một bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ là tài liệu kỹ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra. Bản vẽ là tiếng nói của kỹ thuật.

Bản vẽ ngày nay đã trải qua con đường phát triển lâu dài. Sự xuất hiện của bản vẽ liên quan đến công việc xây dựng các công trình, đền đài và thành phố. Buổi đầu, bản vẽ được vẽ ngay trên mặt đất, tại nơi người ta cần xây công trình. Sau đó, bản vẽ được vẽ lên các phiến đá, các tấm đất sét và các tấm da.

Với đóng góp to lớn nhà họa sĩ thiên tài người Ý Leonardo da Vinci, nhà hình học và kiến trúc sư người Pháp Girard Dezarg đã đặt những luận cứ khoa học đầu tiên về phép chiếu phối cảnh và nhà toán học người Pháp Rơnê Đêcác đã đề xướng hệ tọa độ thẳng góc. Điều đó đã tạo nên phép chiếu trục đo. Ban đầu hình biểu diễn được vẽ bằng tay và ước lượng bằng mắt. Những bản vẽ đó không có kích thước, người ta phán đoán chúng một cách gần đúng theo vật thể được biểu diễn. Kể từ thế kỷ thứ 17 bản vẽ dần dần trở nên hiện đại, cải thiện triệt để chất lượng sản phẩm được cải tiến để tiếp tục phát triển tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu chuẩn về bản vẽ. Nó diễn tả khá chính xác hình dạng khái quát công trình cần thể hiện và được vẽ bằng công cụ vẽ.

Bản chất của bản vẽ kỹ thuật 

Bản vẽ kỹ thuật là một phương pháp truyền thông tin kỹ thuật nó thể hiện ý đồ của nhà thiết kế, nó là một tài liệu cơ bản nhất  và thể hiện đầy đủ thông tin nhất để chỉ đạo quá trình sản xuất, dựa vào đó người gia công tiến hành sản xuất và chế tạo ra sản phẩm. Nhưng cũng dựa vào đó mà người kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra các thông số cần thiết của sản phẩm vừa chế tạo ra.

Bản vẽ kỹ thuật được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn khoa học, chính xác theo những quy tắc thống nhất của Nhà nước và Quốc tế, đồng  thời nó cũng là các cơ sở pháp lý của công trình hay thiết bị được biểu diễn

Những tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật

a. Tiêu chuẩn về đường nét

- Các loại nét vẽ thường được dùng trên bản vẽ cơ khí và ứng dụng của chúng (Bảng 1.1) được quy định theo TCVN 8 -1993 Chiều rộng nét vẽ được kí hiệu là b (mm) và được chọn theo dãy quy định sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 ....

- Trên các bản vẽ khổ A4 hoặc A3 nên chọn b = 0,5mm

- Các nét trên cùng một bản vẽ sau khi tô đậm phải đạt được sự đồng đều về chiều rộng, độ đen và về cách vẽ (chiều dài nét gạch, khoảng cách giữa các gạch ..)

- Khi hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Nét liền đậm (Đường bao thấy, cạnh thấy)

+ Nét đứt (Đường bao khuất, cạnh khuất)

+ Nét chấm gạch mảnh (Giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)

+ Nét chấm gạch mảnh (Đường tâm, trục đối xứng)

+ Nét liền mảnh (Đường kích thước)

- Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn phải được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch của nét chấm gạch; các nét đứt, nét chấm gạch phải giao nhau bằng các gạch.

b. Tiêu chuẩn về khổ giấy

- Các khổ giấy theo dãy ISO – A

- Bản vẽ gốc cần thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất đảm bảo sự sáng sủa và độ chính xác cần thiết.

- Kích thước ưu tiên của các tờ giấy đã xén và chưa xén cũng như kích thước vùng vẽ và theo dãy chính ISO-A

- Đối với các kích thước và cách trình bày khung tên xem tiêu chuẩn ISO 7200. Khung tên của các khổ AO đến A3 (ngang) được đặt ở góc dưới bên phải của không gian vẽ.

- Đối với khổ giấy A4 (dọc), khung tên được đặt theo cạnh ngắn (ở dưới) của không gian vẽ. Hướng đọc bản vẽ là hướng của khung tên.

c. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ và khung tên

- Khung tên là phần quan trọng của bản vẽ, được hoàn thành song song với quá trình thành lập bản vẽ, nội dung: tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết, tỷ lệ bản vẽ, ký hiệu bản vẽ và tên cùng chữ ký của những người có trách nhiệm quản lý bản vẽ.

- TCVN 3821-83 quy định cách trình bày, bố trí, cấu trúc khung tên và các khung phụ trên tài liệu thiết kế.

- Khung tên, khung phụ và các ô, khung bản vẽ phải vẽ bằng nét liền đậm, nét mảnh.

- Khung tên phải đặt ở phía dưới góc bên phải của tài liệu thiết kế. Trên khổ A4 (1.1), khung tên phải đặt dọc theo cạnh ngắn của khổ giấy này.

Nội dung ghi trong các ô khung tên và khung phụ như sau (Số các ô ghi trong ngoặc đơn):

+ Ô 1 - tên gọi sản phẩm theo TCVN 3826-83

+ Ô 2 - kí hiệu tài liệu  theo TCVN 223-66

+ Ô 2 - kí hiệu tài liệu theo TCVN 3826-83

+ Ô 4 - Ký hiệu tài liệu theo giai đoạn TCVN 3820-83 Ô 5 – Khối lượng sản phẩm theo TCVN 3826-83 Ồ 6 – Tỷ lệ hình vẽ theo TCVN 3826 - 83

+ Ồ 7 - Số thứ tự của tờ bản vẽ (nếu tài liệu chỉ có một tờ, thì ô này dể trống)

+ Ô 8 - Ố tờ của tài liệu (nếu tài liệu chỉ có một tờ, thì ô này để trông)

+ Ô 9 - Tên hay ký hiệu của cơ quan, xí nghiệp ban hành tài liệu 

+ Ô 10 - Chức danh những người ký tài liệu 

+ Ô 11 - Họ và tên người ký tài liệu 

+ Ô 12 - Chữ ký những người ký tài liệu 

+ Ô 13 - Ngày, tháng, năm ký tài liệu 

+ Ô 14 - Ký hiệu miền tờ giấy

+ Ô 15 đến ô 19 - Các ô trong bảng ghi sửa đổi theo TCVN 3837, TCVN 3827-83 

+ Ô 20 - Tên gọi, ký hiệu của các sản phẩm, đơn vị lắp 

+ Ô 21 - Họ và tên người lập bản chính 

+ Ô 22 - Ký hiệu khổ giấy theo TCVN 2 – 74 

+ Ô 23 - Số đăng ký bản chính 

+ Ô 24 - Ngày, tháng, năm ký bản chính

+ Ô 25 - Họ và tên người nhận bản chính vào phòng quản lý tài liệu thiết kế để lập hồ sơ sản phẩm

+ Ô 26 - Ngày, tháng, năm nhận bản chính

+ Ồ 27 - Ghi những điều cần thiết theo yêu cầu của người đặt hàng hay của người quản lý tài liệu.

Cách ghi kích thước nào sau đây sai

Trả lời:

Đáp án đúng: A và D