Cách làm nón la ngắn gọn

 
Hướng dẫn cách làm nón lá ngắn gọn,không phải ai cũng biết
 

Hình ảnh chiếc món lá truyền thống bình dị, mộc mạc và đơn giản đã gắn liền với cuộc sống của người Việt chúng ta. Nón lá là một biểu tượng đặc trưng của Việt Nam khi so sánh với các nước bạn bè trên Thế Giới. Thông qua hình ảnh của chiếc nón lá, người phụ nữ Việt Nam sẽ tôn được vẻ đẹp kiêu sa, mộc mạc và duyên dáng. Vậy chiếc nón lá có nguồn góc từ đâu, quy trình là như thế nào, tác dụng của chiếc nón lá ra sao, Mời quý bạn cùng Wiki Cách Làm tham khảo bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam dưới đây. Tin chắc rằng quý bạn sẽ cảm nhận nét độc đáo và ý nghĩa của một chiếc nón lá truyền thống Việt Nam.

Bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Bài thuyết minh số 1

Cách làm nón la ngắn gọn

Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam,hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng của người Việt.Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm hứng với bạn bè về văn hóa, con người.

Nón lá thân thương với hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá chính là biểu tượng du lịch. Tà áo dài là trang phục truyền thống nón lá vật dụng không thể thiếu bởi đất nước ta nguồn gốc từ một nước nông nghiệp, thường xuyên làm viẹc ngoài trời thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng để che nắng khi làm việc từ đó nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta.

Nón lá công dụng cũng như các loại mũ khác. Nón lá dạng hình chóp, đáy tròn trịa thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá dùng làm vật trang trí đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm ra nón.

Nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón lá lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng thường người ta hay chọn lá cọ. Lá làm nón phải đạt tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá sau khi được chọn phơi héo từ 2 đến 4 tiếng, khi lá mềm chuẩn bị để làm thành nón. Chuẩn bị nguyên liệu nan tre. Nan tre từ thân cây tre, độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nguyên liệu sau cùng mà người làm cần có đó là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Những chiếc nón lá ngày nay trang trí đa dạng, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ người tiêu dùng. Sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón và giúp chiếc nón lá có độ bền màu khi sử dụng sẽ lâu hơn. Người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao,khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.

Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thuyết minh số 2

Cách làm nón la ngắn gọn

Nước ta tự hào có nền văn minh lâu đời và truyền thống văn hóa với nhiều nét đẹp riêng độc đáo,trong đó tà áo dài va chiếc nón lá trở thành biểu tượng riêng cho nền văn hóa Việt Nam.

Chiếc nón lá xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, hình ảnh nón lá điêu khắc trên trống đồng vào khoảng 2500-3000 năm trước công nguyên. Trong cuộc sống chiếc nón lá gắn liền với con người Việt Nam từ công việc đồng áng đến các các sinh hoạt thường nhật.Để có thành quả chiếc nón là đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của người làm.

Trước tiên chọn lá cọ làm nón, phơi khô. Phần khung của nón lá được tạo thành bởi mười sáu nan tre được vót cho thật nhẵn bóng, người làm sẽ uốn chúng thành những vòng tròn với đường kính từ lớn đến nhỏ. Vòng khung có đường kính lớn nhất vào khoảng năm mươi xen-ti-met và nhỏ nhất thì chỉ bằng một đồng xu, được xếp dần lên tạo thành hình chóp nhọn. Người làm sẽ phủ lên khung nón các lớp lá. Lá chọn từ lá dừa hoặc lá cọ, nhưng lá cọ sử dụng nhiều hơn bởi độ đẹp và chắn chắc hơn.

Sau đó là đến công đoạn làm chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, chắc và phải có màu trắng, lá nón thẳng, đường kim đều, tỉ mỉ. Sau khi thực hiện xong các công đoạn, người làm còn phết lên mặt nón một lớp dầu bóng để bảo quản tốt sau đó mang đi phơi khô. Khoảng nan tre thứ ba hoặc thứ tư bên trong mặt nón, người dùng thường kết chỉ ở hai bên đối xứng để có thể buộc dải lụa nhiều màu sắc sử dụng để làm quai để sử dụng hoặc treo lên khi không sử dụng.

Chiếc nón lá gắn bó và trở thành người bạn thân thiết trong lao động và sinh hoạt. Người nông dân ra đồng cũng mang nón lá, đi chợ cũng mang theo, những khi làm việc ra ngoài giữa trưa nắng cũng mang chiếc nón lá theo cùng,

Nón lá công dụng như che mưa, che nắng hoặc trong những buổi trưa hè nóng bức, chiếc nón lá sử dụng làm chiếc quạt nan, xua tan nóng nắng ngột ngạt. Chiếc nón lá trở thành hình ảnh quen thuộc trong các điệu múa dân gian, thơ ca nhạc họa,khi chiếc nón lá kết hợp với tà áo dài sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng cho người phụ nữ.

Mặc dù cuộc sống ngày nay có nhiều chiếc mũ hiện đại khác ra đời những chiếc nón lá vẫn thân thuộc, truyền thống văn hóa của mỗi người Việt.

Bài thuyết minh số 3

Cách làm nón la ngắn gọn

 

Hình ảnh chiếc nón lá gần như gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Đi cùng với chiếc nón lá đó là tà áo dài thướt tha dành cho các chị em phụ nữ. Từ ngàn xưa đến nay, hình ảnh chiếc nón lá luôn được du khách nước ngoài trầm trồ và khen ngợi vẻ đẹp kiêu sa của một chiếc nón lá. Thông qua sự bình dị, mộc mạc của nón lá, người phụ nữ Việt Nam được tôn lên một vẻ đẹp thanh thao và quyến rũ. Song hình ảnh của chiếc nón lá đã đi vào những dòng thơ, ca dao, tục ngữ và làm nên một nền văn hóa tinh thần lâu đời của người dân Việt.

Cụ thể hình ảnh chiếc nón lá ẩn ý trong từng câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi lên một cách rất chân thật và sống động. Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên. Có thể nói chiếc nón lá truyền thống của dân tộc Việt Nam xuất hiện từ rất lâu đời.

Lịch sử hình thành và lưu giữ nét đẹp của truyền thống cho đến thế hệ tuổi trẻ ngày nay. Điều này chứng tỏ nón lá là biểu tượng văn hóa bền vững, gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, nhất là người nông dân, chân lắm tay bùn, chân đạp đất, đời đội trời. Hình ảnh chiếc nón lá đại diện cho cuộc sống hằng ngày của người dân Việt nói chúng và người nông dân chân lắm tay bùn nối riêng.

Nhắc đến nón lá, quý bạn sẽ nghĩ ngay đến vùng đất bình yên Huế mảnh đất nên thơ, trữ tình và nụ cười thân thiện của người con gái nơi đây. Được biết Huế là nơi sản xuất nón lá lớn nhất của nước Việt Nam. Có rất nhiều hộ gia đình kinh doanh và theo đuổi nghề làm nón này mấy chục năm cùng với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những ai ghé thăm nơi này chắc hẳn sẽ mua một vài chiếc nón lá về để làm quà du lịch cho người thân và bạn bè.

Để làm được một chiếc nón, đòi hỏi người thợ cần sự tinh tế, tỉ mỉ trong các khâu. Từ khâu chọn nguyên vật liệu, cách phơi lá cho đến cách đan từng đường kim mũi chỉ để tạo nên một chiếc nón lá xinh đẹp và cứng chắc. Nón lá được làm từ lá dừa hoặc làm từ lá cọ. Mỗi loại lá sẽ mang lại giá trị lẫn vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Thường nón lá làm bằng lá dừa sẽ xuất hiện ở các tỉnh Nam Bộ, bởi nơi đây trồng rất nhiều cây dừa.

Tuy nhiên chất lượng của nón lá làm bằng lá dừa không bằng nó lá bằng lá cọ. Bởi lá cọ có độ mềm mại và độ bền cứng chắc hơn. Khi lựa chọn, bạn cần chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy và có nổi gân. Cách lựa chọn này sẽ giúp nón lá tạo điểm nhấn nổi bật cho sản phẩm. Quá trình phơi lá cho mềm cũng được người thợ tỉ mỉ, để giai đoạn làm nón lá dễ dàng.

Bạn hãy phơi lá mềm từ 2 4 tiếng, lúc này lá cọ sẽ vừa mềm vừa phẳng. Khâu làm vành lá là khâu quan trọng nhất để tạo nên một chiếc nón lá đẹp. Người làm cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và sức dẻo dai bền. Khi chuốt tre cần phải chuốt tỉ mỉ, khi nào nan tre uốn cong mà không bị gãy thì được nhé. Sau đó người thợ sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn để tạo thành khung của một chiếc nón lá.

Thường nón lá sẽ có hình chóp vừa vặn và cân đều. Khi đã hoàn thành giai đoạn làm khung và lá, bạn hãy bắt tay vào bước chằm nón. Đây là khâu giữ cho khung và lá bán chặt vào nhau. Thường người thợ sẽ chằm nón bằng những sợi ni lông mỏng màu trắng có độ dai nhất định. Khi khâu chằm lá hoàn tất, người thợ sẽ bắt đầu dùng một loại dầu bóng và quết đều mặt ngoài của chiếc nón lúa. Sau đó đem sản phẩm vừa làm được phơi nắng. Lớp dầu bóng này có tác dụng bảo vệ lớp lá cọ bền bỉ theo thời gian khi đi nắng hoặc mưa.

Nét đẹp của chiếc nón lá đã đi sâu vào văn hóa và tiềm thức của người dân Việt, nó là hình ảnh quên thuộc và gắn liền với cuộc sống của người dân, nhất là người con gái Việt Nam. Đại diện cho người nông dân chân lắm tay bùn, chân đạp đất và đầu đội trời. Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.

Cách làm nón lá ngắn gọn - Mẫu số 1

Nón lá cọ là vật dụng quen thuộc và gần gũi trong đời sống người nông dân Việt Nam. Có thể nói nón lá cọ là vật đội đầu truyền thống, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tà áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Nón lá là vật dụng đội đầu có vai trò che nắng che mưa. Nón được làm từ lá cọ nên được gọi chung là nón lá. Nón lá cọ còn được xem là một trang phục truyền thống của dân tộc ta. Hình dáng của nón lá cọ rất đặc biệt. Nón có hình chóp tròn. Kích thước của nón thường có đường kính vành khoảng 50cm, cao 30cm. Nón lá cọ thường có màu trắng đục của lá. Tuy nhiên, người ta cũng có thể sơn màu để nón bền và đẹp hơn. Chất liệu để làm nón là lá cọ. Ngoài lá cọ, nón còn được làm từ nhiều loại lá khác. Tuy nhiên, nó làm bằng lá cọ là phổ biến nhất bởi lá cọ bền và dễ làm hơn các loại lá khác.

Cấu tạo của nón lá gồm có vành nón, chóp nón, lá cọ nguyên liệu và quai nón. Vành nón được làm từ những thanh tre uốn cong thành hình tròn có nhiều kích thước từ to nhất ở vành quai đến nhỏ dần ở chóp. những thanh tre được sơ chế kỹ lưỡng để chống mối, mọt và làm tăng độ bền. Nguyên liệu lá cọ chọn làm nón được tuyển lựa và xử lý cẩn thận, đảm bảo khô và dai. Lá được chằm vào vành khung bằng dây cước. Ở vành quai, người ta chằm sẵn hai móc quai.

Mỗi một chiếc nón thường sẽ có quai đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa. Quai nón được thắt chặt vào vành vai, khi đội, quai quàng ngang cằm cổ giữ nón không bị lệch hoặc rơi. Để tránh làm nón bị hỏng, ở chóp người ta thường chằm một lớp ni lông chống thấm nước. Toàn bộ nón được sơn một lớp dầu bóng hoặc sơn màu chống thấm nước và giúp nón bền đẹp hơn.

Để làm ra một chiếc nón lá cọ đơn giản, người ta phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết là chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: lá cọ đã qua xử lí, vành tre, kim khâu, cước khâu,… Đầu tiên, người ta cố định vành nón từ nhỏ đến lớn trên một cái khung. Sau đó xếp đều đặn lá cọ lên trên và dùng kim khâu khâu từng lá một cho dính chặt vào khung. Thao tác này gọi là chằm khung. Để nón lá đẹp, bền chắc các mũi kim phải đều đặn, lá phải xếp ngay ngắn, phủ kín không hở. Cứ lần lượt làm như thế cho đến khi lá cọ đã phủ hết vành nón là chuyển qua khâu bẻ vành, kết đỉnh.

Ở rìa lớn nhất của nón, lá còn dư sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng kim khâu kết chặt vành lớn và lá cọ sao cho khin khít. Để lá cọ không bị bung lên trong quá trình sử dụng, người thợ đã khéo léo cài một thanh tre mỏng nẹp chặt vành nón. Ở vành thứ 3-4 tính từ vành lớn, người thợ kết hai búi chỉ để cột quai nón.

Kết đỉnh là se khít đỉnh nón không để nước chảy vào. Phần này phía bên trong người ta thường ép thêm một lớp nilon mỏng chống nước. Các đường chỉ mỏng khin khít nhau làm cho chóp nón cứng cáp, bền chặt.

Chiếc nón lá không những là một vật dụng hữu ích mà từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong trong đời sống người Việt Trước hết, nón lá có vai trò che giữ cho đầu không bị ướt mưa, chói nắng, bảo vệ phần đầu trước mọi tác động của thiên nhiên. Bởi thế chiếc nón thường được con người sử dụng khi lao động hàng ngày.

Chiếc nón còn được sử dụng như một cái quạt làm mát trên những chặng đường xa, hay trong ngày hè nóng nực. Người nông dân dùng nón làm quạt xua đi nỗi mệt nhọc trên đồng ruộng. Không những thế, nhờ kĩ thuật ghép lá tỉ mỉ, chiếc nón đôi khi còn dùng để múc nước mà không hề chảy.

Chiếc nón lá gắn chặt với hình ảnh các bà, các cô, các thiếu nữ làm tăng thêm vẻ duyên dáng. Nhất là khi chiếc nón lá đi cùng với chiếc áo dài thướt tha tạo nên một vẻ đẹp quyến rũ vô cùng. Đó cũng là vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời nay của con người Việt Nam ta.

Chiếc nón lá còn được sử dụng như một dụng cụ ca múa, trang trí làm đẹp không gian. Hình ảnh chiếc nón còn đi vào thơ ca, nhạc, họa và các loại hình nghệ thuật khác trở thành biểu tượng của cái đẹp và tâm hồn bình dị, hồn hậu của con người Việt Nam.

Nón lá cọ đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều trang phục đội đầu, chiếc nón lá không còn được ưa chuộng như trước nhưng vẫn còn được các bà các cô ở những miền quê sử dụng hằng ngày.

Chiếc nón lá cọ là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá cọ vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Cách làm nón la ngắn gọn

Cách làm nón lá ngắn gọn - Mẫu số 2

Nón lá từ lâu đã trở thành nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chắc hẳn ai đó vẫn còn nhớ, hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá đã trở thành biểu tượng du lịch. Quả thực hình ảnh ấy có sức gợi cảm rất tốt. Đó là điểm ấn tượng của chúng ta đối với du khách và bạn bè quốc tế. Tại sao lại như vậy? Tà áo dài là trang phục truyền thống của chúng ta, vậy còn nón lá thì sao? Nón lá là vật dụng không thể thiếu của người Việt. Bởi lẽ, chúng ta là một nước nông nghiệp, việc làm ngoài trời rất nhiều lại cộng thêm thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng tiện lợi để che nắng khi làm việc và nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng mấp mô giữa đồng luôn là hình tượng khó có thể phai nhòa. Không chỉ thế, nón lá còn ra đời ở Huế – địa điểm hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Việt, từ lịch sử, cho đến ẩm thực, các loại hình nghệ thuật giải trí. Do đó, chiếc nón lá ngày càng trở nên quen thuộc với khách thập phương.

Nón lá cũng giống như các loại mũ khác có công dụng che nắng, che mưa. Nón lá có dạng hình chóp (hình nón). Đáy nón lá tròn trịa thường có đường kính khoảng 60 cm. Tuy nhiên ngày nay, nón lá không chỉ được sản xuất để đội đầu mà còn dùng làm vật trang trí nên đường kính có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất đa dạng. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa. Bởi tính chất dai, không thấm nước và héo lụi khi gặp nắng của hai loại lá này nên người ta chọn để làm nón. Cái tên nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm nón. Ngoài ra, nguyên liệu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Trước tiên là về lá làm nón. Lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng. Thường nón sẽ được làm bằng lá cọ nhiều hơn. Vì lá cọ mềm mại và dai hơn lá dừa. Lá làm nón phải đủ tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá được chọn sẽ mang về đem phơi héo từ 2 đến 4 tiếng để lá mềm hơn. Khi lá mềm, lá sẽ phẳng sẵn sàng để làm thành nón. Nguyên liệu tiếp theo là nan tre. Nan tre được chế biến từ thân cây tre, có độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre thường được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nan tre là vật dụng dễ kiếm ở Việt Nam. Bởi nó được là từ cây tre, một loài cây mọc thành bụi, có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Nguyên liệu cuối cùng là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các loại nguyên liệu, người làm nón sẽ bắt đầu vào các giai đoạn các bước làm thành sản phẩm – nón lá. Trước tiên là khâu làm vành nón. Đây là khâu vô cùng quan trọng để tạo ra sự chắc chắn cũng như bền đẹp của chiếc nón. Vành nón được làm bằng nan tre, người làm nón sẽ dùng sự khéo léo của mình để uốn nan tre đó thành những vòng tròn có đường đính từ nhỏ đến lớn sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Khung nón đã xong. Tiếp theo là giai đoạn chằm nón. Giai đoạn này, người làm nón sẽ dùng một loại dây có chất liệu đặc biệt, có độ dai và màu trong suốt được làm từ nilon. Nhờ loại dây chỉ đặc biệt này mà khung nón và lá nón được gắn kết với nhau. Người làm nón sẽ lấy từng lớp lá từng lớp để khâu tỉ mỉ chúng chắc chắn vào khung nón. Làm xong giai đoạn chằm nón này có thể được coi như đã thành sản phẩm hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là trang trí và hoàn tất sản phẩm. Trang trí nón lá có rất nhiều cách. Thường họ sẽ thểu hình ảnh hoặc chữ nên trên bề mặt nón hoặc bên trong nón có khâu kèm các hình ảnh thần tượng hoặc diễn viên. Ngày nay, trang trí nón rất đa dạng và không giới hạn, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ của người tiêu dùng. Cuối cùng sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu để tạo độ bóng cho bề mặt ngoài nón và để bảo quản độ bền màu cũng như độ mềm của lá nón khi sử dụng. Bây giờ, người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích là có thể dùng được. Dây quai nón thường là một dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón có tác dụng giữ chắc nón trên đầu khi sử dụng hoặc để treo nón lên cao khi không sử dụng đến. Giúp việc sử dụng và bảo quản nón dễ dàng hơn.

Ngày nay, nón lá được biết đến không chỉ là vật dụng không thể thiếu của các chị em, các bà các mẹ mà còn trở thành món quà lưu niệm của du khách, một đạo cụ trên sân khấu nghệ thuật. Nón lá đã trở thành một điểm đẹp nền văn hóa của nước ta. Là người Việt, không ai là không biết đến hình ảnh nón Huế nghiêng nghiêng của người con gái. Một biểu tượng dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam – nón lá.

Cách làm nón la ngắn gọn

Cách làm nón lá ngắn gọn - Mẫu số 3

Trên đất nước Việt Nam có khoảng trên năm mươi dân tộc được chia ra nhiều vùng miền khác nhau. Nhưng có ba khu vực chính: Bắc – Trung – Nam. Ở mỗi miền có phong tục tập quán riêng. Nếu nói về trang phục thì chiếc áo tứ thân là vật dụng đi kèm là nón quai thao sẽ là đại diện cho người Bắc. Còn ở miền Trung và miền Nam thì có áo dài nói chung áo bà ba nói riêng và người bạn đồng hành với chúng không ai khác chính là chiếc nón lá thân quen. Nó làm chiếc áo dài hay áo bà ba thêm phần duyên dáng và dịu dàng, tôn thêm nét đẹp cho người phụ nữ Việt.

Chiếc nón lá là một nhân tố của lịch sử lâu đời. Tiền nhân của nón lá được chạm khắc trên chiếc trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịnh từ khoảng 2500 – 3000 trống đồng năm trước công nguyên. Trải qua biết bao thời kì chống giặc ngoại xâm, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại cho đến nay. Và hiện nay các làng làm nghề chằm nón như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) và ở Phủ Cam (Huế) là làng nón đặc biệt nhất, những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu và nó cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

Một chiếc nón lá đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến mức tinh xảo trong từng mũi kim. Lá làm nón có thể dùng lá dừa hay lá cọ.

Lá dừa: để có được lá dừa thì phải mua từ trong Nam. Lá được vận chuyển và được làm trước khi chuyển đến nơi. Sau đó, chọn lọc lá để xử lí với lưu huỳnh nhằm đảm bảo được độ bền về thời gian và màu sắc của lá. Dẫu việc chọn lá có công phu nhưng chiếc nón làm ra cũng không sánh bằng nón được làm từ lá cọ.

Lá cọ: để khoác lên cho nón một chiếc áo với chất liệu tốt, người may phải công phu hơn từ việc chọn lá cho đến việc may và khâu. Những chiếc lá cọ phải có những yếu tố sau: lá non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá cũng trắng xanh. Nếu gân và thân lá đều trắng thì chiếc nón làm ra sẽ không được đẹp.

Một chiếc nón đạt đầy đủ tiêu chuẩn là phải có màu trắng xanh với những gân lá màu xanh nhẹ, mặt phải bóng, khi dán lên nón thì màu của gân nổi lên bề mặt thì mới đẹp mặt. Để đạt được điều đó, phải làm đúng theo các quy trình một cách tuân thủ.

Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (đối với lá cọ thì không phơi nắng). Sau đó thì phơi sương từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm ra. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá phải được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).

Với cây mắc sắt, những người thợ làm nón (thường là đàn ông) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ lớn hơn que tăm một chút. Sau đó uốn nan tre này thành những vòng tròn từ lớn đến bé và đều được bóng bẩy. Mỗi cái nón sẽ có 16 nan tre đã được uốn vòng như thế này. Những vòng ấy sẽ được đặt vào một khung bằng gỗ hình chóp theo vị trí từ dưới lên từ lớn đến bé. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay để những chiếc lá không bị chồng lên nhau hoặc xô lệch.

Kể về quá trình làm nón mà không nhắc đến nghệ thuật làm nón bài thơ ở Huế thì thật thiếu sót. Đặt biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp lá với lớp lá thứ nhất chỉ gồm hai mươi lá, còn lớp ngoài chỉ có ba mươi lá và lớp bài thơ thì được chèn ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người làm phải thật sự khéo léo sao cho khi chêm lá sẽ không làm cho lá bị chồng lên nhau hay bị xô lệch, như vậy thì chiếc nón lá của chúng ta sẽ có được độ thanh và mỏng.

Khi soi nón dưới ánh nắng, người ta sẽ thấy được bài thơ, hay nhìn rõ được chiếc cầu Tràng Tiền hoặc chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết đó đã tạo được nét đặc sắc riêng của nón bài thơ ở xứ Huế. Khi đội nón bài thơ người đội nó chắc hẳn hãnh diện lắm vì đã mang trên mình những danh lam thắng cảnh hay một bài thơ mang đậm sắc Việt.

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng những sợi ni lông dẻo, dai và săn chắc có màu trắng trong suốt. Các nón lá không được xộc xệch, đường kim chỉ phải đều. Khi nón lá được chằm hoàn tất người ta đính thêm cho chóp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho nón. Sau khi cho nón một điểm nhấn, thì người thợ sẽ phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền. Ở hai vòng tròn lớn bằng nan tre phần dưới của hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ đôi kết đối xứng hai bên để buộc quai.

Quai nón thường được làm bằng lục, the, nhung, với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí, càng làm cho nón thêm phần xinh xắn và càng làm tăng độ duyên dáng cho người đội nón. Chiếc nón lá cũng giống như người phụ nữ Việt Nam, không chỉ đẹp ở từng chi tiết mà còn đẹp ở cách thể hiện ở phần dáng nón. Những người thợ đã gửi gắm vào từng "đứa con những hình ảnh mang nét truyền thống văn hóa dân tộc.

Từ Bắc vào Nam, từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn, những chiếc nón lá trải đi khắp các nẻo đường và trở nên thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón không chỉ là vật dụng thân thiết, mà còn là người bạn thủy chung với người lao động đội nắng dầm mưa, đội nón ra đồng, đội nón đi chợ, nón còn là những chiếc quạt xua đi những mệt mỏi, mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn làm tăng nét duyên và tăng thêm nét nữ tính của người phụ nữ.

Vào mỗi buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo dài trắng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái dưới bộ áo dài duyên dàng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

Muốn nón lá được bền chỉ nên đội dưới nắng, không nên đi trong mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Nón lá là một những bề mặt của đất nước Việt Nam ta, vì thế hãy giữ gìn nó thật kĩ tránh làm hỏng nón. Hãy yêu quý cái nét truyền thống lâu đời đó, nón lá sẽ là một người bạn luôn sát cánh cùng chúng ta dẫu có nắng mưa gian khổ.

Cách làm nón la ngắn gọn