Cách trị chai chân tại nhà

Mỗi một điểm trên bàn chân đều tương ứng với một bộ phận của cơ thể và khi bàn chân xuất hiện các vết chai chân cứng thì cũng có nghĩa một bộ phận nào đó trong cơ thể đang “hỏng hóc”. Hãy theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời nhé. Những khu vực thường bị chai chân.

Khi nào chai chân cảnh báo bệnh?

Các vết chai chân xuất hiện ở các vị trí sau cần chú ý:

  • Nếu xuất hiện các vết chai ở đây, rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về xương. 
  • Các vết chai xung quanh gót là dấu hiệu cho thấy có những nguy cơ đối với khớp xương. 
  • Với một lớp da sần sùi ở vùng ngón út của chân phải – thật đáng lo ngại vì bạn sẽ gặp một mối nguy hiểm đang rình rập đó là rối loạn chức năng gan.
  • Xuất hiện vết chai sần ở ngón út chân trái – rất có khả năng tim bạn sắp có vấn đề. 
  • Lớp da bàn chân ở dưới các ngón chân này trở nên khô và kích ứng là tín hiệu dự báo bạn bị thiếu vitamin A, B, thần kinh bị căng thẳng,và cơ thể đã bị hao tổn quá nhiều năng lượng. 
  • Các vết chai sần xuất hiện trên bề mặt da của ngón cái chỉ cho chúng ta thấy chức năng làm việc của tuyến giáp.
  • Vết chai trải đều trên bề mặt bàn chân dưới là tín hiệu báo bạn đang bị rối loạn trao đổi chất, có khả năng dẫn đến các bệnh nội tiết.Loại trừ như thế nào?

Cách trị chai chân tại nhà

Chai chân có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân gây chai chân

Nguyên nhân các vết chai xuất hiện là do bạn xỏ một đôi giầy quá chật hoặc đi bộ lâu trong nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thật đáng mừng là chữa trị các vết chai không khó.

Có thể bạn quan tâm:

    • Tê bì tay chân có nguy hiểm không?
    • Bệnh chân tay lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
    • Chuột rút tay chân có phải là biểu hiện của bệnh đáng lo ngại?

Cách chữa chai chân

Cách đơn giản nhất là mua miếng cao dán sát khuẩn, dán kín và chỉ việc chờ đợi sự ra đi nhanh chóng của các vết chai. 

Lưu ý là không được đâm, chọc hay cắt vết chai vì như vậy nó sẽ bị nhiễm trùng ngay tức khắc. Tuy nhiên, việc dùng cao dán chỉ có tác dụng nhất thời, nếu muốn diệt trừ tận gốc, chúng ta chỉ có thể sử dụng liệu pháp lazer hoặc muối băng (đốt cháy bằng khí nitơ lỏng).

Cách trị chai chân tại nhà

Chăm sóc bàn chân đúng cách để tránh chai chân

Để cho da chân luôn mềm mạiĐể có được lớp da chân mềm mại, thoải mái, dễ chịu, hãy mua những loại kem bôi dạng gel có chứa vitamin A, giúp tăng độ đàn hồi cho da. Thời điểm tốt nhất để bôi kem là sau khi tắm. Nếu có điều kiện, nên chọn các loại kem dưỡng có thành phần chiết xuất từ thực vật. Ngoài ra, cần chú ý chế độ ăn uống, trút bỏ mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

Các loại thảo dược tốt cho da là cây chè, hoa cúc, cây tầm ma và các loại hạt dẻ. 

Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân vào chậu nước ướp hoa cúc, bạc hà, sâm và một vài loại cỏ thi, ngâm chân vào máy mát xa. Ăn các loại đậu Hà Lan, đậu đỏ, hành, gan bò, và lòng đỏ trứng gà cũng làm tăng tính đàn hồi cho da. Các nhà thẩm mỹ đã khuyên rằng nên cắt tỉa móng chân thường xuyên vì nó không chỉ giúp làm đẹp mà còn rất có lợi cho sức khoẻ.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Cục chai ở lòng bàn chân

Cục chai ở lòng bàn chân, giống như ở những vị trí khác, do đáp ứng với áp lực hay ma sát lặp lại liên tục để bảo vệ da bên dưới không bị tổn thương. Cục chai lòng bàn chân thường do mang giày chật hay không vừa, làm cho lòng bàn chân phải cọ xát nhiều với mặt trong của giày. Biểu hiện là một vùng da cứng, dày, ở một hoặc hai bàn chân.

Cục chai ở lòng bàn chân có khuynh hướng phát triển gần nền của các ngón chân, do ma sát với mặt trong của giày hay có những vấn đề về rối loạn dáng đi, biến dạng bàn chân hay ngón chân làm một số vị trí của bàn chân phải chịu áp lực nhiều.

Triệu chứng của cục chai ở lòng bàn chân là gì?

Cục chai điển hình không đau, đây là đặc điểm giúp phân biệt với mắt cá, thường đau khi ấn. Cục chai có thể thay đổi màu sắc theo thời gian, tạo những khoảng màu nâu, đen hay đỏ bên dưới lớp da cứng.

Điều trị cục chai ở lòng bàn chân như thế nào?

Hầu hết cục chai sẽ dần dần biến mất khi ngưng ma sát hoặc giảm áp lực. Một số khuyến cáo giúp hỗ trợ việc điều trị cục chai:

  • Ngâm vùng chai chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi da mềm;

  • Không chà xát, cạo mạnh hay nhiều lớp da dày, vì có thể sẽ làm cục chai chảy máu và gây nhiễm trùng;

  • Dưỡng ẩm mỗi ngày với lotion hay kem chứa salicylic acid hay urea sẽ giúp làm mềm dần cục chai;

  • Để tránh làm cục chai tiến triển tệ hơn có thể dùng đệm lót, đặt xung quanh cục chai;

  • Nếu cục chai chảy máu hay vỡ, thì cần giữ sạch và che phủ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy lành thương.

Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu khi cục chai to hơn, đau hay ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Bác sĩ có thể giúp loại bỏ một phần da cứng và đưa ra những lời khuyên về giày dép để giảm, ngăn ngừa tạo cục chai.

Cách trị chai chân tại nhà

Phòng ngừa xuất hiện cục chai ở chân

Cách phòng ngừa tốt nhất để ngăn xuất hiện cục chai ở lòng bàn chân là không nên mang giày dép quá chật. Giày gót thấp, thoải mái có đủ khoảng trống quanh các ngón chân là lựa chọn tốt nhất.

Mang vớ cũng giúp giảm ma sát và giảm tiến triển của cục chai.

Kết luận

Cục chai ở lòng bàn chân có khuynh hướng tái phát sau loại bỏ và một số trường hợp tiến triển nặng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chú ý cẩn thận trong lựa chọn giày dép và nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị, tư vấn các phương pháp phòng ngừa giúp ngăn chặn sự tiến triển và giảm tái phát cục chai ở lòng bàn chân.

Xem thêm: Chăm sóc da vùng gót chân

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương