Cách xây be xi măng nuôi baba

Nuôi baba trong bể xi măng là một giải pháp hợp lý cho nhiều hộ gia đình và ở nhiều địa phương, do điều kiện hạn chế về ao hồ đồng thời tăng khả năng kiểm soát ba ba. Sau đây, Trang Trại Bình Minh sẽ hướng dẫn bà con cách xây dựng mô hình nuôi baba trong bể xi măng.

Nuôi baba trong bể xi măng dần trở nên phổ biến

I. Tại sao phải nuôi baba trong bể xi măng?

Thứ nhất, Ba ba là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân tăng thu nhập để phát triển kinh tế gia đình, bên cạnh đó việc đầu tư để nuôi ba ba cũng là một bài toán đặt ra cho bà con đầu tư về giống về chỗ nuôi, thức ăn cho con ba ba cũng vô cùng lớn. Vì vậy, muốn nuôi ba ba có được hiệu quả kinh tế cao người nuôi cũng cần nắm vững những kiến thức cơ bản, nhất là các kỹ thuật về chọn giống, chăm sóc, xây dựng bể nuôi ba ba phù hợp và các kinh nghiệm nuôi ba ba hiệu quả.

Thứ hai, để ba ba phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao cần một môi trường chăm sóc ba ba tốt, không mất vệ sinh và cũng hạn chế được những sinh vật gây hại đến baba. Bể xi măng là một trong những giải pháp tốt nhất thỏa mãn hết những yếu tố đó.

Thứ ba là nuôi baba trong bể xi măng đỡ tốn diện tích, chi phí cũng không tốn kém,dễ dàng thu hồi lại vốn.

II. Quy trình xây bể xi măng nuôi baba

1. Bể nuôi baba cần xây như thế nào?

Bể nuôi ba ba cần được xây bằng gạch và láng xi măng. Mực nước sâu 0,6 – 1m. Có cống tràn [miệng cống ngang bằng lưới sắt] để giữ mức nước cố định có diện tích trên 10m ở mức cao nhất và có cống tháo nước ở đáy bể. Quanh bể nên để khoảng đất có bóng mát và bắc cầu cho ba ba từ bể lên bờ.

Bể nuôi baba được xây dựng bằng gạch và xi măng

2. Thả giống:

Trước khi thả giống phải dọn bể. Cần chọn những con giống khỏe, ngoại hình hoàn chỉnh, không bị xây xát… Con giống tốt nhất có trọng lượng 100g/con trở lên. Nên thả con giống có cùng cỡ và thả vào khoảng thời gian từ tháng 2 – 3 dương lịch.

3. Mật độ nuôi:

Con giống có trọng lượng từ 50 – 100g, thả 10 – 15 con/m2. Con giống có trọng luợng khoảng 200g thì chỉ thả 4 – 7 con/m2.

4.Thức ăn:

Bệ, máng đựng thức ăn phải được đặt ổn định, chìm dưới nước 20 cm. Trước khi cho ba ba ăn phải dọn bệ, máng sạch sẽ. Thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, chủ yếu là động vật như giun, ốc, hến… Lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho ba ba khoảng từ 5 – 8% trọng lượng ba ba có trong bể.

5. Chăm sóc:

Phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế việc tháo nước và đánh bắt gây hoảng sợ cho ba ba. Nước bể phải luôn sạch, không để bị thối bẩn. Nuôi vào mùa đông cần có biện pháp chống rét cho ba ba như dâng cao mực nước, thả bèo tây [lục bình]…

III, Một số chú ý khi nuôi baba trong bể xi măng

Khi nuôi baba trong bể xi măng bà con cần chú ý những chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng sau:

– Thức ăn của ba ba chủ yếu là động vật [sống hay đã chết] như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách… phế phẩm các lò mổ…

– Thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, cho ăn đều. Có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn v.v…

– Chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 – 43%.

– Không dùng bột cá mặn hay cá tép đã ướp mặn.

– Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 – 8% trọng lượng ba ba có trong bể. Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn.

– Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 – 32 độ C, trên 35 độ C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12 độ C ngừng ăn.

– Nuôi ba ba ở miền Bắc cần chú ý, trước khi vào mùa đông cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò… để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông.

Với các hộ nuôi ba ba để kinh doanh thì việc nuôi ba ba trong bể xi măng là một lựa chọn tối ưu giúp việc kinh doanh đạt hiệu quả và năng suất cao.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Ba ba là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân tăng thu nhập để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên việc đầu tư để nuôi ba ba không nhỏ. Muốn nuôi ba ba có được hiệu quả kinh tế cao người nuôi cũng cần nắm vững những kiến thức cơ bản, nhất là các kỹ thuật về chọn giống, chăm sóc, xây dựng bể nuôi ba ba phù hợp và các kinh nghiệm nuôi ba ba hiệu quả. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ thuật nuôi ba ba trong bể xi măng cơ bản nhất.

Bể nuôi ba ba cần được xây bằng gạch và láng xi măng. Mực nước sâu 0,6 – 1m. Có cống tràn [miệng cống ngang bằng lưới sắt] để giữ mức nước cố định có diện tích trên 10m ở mức cao nhất và có cống tháo nước ở đáy bể. Quanh bể nên để khoảng đất có bóng mát và bắc cầu cho ba ba từ bể lên bờ.

Trước khi thả giống phải dọn bể. Cần chọn những con giống khỏe, ngoại hình hoàn chỉnh, không bị xây xát… Con giống tốt nhất có trọng lượng 100g/con trở lên. Nên thả con giống có cùng cỡ và thả vào khoảng thời gian từ tháng 2 – 3 dương lịch.

Con giống có trọng lượng từ 50 – 100g, thả 10 – 15 con/m2. Đối với con giống có trọng luợng lớn hơn, khoảng 200g thì chỉ thả 4 – 7 con/m2

Xem thêm:  Kỹ thuật nuôi ba ba thịt

Phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế việc tháo nước và đánh bắt gây hoảng sợ cho ba ba. Nước bể phải luôn sạch, không để bị thối bẩn. Nuôi vào mùa đông cần có biện pháp chống rét cho ba ba như dâng cao mực nước, thả bèo tây [lục bình]…

Nguồn thức ăn sử dụng cho ba ba được phân theo 3 nhóm sau: thức ăn tươi sống, thức ăn khô và thức ăn công nghiệp. Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi ba ba đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính, một số nơi có điều kiện cho ăn thêm thức ăn khô, nói chung chưa có điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp.

Thức ăn tươi sống để nuôi ba ba gồm động vật còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn ôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Các động vật, thịt động vật sử dụng làm thức ăn cho Ba Ba gồm:

  • Cá tươi: cá mè trắng, cá tép dầu, cá mương, cá lành canh nước ngọt, cá Sơn, cá Linh, cá Chốt chuột, cá biển vụn…
  • Động vật nhuyễn thể: gồm các động vật nhuyễn thể nước ngọt [ốc vặn, ốc sên, ốc đồng, ốc nhồi, trai, hến] và các động vật nhuyễn thể như don, dắt…
  • Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại tôm, cua rẻ tiền, cả ở nước ngọt và nước mặn.
  • Côn trùng: chủ yếu là trùn quế, giun đất, nhộng tằm. Trùn quế có thể nuôi số lượng nhiều để chủ động, giun đất có thể nuôi để cho ăn, có thể bắt giun tự nhiên.
  • Động vật khác: thường là tận dụng thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm.

Xem thêm:  Cách phòng và trị bệnh cho ba ba

Thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, cho ăn đều. Có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn v.v… Có thể chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 – 43%.

Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 – 8% trọng lượng ba ba có trong bể. Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn.

Khi làm bể, máng đựng thức ăn cho ba ba cần đặt ổn định. Bệ được xây bằng gạch lát xi măng, trong ao nên có 2 – 4 bệ máng đựng thức ăn [máng được đóng bằng gỗ có thành cao 5 – 10cm]. Bệ, máng chìm ngập sâu 20cm. Có thể dùng mẹt, nia treo ngập nước 20cm. Cho ăn theo địa điểm qui định để ba ba quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày, dễ làm vệ sinh khu vực cho ăn.

Ba Ba mới nở ngày cho ăn 3-4 lần, Ba Ba giống 2-3 lần, Ba Ba thịt và Ba Ba bố mẹ 1-2 lần/ ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng.

Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày đêm: Ba Ba mới nở 15-16%, Ba Ba giống 10-12%, Ba Ba thịt và Ba Ba bố mẹ 3-6% so với trọng lượng Ba Ba nuôi trong ao.

Ba Ba mới nở cho ăn bằng động vật phù du, giun nước, giun quế. Sau 5-7 ngày nuôi chuyển cho ăn cá, tôm là chính. Nên chọn loại cá nhiều nạc, luộc cá gỡ thịt cho ăn chín tốt hơn cho ăn sống. Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ.

Xem thêm:  Kỹ thuật thu và ấp trứng ba ba

Trong tất cả các giai đoạn ương nuôi, nếu có điều kiện cho ba ba ăn giun càng nhiều càng lớn nhanh và béo khoẻ.

Video liên quan

Chủ Đề