Cách xét tuyển đại học như thế nào

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy [trái] giải đáp cho thí sinh sáng 27-4 - Ảnh: NAM TRẦN

Tại buổi giao lưu, PGS.TS NGUYỄN THU THỦY - quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT - đã giải đáp những thắc mắc của thí sinh về tuyển sinh đại học năm nay trong bối cảnh thay đổi thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới.

* Hình thức tuyển sinh phổ biến của các trường ĐH trong năm nay là gì?

- Một số trường đã công bố các phương án tuyển sinh. Phổ biến vẫn là những phương thức đã sử dụng trong ba năm qua: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ THPT, kết quả kiểm tra đánh giá năng lực [thông qua kỳ thi riêng của một số trường đại học tổ chức], sử dụng điểm các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; thi học sinh giỏi quốc gia; thi văn hóa, kiểm tra các môn năng khiếu; phỏng vấn...

* Việc nộp hồ sơ tuyển sinh đại học năm nay được tiến hành ra sao?

- Thí sinh có sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, sẽ đăng ký xét tuyển tại trường THPT, cùng thời điểm đăng ký dự thi THPT. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành, nhiều trường, tuy nhiên các nguyện vọng phải xếp theo thứ tự ưu tiên như năm 2019.

Thí sinh đăng ký vào trường có sơ tuyển [các trường công an, quân đội] hoặc xét tuyển vào các ngành có tổ hợp môn năng khiếu thì cần phải thực hiện theo các quy định của trường [tham dự sơ tuyển, tham dự các kỳ thi năng khiếu do trường tổ chức].

Đối với các trường tổ chức thi hoặc xét tuyển theo phương thức khác, thí sinh sẽ phải thực hiện theo quy định riêng của từng trường, có thể đăng ký xét tuyển online, nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện hoặc nộp tại trường đại học.

* Năm nay chỉ có 5 đầu điểm của 5 bài thi, vậy các trường sẽ phải xây dựng tổ hợp như thế nào để lấy kết quả của kỳ thi cho việc xét tuyển?

- Đây là kỳ thi đánh giá để xét tốt nghiệp THPT nên bài thi tổ hợp sẽ chỉ có một đầu điểm chung thay vì tính điểm thành phần như kỳ thi THPT quốc gia trước đây.

Trên cơ sở quy định 5 bài thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện quy chế tuyển sinh. Trong đó quy định các tổ hợp xét tuyển đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo và phù hợp với quá trình học, ôn tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh muốn xét tuyển đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp.

Dự kiến trong dự thảo Quy chế tuyển sinh quy định có các tổ hợp xét tuyển gồm hai đến ba bài thi, trong đó cần phải có môn toán hoặc ngữ văn. Nếu tổ hợp chỉ có hai bài thi thì bài thi còn lại phải là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ngoài ra, không sử dụng nhiều hơn bốn tổ hợp bài thi để xét tuyển cho một ngành/nhóm ngành [những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau cũng được coi là một tổ hợp].

* Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 nhằm mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT, còn các trường đại học phải tự chủ tuyển sinh. Điều này có dẫn đến thí sinh kéo về thành phố lớn thi đại học, gây tốn kém và tạo ra nhiều áp lực cho xã hội?

- Với chủ trương tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, minh bạch gồm năm đầu điểm [môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, một môn tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội] phần lớn các trường đại học hiện nay vẫn xác định có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học, đồng thời kết hợp với các phương thức tuyển sinh các trường tự chọn.

Đề thi năm nay sẽ vẫn có độ phân hóa, từ đó phân loại được các em học sinh đạt chuẩn [chuẩn đầu ra của giáo dục THPT], những em trên chuẩn, trên chuẩn bao xa... giúp các trường đại học sử dụng để xét tuyển. 

Sẽ chỉ có những trường đại học thuộc nhóm ngành đào tạo đặc thù như y dược, công an, quân đội, hoặc nhóm trường, nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật... và một số ít trường đại học có mức độ cạnh tranh cao, có những yêu cầu riêng về chất lượng đầu vào có nhu cầu tự tổ chức các bài kiểm tra đánh giá năng lực riêng.

Đồng thời, các đại học quốc gia, đại học vùng sẽ có xu hướng liên kết để tổ chức tuyển sinh chung. Trên cơ sở đó các trường nhỏ hơn có thể sử dụng kết quả bài kiểm tra năng lực chung đó để xét tuyển.

Do vậy, năm nay sẽ không có quá nhiều trường tổ chức thi [hay kiểm tra] để tuyển sinh riêng, nếu có là các bài kiểm tra đánh giá năng lực đặc thù riêng. 

Cũng sẽ không có nhiều cuộc thi hay bài thi diễn ra trong nhiều đợt nên không thể lặp lại tình trạng tập trung quá đông thí sinh về một điểm, trong một thời gian. Do đó sẽ không tạo nên áp lực về luyện thi, thi quá nhiều hay đổ dồn về các khu đô thị lớn.

Phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH: nhiều câu hỏi gửi Bộ GD-ĐT

NGỌC DIỆP

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có hơn 20 phương thức xét tuyển vào các trường đại học và cao đẳng. Mỗi phương thức xét tuyển có những ưu điểm riêng phù hợp với nhóm người học khác nhau. Vậy xét tuyển đại học bằng phương thức nào ưu thế hơn?

Thông tin này được chia sẻ trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên được phát sóng trên Đài phát thanh - truyền hình Đắk Nông lúc 16 giờ ngày 17.4, với chủ đề “Bí quyết trúng tuyển ĐH: Ưu thế của mỗi phương thức xét tuyển” đồng thời phát tại: thanhnien.vn và các mạng xã hội Facebook, YouTube và TikTok của Báo Thanh Niên.

Vì sao xét học bạ cần cả tiêu chí hạnh kiểm ?

Chia sẻ tại chương trình, tiến sĩ Đinh Văn Phúc, Trưởng đại diện tuyển sinh Trường ĐH Duy Tân tại TP.HCM, cho biết trường có 4 phương thức tuyển sinh. Cụ thể, các phương thức gồm: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng, xét học bạ và dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực.

Các chuyên gia tư vấn cho thí sinh chọn phương thức xét tuyển đại học

Trong đó, tiến sĩ Phúc lưu ý các phương thức riêng của trường đều có nhiều cách thức xét tuyển khác nhau để tạo thêm lựa chọn cho thí sinh [TS]. Chẳng hạn, phương thức xét học bạ của trường có 2 cách xét dựa vào điểm học tập năm lớp 12 hoặc điểm trung bình lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Ở phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, trường cũng có 2 căn cứ trên điểm thi của ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.

Còn thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho biết trường có 4 phương thức xét tuyển năm 2022. Đặc biệt, phương thức xét dựa vào học bạ cũng có 2 cách tính điểm: điểm 5 học kỳ và cả năm lớp 12. Trong đó, phương thức xét 5 học kỳ trường có thêm một tiêu chí đặc biệt trong phương thức học bạ là TS cần có hạnh kiểm lớp 12 từ khá trở lên. Bên cạnh đó, trường còn xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Nói thêm về tiêu chí hạnh kiểm, thạc sĩ Cao Quảng Tư cho biết có thể nói đây là trường duy nhất có yêu cầu tiêu chí hạnh kiểm trong phương thức xét học bạ. “Như xu hướng tuyển sinh của các trường nước ngoài, bên cạnh điểm số và ngoại ngữ, trường rất chú trọng đến tiêu chí đạo đức của người học. Mục tiêu là từ bậc phổ thông và sau 4 năm học ĐH, sinh viên ra trường sẽ có những điều kiện năng lực, phẩm chất đi làm và trở thành công dân toàn cầu”, ông Tư lý giải.

Nhiều phương thức xét tuyển mở ra nhiều cánh cửa cho thí sinh

Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, nhận định: “Nhìn sơ qua phương thức tuyển sinh các trường thì giống nhau nhưng chi tiết lại rất khác nhau”. Ông Thái lấy ví dụ ở phương thức xét tuyển Trường ĐH Văn Hiến, ngoài phương thức xét học bạ trường đang nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 2 đến hết ngày 31.5, TS có thể xét tuyển vào trường bằng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển thẳng. Riêng 2 ngành thanh nhạc và piano kết hợp xét tuyển và thi tuyển các môn năng khiếu.

Trước câu hỏi phương thức nào ưu thế nhất, thạc sĩ Thái cho rằng: “Nhiều phương thức xét tuyển không có nghĩa làm khó TS mà còn mở ra nhiều cánh cửa, con đường và cơ hội cho người học. Tùy từng giai đoạn có kết quả tốt nhất, người học sẽ có được phương thức xét tuyển phù hợp với bản thân”.

Đồng quan điểm, ông Võ Ngọc Nhơn, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng cho rằng phương thức xét tuyển là cách để trường tìm được người học phù hợp và cách để TS tìm được con đường vào ĐH phù hợp. Với sự đa dạng của các trường, TS cần nghiên cứu đề án tuyển sinh từng trường. “Các bạn có thể sử dụng đồng thời nhiều phương thức để tối ưu hóa con đường vào ĐH. Trong đó, phương thức xét điểm học bạ là phương thức TS có thể cải thiện được điểm số ở học kỳ 2 lớp 12 nếu kết quả trước đó chưa tốt. Với phương thức xét tuyển sớm này, TS giảm được áp lực ở kỳ thi tốt nghiệp THPT”, ông Nhơn phân tích.

Nói thêm về ưu điểm của phương thức xét học bạ, cũng theo ông Nhơn, điều kiện tiên quyết của phương thức xét học bạ là tốt nghiệp THPT nhưng ưu điểm rất lớn của phương thức xét này là không giới hạn tuổi tác người đăng ký xét tuyển.

Đừng để trúng tuyển nhưng bị mông lung

Giải đáp những băn khoăn của học sinh về việc nộp hồ sơ và lựa chọn nguyện vọng, thạc sĩ Cao Quảng Tư nói: “Các phương thức xét tuyển là độc lập, thời gian xét khác nhau nên TS có thể đăng ký đồng thời nhiều phương thức. TS cũng có thể đăng ký 1 phương thức vào nhiều ngành nhưng cách này các trường ĐH không khuyến khích nếu đó là những ngành trái ngược nhau, điều này làm phân tán chính TS trong việc chọn ngành của người học”. Do vậy, theo thạc sĩ Tư, TS có thể lựa chọn nhiều tổ hợp khác nhau, nhiều phương thức vào một ngành hoặc những ngành liên quan.

“Không giới hạn nguyện vọng nhưng các em không nên đăng ký quá nhiều để tránh rơi vào tình trạng rối, trúng tuyển nhưng không biết chọn ngành nào để học. Bởi điều quan trọng là dù trúng tuyển nhiều nguyện vọng nhưng chỉ được nhập học 1 trường, 1 ngành, 1 phương thức”, ông Tư lưu ý.

Thạc sĩ Trần Mạnh Thái bổ sung: “Có những TS đăng ký gần 100 nguyện vọng, đó là quyền lợi nhưng TS cần cân nhắc kỹ lưỡng. Việc đăng ký cần dựa trên mục tiêu rõ ràng.

Người học hãy hình dung bức tranh khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc gì, công việc đó học ngành nào, ngành đó được đào tạo ở trường nào để lựa chọn”. Theo ông Thái: “Không nên chỉ sử dụng một vài nguyện vọng nhưng nếu quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng bị mông lung, chỉ nên chọn từ 5 - 10 nguyện vọng”.

Với các ngành thuộc khối khoa học sức khỏe, ông Võ Ngọc Nhơn lưu ý thêm, trong thời điểm chưa có điểm lớp 12 và kết quả xét tốt nghiệp, TS đăng ký căn cứ trên điều kiện về điểm xét tuyển các trường đưa ra. Nhưng trong thời gian tới, TS cần nỗ lực đạt được tiêu chí học lực theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề