Vì sao chất rắn và chất lỏng khó nén

Kiến Guru gửi tới bạn đọc hướng dẫn giải lý 10 trang 154-155 sách giáo khoa cơ bản giúp các bạn hiểu sâu hơn về bài cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí . Gồm 8 bài nằm ở 2 trang 154-155 sách khoa , các câu đều khá cơ bản và có hướng dẫn giải chi tiết . Mời các bạn cùng xem với kiến nhé.

I. Lý thuyết cần nắm để giải lý 10 trang 154-155

Nội dung về cấu tạo chất lý thuyết 

II. Giải lý 10 trang 154-155 SGK

1. Giải  lý 10: Bài 1 [trang 154 SGK Vật Lý 10]

Hướng dẫn giải

- Các chất trong môi trường của nó được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

- Các phân tử chuyển động không ngừng trong môi trường .

- Các phân tử chuyển động càng nhanh, nhiệt độ của vật càng cao.

2. Giải lý 10: Bài 2 [trang 154 SGK Vật Lý 10]

Có thể so sánh các thể khí thể lỏng thể rắn về các mặt sau đây:

- Loại phân tử,

- tương tác phân tử

- chuyển động phân tử

Hướng dẫn giải

- Ở thể khí các nguyên tử, phân tử ở xa nhau.

- Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu nên các nguyên tử, phân tử chuyển dộng hoàn toàn hỗn độn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

- Ở thể rắn, các nguyên tử, phân tử ở gần nhau.

- Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các nguyên tử, phân tử này ở các vị trí xác định chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

- Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí nên giữ được các nguyên tử, phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các nguyên tử, phân tử ở những vị trí xác định. Các nguyên tử, phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.

3. Giải lý 10: Bài 3 [trang 154 SGK Vật Lý 10] 

Nêu các tính chất của chuyển động của phân tử

Hướng dẫn giải

+ Loại phân tử : đều giống nhau [cùng một chất]

+ Tương tác phân tử :  Khí bé hơn lỏng bé hơn rắn

+ Chuyển động phân tử :

- Chất khí : chuyển động tự do, hỗn loạn

- Chất lỏng : chuyển động xung quanh các vị trí cố định trong thời gian ngắn rồi chuyển vị trí khác.

- Chất rắn : chuyển động xung quanh vị trí cố định.

4. Giải lý 10:  Bài 4 [trang 154 SGK Vật Lý 10]

Định nghĩa khí lí tưởng

Hướng dẫn giải

Là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm với nhau

5. Giải lý 10 Bài 5 [trang 154 SGK Vật Lý 10]

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ?

A. Chuyển động không ngừng

B. Giữa các phân tử có khoảng cách

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Hướng dẫn giải

Chọn C.

Theo thuyết động học phân tử: Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

6. Giải lý 10 Bài 6 [trang 154 SGK Vật Lý 10]

Khi khoảng các giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. Chỉ có lực hút

B. Chỉ có lực đẩy

C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng thực tế lực đẩy lớn hơn lực hút

D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng thực tế  lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

Hướng dẫn giải

Chọn C.

Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thù lực hút mạnh hơn đẩy.

7. Giải bài tập vật lý 10 Bài 7 [trang 155 SGK Vật Lý 10]

A. Chuyển động hỗn loạn

B. Chuyển động không ngừng

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Hướng dẫn giải

Chọn D.

- Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng [chuyển động nhiệt]. Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.

8. Giải lý 10 Bài 8 [trang 155 SGK Vật Lý 10] 

Nêu ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút , lực đẩy.

Hướng dẫn giải

Ví dụ về lực hút giữa các phân tử: cho hai thỏi chì có mặt nhẵn tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau [vì khi đó khoảng các giữa các phân tử ở 2 mặt gần nhau]

Cho chất khí nhốt vào một xilanh rồi đẩy pittông nén lại. Ta chỉ nén khối khí đến một thể tích nào đó thôi vì khi đó lực đẩy giữa các phân tử là rất lớn, chống lại lực nén của pittông.

CÁC BẠN CÓ BIẾT ?

Plasma 

Trong lòng mặt trời , nhiệt độ lên tới hàng chục triệu độ. Ở nhiệt độ này vật chất không tờn tại dưới dạng ba trạng thái cấu tạo thường gạp là khí, lỏng và rắn mà tồn tại dưới một trạng thái đặc biệt gọi là plasma. Trạng thái plasma, vật chất không tồn tại dưới dạng các nguyên tử mà dưới dạng các ion. Trên Trái Đất, trạng thái plasma rất hiếm ; tuy nhiên, trong vũ trụ lại có tới trên 99% vật chất đang tồn tại dưới dạng plasma.

Giải lý 10 các bài tập này do Kiến Guru biên soạn để tổng hợp các lý thuyết và các bài tập cơ bản. Nó sẽ giúp cho các bạn cũng cố lại được kiến thức và tìm hiểu thêm về các hiện tượng như plasma. Các bạn hãy đọc và bổ sung những thiếu sót của mình nhé!

Sự khác biệt giữa chất lỏng và chất khí - Khoa HọC

Chất lỏng và Khí

Mọi chất được tìm thấy trong vũ trụ của chúng ta đều tồn tại ở một trong bốn pha là rắn, lỏng, khí và plasma. Mặc dù, plasma là một pha được tìm thấy nhiều hơn ba pha còn lại, nó xuất hiện nhiều hơn ở các ngôi sao nóng và các hành tinh khác. Vì vậy, nó chủ yếu là chất rắn, chất lỏng và chất khí mà chúng ta bắt gặp. Có nhiều điểm giống nhau trong chất lỏng và chất khí mặc dù có những điểm khác biệt cần được làm nổi bật.

Ví dụ tốt nhất về chất lỏng và khí trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là nước là chất lỏng nhưng trở thành chất khí khi chúng ta cung cấp nhiệt cho nó và đưa nó đến điểm sôi. Hơi nước được tạo ra là nước ở trạng thái khí. Một cách khác mà nước chuyển sang trạng thái khí là khi bay hơi.

Chất lỏng

Chất lỏng là trạng thái của vật chất trong đó chất có thể tích xác định nhưng không có hình dạng và có hình dạng của vật chứa trong đó nó được đặt. Các phân tử trong chất lỏng được sắp xếp lỏng lẻo và chúng có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này sang nơi khác chứng tỏ lực hút giữa các phân tử nhỏ. Chất lỏng có một tính chất đặc biệt là chảy. Chúng cũng có một đặc tính được gọi là thấm ướt, là cảm giác dính đặc trưng của tất cả các chất lỏng. Các chất lỏng khác nhau có độ nhớt khác nhau là lực cản của chất lỏng khi chảy. Một tính chất khác của chất lỏng là sức căng bề mặt làm cho bề mặt của chất lỏng hoạt động như một màng đàn hồi mỏng. Trong trường hợp của nước, sức căng bề mặt cho phép nó tạo ra những giọt hình cầu.


Khí ga

Khí là pha của vật chất mà chất không có hình dạng hoặc thể tích riêng và chiếm không gian trống ở bất cứ nơi nào có sẵn. Bạn hẳn đã nhận thấy tính chất này khi một người mặc mùi hương trên cơ thể bước vào phòng và hương thơm lan tỏa đến cả một người ngồi ở góc xa của căn phòng. Khí được tạo thành từ các phân tử có rất ít lực hút giữa các phân tử do đó chuyển động tự do theo mọi hướng. Các phân tử của chất khí có đủ năng lượng để thắng lực hút giữa các phân tử. Điều này cho phép các hạt di chuyển ra xa nhau và các chất khí do đó có mật độ rất thấp.

Sự khác biệt giữa chất lỏng và chất khí

• Cả chất lỏng và chất khí đều thuộc về trạng thái vật chất gọi là plasma vì đặc tính chung là chảy.

• Tuy nhiên, cả hai đều có những đặc tính riêng biệt. Chất lỏng khó nén hơn chất khí vì chúng có lực hút giữa các phân tử lớn hơn.

• Nếu bạn có một khối lượng nhất định của chất lỏng, nó sẽ có một thể tích xác định giống như hình dạng của vật chứa mà nó được đặt.


• Mặt khác, khí không có thể tích cố định và tiếp tục nở ra theo mọi hướng trừ khi được giữ trong bình chứa được đậy kín.

• Trong khi chất lỏng hình thành bề mặt tự do, điều này không thể xảy ra trong trường hợp chất khí.

Video liên quan

Chủ Đề