Cách xưng hô trong tiếng Việt cho người nước ngoài

Những lưu ý về xưng hô trong hoạt động giao tiếp đối ngoại.

Xưng hô là vấn đề khá hệ trọng trong công tác ngoại giao. Gọi đúng tên một quốc gia, một tổ chức hay đúng tên, chức vụ, tước hiệu một người hay dùng câu xưng hô một cách lịch sự, chuẩn xác phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với địa vị của mình và của đối tượng giao tiếp là một yêu cầu quan trọng trong ngoại giao.

Trong các văn kiện hay thư tín ngoại giao, trong lời phát biểu tại các hoạt động ngoại giao chính thức, tên một quốc gia, tổ chức, cá nhân cùng với chức vụ cần được gọi đúng và đầy đủ, chuẩn xác.

Ví dụ: Ngài Nguyễn Văn A, Đại sứ Đặc mệnh toàn toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Còn trong giao tiếp trực tiếp, những cuộc giao tiếp xúc không chính thức, đặc biệt là giữa những người ngang cấp, có xu hướng gọi nhau ngắn gọn và xưng hô với nhau một cách thân mật. Ví dụ: Ngài Nguyễn Văn A, Đại sứ Việt Nam.

Một quốc gia, một tổ chức có tên gọi chính thức đầy đủ của quốc gia hay tổ chức đó. Đối với quốc gia tên gọi chính thức đầy đủ chính là quốc hiệu của quốc gia. Chính vì vậy, trong quan hệ quốc tế, khi gọi tên một quốc gia, một tổ chức cần chính xác. Khó có thể chấp nhận được khi người ta gọi tên một quốc gia hay một tổ chức theo cảm tính, thêm vào những từ không phù hợp.

Trong thực tế không phải chỉ có những người hiểu biết về quan hệ quốc tế gọi tên một quốc gia hay một tổ chức sai mà có lúc có cả những cán bộ có kinh nghiệm hay trên phương tiện thông tin chính thống cũng gọi chưa đúng. Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ như Liên bang Nga được thêm từ Cộng hòa thành Cộng hòa Liên bang Nga, gọi các nền kinh tế thành viên APEC thành các quốc gia hay các nước thành viên APEC hay Hội nghị các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp thành Hội nghị các quốc gia hay các nước nói tiếng Pháp.

Mỗi dân tộc có truyền thống trong cách gọi tên riêng một người, có nước yêu cầu gọi tên đầy đủ kể cả họ, tên và cả tên đệm hoặc cả tên thánh, có dân tộc khi gọi tắt và thân mật thì gọi bằng họ, cũng có nước trong trường hợp gọi tắt và thân mật thì gọi bằng tên, cũng có nước bên cạnh tên khai sinh còn có tên gọi thân mật hoặc bí danh thường dùng.

Việc gọi tên một người tưởng chừng đơn giản, nhưng trong thực tế giao tiếp đối ngoại lại là một việc đòi hỏi rất cẩn trọng, một mặt yêu cầu phải phát âm đúng, mặt khác tùy hoàn cảnh giao tiếp, tùy mối quan hệ cá nhân mà cách gọi tên có khác nhau. Việc gọi tên một cá nhân không đúng có thể gây ra những hiều nhầm đáng tiếc, nhẹ thì có thể bị coi là người thiếu lịch sự, nặng thì có thể bị coi là trịch thượng hay lỗ mãng.

Đối với chức vụ của một cá nhân, trong giao tiếp quốc tế khi xưng hô cũng rất cần lưu ý. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức có hệ thống tổ chức điều hành không hoàn toàn giống với một quốc gia hay một tổ chức khác. Ở quốc gia này có thể trong hệ thống tổ chức có chúc vụ này mà quốc gia không có thậm chí không có một chức vụ tương tự. Và ngay cả khi giữa các quốc gia hay tổ chức các chức vụ tương đương với nhau nhưng cách gọi tên lại không hoàn toàn giống nhau.

Trong quan hệ quốc tế, một số chức vụ lãnh đạo cao cấp của một quốc gia có những danh từ chung để gọi, khi dùng những danh từ này cần phân biệt chính xác. Danh từ "Nguyên thủ Quốc gia" để gọi Người đứng đầu Nhà nước của các quốc gia, tùy theo hình thức tổ chức nhà nước của quốc gia, đó có thể là Tổng thống, Chủ tịch nước, Vua, Nữ hoàng, Quốc vương, Hoàng đế hay Sultan... Đối với các vị Lãnh đạo của quốc gia có chức vụ là Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Chính phủ hay Chính phủ của mỗi quốc gia, được gọi chung là "Người đứng đầu Cơ quan hành pháp hay người đứng đầu Chính phủ". Chính vì có sự nhầm lẫn cách gọi này mà có lúc, ở chỗ này hay chỗ kia đã gọi tên hay xưng hô không chính xác.

Có người đã nói trong thời gian diễn ra Hội nghị APEC tại Việt Nam năm 2006, có 5 Nguyên thủ Quốc gia nước ngoài thăm song phương Việt Nam. Thực tế không phải như vậy, trong 5 chuyến thăm song phương có 4 vị Nguyên thủ Quốc gia là Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Nga và Tổng thống Chile còn một chuyến thăm của Người đứng đầu Chính phủ, đó là Thủ tướng Nhật Bản.

Bên cạnh chức vụ, ở một số nước đặc biệt là những nước theo chế độ quân chủ, nhiều người còn có tước hiệu hoặc được phong tặng tước hiệu quý tộc. Đối với các tước hiệu này, ở mỗi quốc gia cũng có những quy định khác nhau. Có nước có tập quán khi gọi tên một người luôn luôn đi liền với tước hiệu mà người đó có, cũng có nước tập quán quy định chỉ trong những nghi lễ chính thức thì mới cần gọi với đầy đủ tước hiệu còn trong những giao tiếp thông thường thì có thể không cần.

Ngoài việc gọi tên, chức vụ, tước hiệu đối với một cá nhân trong giao tiếp quốc tế còn có những quy tắc lịch thiệp trong thưa gửi và xưng hô. Khi thưa gửi và xưng hô với một người cần lưu ý thưa gửi và xưng hô phải phù hợp với chức vụ và tước hiệu của người đó, tuân thủ những quy tắc chung theo tập quán quốc tế và các quy định hay thông lệ của quốc gia hay tổ chức của người đó.

Ví dụ: Với Vua: Kính gửi: His Majesty hoặc Her Majesty hoặc Their Majesties, xưng hô: Your Majesty hoặc Your Majesties; đối với Sultan: Kính gửi: His Highness hoặc Their Highness, xưng hô: Your Highness; với những Người đứng đầu Nhà nước hay Chính phủ khác hoặc với các quan chức cấp cao quốc gia, Đại sứ thông thường là: Kính gửi: His hoặc Her Excellency, xưng hô: Your Excellency...

Trong tiếng Việt các đại từ danh xưng khi thưa gửi và xưng hô trong giao tiếp quốc tế được sử dụng là Ngài, ông/bà/cô. Dùng từ Ngài, đại từ danh xưng có mức độ kính trọng cao nhất trong tiếng Việt cho đối tượng nào, đây là vấn đề còn có nhiều cách hiểu khác nhau khi giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam. Có người cứ thấy người châu Âu gọi là Ngài, có người gọi ngài không chỉ đối với một vị Đại sứ nước ngoài mà với bất kỳ một cán bộ nhân viên nào của Đại sứ quán nước ngoài.

Việc gọi ai là Ngài nhiều nước có quy định khá chặt chẽ và cụ thể. Có nước quy định từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên và Đại sứ mới được gọi Ngài. Việt Nam chưa có quy định này vì vậy việc gọi Ngài ở nước ta tương đối tùy tiện. Vậy thì đối tượng người nước ngoài nào khi giao tiếp nên gọi là Ngài, có lẽ chỉ nên gọi Ngài đối với những người có chức vụ lãnh đạo từ cấp Bộ và tương đương trở lên và Đại sứ.

Trong xu thế mở cửa kinh tế, nhiều người nước ngoài cũng đang mở rộng địa bàn làm việc và sinh sống ở nước ta. Vì thế, dịch vụ dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng dần phát triển theo. Thông qua việc học tiếng Việt, người nước ngoài sẽ dễ dàng hòa nhập vào cộng động Việt Nam, thuận tiện hơn trong công việc và sinh hoạt của họ. Thế nhưng, việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài không phải là điều đơn giản. Để dạy tốt, các gia sư cần sở hữu các kỹ năng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Những khó khăn khi học tiếng Việt của người nước ngoài

Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ phổ thông

Hiện nay, tiếng Việt chỉ sử dụng duy nhất ở Việt Nam và một số khu vực cộng đồng người Việt ở nước ngoài [tỷ lệ này rất thấp]. Vì thế, đây không phải là ngôn ngữ phổ thông. Người nước ngoài khi mới tiếp cận sẽ khá bỡ ngỡ. Họ không biết học từ đâu và học như thế nào để đạt kết quả tốt.

Gặp cản trở về thanh điệu

So với các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất. Khi thay đổi thanh điệu, một số từ sẽ thay đổi cả về mặt ngữ nghĩa lẫn cách đọc. Chính bởi tính phức tạp trong thanh điệu mà khi học tiếng Việt, nhiều người nước ngoài thường rơi vào nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.

Phức tạp trong cách xưng hô

Khi giao tiếp, cách xưng hô sẽ nói lên mối quan hệ giữa những người đang đối thoại với nhau. Khi xưng hô đúng và hợp lý, mối quan hệ sẽ được thúc đẩy tích cực. Ngược lại, khi xưng hô sai hoặc không đúng, người đối diện sẽ đánh giá bạn mất lịch sự, không lễ phép. Cách xưng hô trong tiếng Việt lại càng khó hơn. Cách xưng hô trong tiếng Việt còn phức tạp khi dựa vào vị trí xã hội, tuổi tác, giới tính,…

Cách xưng hô trong tiếng Việt phức tạp hơn nhiều ngôn ngữ khác.

Kỹ năng cơ bản cần có khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Thành thạo phương pháp dạy

Dạy học cho người Việt và dạy cho người nước ngoài không giống nhau. Đối với người chưa thành thạo tiếng Việt, khi dạy bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì thế, trước khi tiến hành dạy cho họ, gia sư bắt buộc phải chuẩn bị thật tốt về tâm lý và vạch ra được phương pháp giảng dạy đúng đắn. Khi truyền đạt kiến thức, bạn nên lấy càng nhiều ví dụ cụ thể càng tốt. Điều này sẽ giúp người nước ngoài dễ hình dung hơn và tiếp thu tiếng Việt nhanh hơn. Ngoài ngôn ngữ hình thể thể hiện qua các cử động tay chân khi giảng dạy, bạn nên sử dụng thêm các công cụ trực quan như tranh ảnh, sách báo minh họa.

Khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trước tiên cần phải thành thạo phương pháp giảng dạy.

Hiểu sâu sắc tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Kỹ năng cơ bản tiếp theo cần có khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đó chính là bạn phải am hiểu sâu sắc tiếng Việt và văn hóa người Việt Nam. Một giáo viên muốn dạy tốt điều cơ bản nhất họ phải có chính là kiến thức tốt. Bạn không thể dạy tiếng Việt thành thạo cho người nước ngoài khi bản thân mình không nắm rõ các nguyên âm, phụ âm, cách phát âm, ngữ pháp, câu cú tiếng Việt,…

Đối với những người nước ngoài đang sinh sống hoặc làm việc tại nước ta, họ còn cần phải am hiểu cả nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, khi dạy tiếng Việt cho họ, bạn cũng cần trang bị tốt kiến thức văn hóa Việt để chia sẻ đến họ khi cần thiết. Trong quá trình học, đôi khi họ cũng sẽ thắc mắc một số vấn đề về kinh tế, văn hóa, chính trị,…nước ta. Vậy nên, kiến thức văn hóa trang bị đầy đủ là kỹ năng cần có khi dạy học cho người nước ngoài.

Tự tin khi giảng dạy

Có thể nói rằng, khi giảng dạy, chính là một cách giao tiếp trình độ cao của bạn. Bạn không chỉ nói chuyện với họ, mà còn phải luôn chủ động làm chủ trong cuộc trò chuyện đó. Học trò của bạn không chỉ là những người trẻ tuổi, mà còn có thể là người già, những ông chủ lớn của doanh nghiệp,…Chính vì thế, để không bị “khớp” hoặc thiếu chuyên nghiệp khi giảng dạy, kỹ năng bạn cần lúc này chính là sự tự tin.

Ngoài ra, do bất đồng ngôn ngữ và văn hóa, thỉnh thoảng những gì bạn truyền đạt họ sẽ không thể hiểu hoàn toàn 100%. Lúc này, bạn cần phải kiên nhẫn để giải thích lần nữa cho họ, giúp họ hiểu hơn về từ tiếng Việt đó.

Yếu tố tự tin là kỹ năng cần có khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Sự sáng tạo

Không chỉ khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, kỹ năng sáng tạo là điều mà hầu hết giáo viên nào cũng cần phải trang bị. Sự sáng tạo thể hiện ở nhiều mặt trong quá trình giảng dạy như sáng tạo trong phương pháp dạy, cách truyền đạt cho người nước ngoài. Sự sáng tạo sẽ giúp bạn dạy học dễ hiểu hơn, các học trò nước ngoài cũng tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tìm gia sư dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở đâu?

Hiện tại, ngày càng có nhiều trung tâm hoặc cá nhân mở lớp cho người nước ngoài. Mỗi trung tâm đều “tung” ra nhiều lời mời chào và hứa hẹn hấp dẫn. Thế nhưng, để chọn được đơn vị dạy tiếng Việt uy tín, chất lượng, bạn nên ưu tiên các cơ sở đã có nhiều năm hoạt động, đội ngũ gia sư chuyên môn cao. Một trong những trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài gợi ý đến bạn chính là Gia Sư Điểm 10.

Trung tâm Gia Sư Điểm 10 tập trung giáo viên thâm niên nhiều năm trong nghề, nghiệp vụ sư phạm tốt, thấu hiểu tâm lý học viên. Đối với các học viên nước ngoài, chúng tôi luôn tìm hiểu kỹ tính chất công việc, mục đích học tiếng Việt, ngành nghề kinh doanh,…Từ đó có phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề