Cảm nhận khi có giặc người con trai ra trận

 

Đề bài:

Khi có giặc người con trai ra trận, Người con gái trở về nuôi cái cùng con!Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.Nhiều người đã trở thành anh hùng.Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ.Nhưng em biết không? Có biết bao người con gái, con trai?Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi, Họ đã sống và chết, Giản dị và bình tâm,Không ai nhớ mặt đặt tên.

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Cảm nhận khi có giặc người con trai ra trận

(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một,  NXB Giáo dục, 2016, tr121)

Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét chất sử thi trong sáng tác của nhà thơ.

Dàn ý:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích Đất nước và vấn đề nghị luận.

* Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong đoạn thơ.

Về nội dung:

– Nhà thơ đã nhìn vào chiều sâu của cả quá trình lịch sử để nhận ra một quy luật bất biến của sự sống, của nhịp sống: đó là “cần cù làm lụng” lúc hoà bình và “ra trận” khi có giặc. Chính việc chiến đấu và dựng xây, vun đắp và bảo vệ mới làm nên một đất nước.

– Khẳng định nhân dân vô danh đã làm nên lịch sử, vừa tạo nên liên tưởng về một sức mạnh vô hình gắn kết mọi thế hệ là lịch sử của sức sống, sự sống dân tộc, khẳng định lịch sử được làm nên bởi lớp lớp ”những người con gái con trai bằng tuổi chúng ta”.

– Nhà thơ nhấn mạnh hai lần: “lớp người giống ta lứa tuổi”; đó là những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước để viết nên lịch sử oanh liệt và nói tới trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay.

– Tác giả không nhắc về những sự kiện lịch sử trọng đại, những người anh hùng nổi tiếng lưu danh sử sách mà ông viết về những người anh hùng vô danh mà vĩ đại, gợi những suy tư sâu xa trong lòng người đọc.

– Nhân dân đã tự nguyện hi sinh cho sự sống bất tận của Đất Nước. Các thế hệ nhân dân đã hi sinh nhẹ nhàng, thanh thản. Họ thật cao cả, vĩ đại, phi thường – “không ai nhớ mặt đặt tên – nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.

– Đất Nước vốn lớn lao trừu tượng trở thành một sản phẩm kì diệu trong bàn tay của những con người lao động cần cù. Nhân dân đã tạo ra lịch sử. Nhà thơ đã đặt những cái vĩnh hằng bên cạnh cái giản dị, vô danh để khẳng định, ngợi ca nhân dân, vai trò của nhân dân đối với Đất Nước. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện niềm kính trọng, biết ơn đối với nhân dân.

Về nghệ thuật:

– Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi nhịp nhàng, linh hoạt gợi về quá trình lịch sử đầy gian khổ của Đất Nước, gợi về sự hi sinh vĩ đại của nhân dân ta.

– Giọng điệu thơ như những lời tâm tình nhắn nhủ tuổi trẻ và tự nhận thức chính mình về vai trò, trách nhiệm đối với Đất Nước.

– Ý thơ chính luận được viết ra bằng lời thơ giản dị, giọng thơ tâm tình nên rất mềm mại, không khô cứng như một lời giáo huấn.

* Nhận xét chất sử thi trong sáng tác của nhà thơ.

– Chất sử thi trong văn học tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ. Nhân vật chính là những con người đại diện cho phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt lẽ sống của dân tộc lên hàng đầu. Giọng điệu sử thi là giọng ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.

– Nguyễn Khoa Điềm hướng về những con người bình dị đã cần cù làm lụng và đánh giặc bảo vệ đất nước giữa những ngày kháng chiến chống Mĩ ác liệt, đất nước còn chia cắt. Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình trò chuyện, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh.

Cảm nhận khi có giặc người con trai ra trận

I Mở Bài:

Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta- vừa cao cả, tang trọng, ừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ của Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua đoạn trích ‘Đất nước” ( Trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm. Và đây là mộ trong những đoạn trích tiêu biểu: 

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

………

Nhưng họ đã làm ra đất nước “

II Thân Bài 

1, Khái quát chung

– HCST: Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ măt xâm lược của kẻ thù, huớg về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện gánh vác sứ  mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Trường ca gồm 9 chương, đoạn trích “Đất nước” là phần đầu chương V.

– Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước : Đất nước  là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra Đất Nước.

2, Phân tích 

– Đoạn thơ tiếp tục triển khai tư tưởng đất nước của Nhân Dân. Nhân dân chính là các thế hệ người dân trong suốt trường kì lịch sử 4000 năm của dân tộc, bằng mồ hôi, xương máu của mình đã tạo dựng, bảo vệ và lưu truyền đất nước.

– Nhân dân là những con người bình dị, vô danh nhưng ở họ lao động sản xuất cũng như ra trận chiến đấu là cái gì đó rất đỗi bình thường tự nhiên… Cần cù làm lụng…không ai nhớ mặt đạt tên. – Nhân dân đã giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Công lao đó thật to lớn: Họ giữ và truyền Họ truyền lửa.. Từ những hình ảnh cụ thể như hạt lúa, giọng nói, hòn thanNKĐ đã nói lên vai trò to lớn của nhân dân trong việc bảo tồn và phát triển thành quả lao động cũng như ngôn ngữ, văn hoá

-> Từ những dẫn chứng cụ thể trên nhiều phương diện của ĐSDT, nhà thơ NKĐ đã khẳng định được tư tưởng ĐN của ND đồng thời làm rõ sắc thái ĐN của ca dao thần thoại. Chính điều đó đã tạo được một giọng điệu riêng, giọng điệu trữ tình chính luận, đưa người đọc vào thế giới bay bổng trong huyền thoại mà lại thân thiết gần gũi…

– Tư tưởng ĐN của nhân dân có sự kế thừa và phát triển trong thời đại mới, thời đại đánh Mĩ.

3. Đánh giá chung :

a, Nội dung:

a. Nội dung: Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị .

b. Nghệ thuật :

– Thể thơ tự do phóng túng .

– Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.

– Giọng thơ trữ tình – chính luận.

III Kết Bài:

Khẳng định lại vấn đề

* Bài viết tham khảo

Đất nước- hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta- vừa cao cả, tang trọng, ừa xiết bao bình dị, gần gũi. Hình tượng đất nước đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ cất cánh. Chúng ta đã bắt gặp đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ của Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng có lẽ đất nước được nhìn từ nhiều khía cạnh, đầy đủ và trọn vẹn nhất qua đoạn trích ‘Đất nước” ( Trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm. Và đây là mộ trong những đoạn trích tiêu biểu: 

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

………

Nhưng họ đã làm ra đất nước “

Cảm nhận khi có giặc người con trai ra trận

Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Đó là thời điểm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang trải qua những năm tháng đầy thử thách, khốc liệt. Tác giả đã thể hiện sâu sắc sự thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng bị tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ măt xâm lược của kẻ thù, huớg về nhân dân, sẵn sàng và tự nguyện gánh vác sứ  mệnh đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đoạn thơ đã thể hiện được cái “tâm” của nhà thơ đối với đất nước. Nhà thơ mong muốn thế hệ hôm nay đừng bao giờ quên đi nguồn cội của mình, đừng đánh mất quá khứ, bởi quá khứ đã làm nên hiện tại, không có quá khứ thì làm sao có hiện tại. Dân tộc ta có lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là một quá khứ bi thương nhưng rất hào hùng của dân tộc. Chính cái quá khứ ấy đã hun đúc làm nên bề dày truyền thống của dân tộc, làm cho dân tộc vẫn tồn tại đến ngày hôm nay qua bao cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù mạnh hơn ta gấp bội về nhiều mặt như quân số, kinh tế, vũ khí… chúng ta thắng kẻ thù bằng sức mạnh của lòng yêu nước. Chính vì vậy mà trong đoạn thơ này, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc nhở, khuyên nhủ thế hệ hôm nay hãy nhìn rất xa vào quá khứ của dân tộc:

Em ơi emHãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm đất nước

Nhìn về quá khứ rất xa để thấy được năm tháng nào cũng người người lớp lớp bất phân già trẻ, gái trai cũng luôn vừa cần cù làm lụng để kiếm miếng ăn vừa đánh giặc cứu nước, bất chấp hy sinh, gian khổ, bất chấp trước bạo lực của kẻ thù:

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ông cha ta ngày trước đã luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết, họ sẵn sàng hy sinh những tình cảm riêng tư của mình như tình yêu, tình chồng vợ để đi đánh giặc cứu nước với một thái độ dứt khoát mà không hề so đo, tính toán, phân bì, hơn thiệt. Hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta là một chủ nghĩa yêu nước, anh hùng tập thể, bất phân già trẻ, đàn ông hay đàn bà:

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Đúng là nhiều người đàn bà anh hùng cả anh và em đều nhớ. Chúng ta làm sao quên được những người đàn bà đã đi vào lịch sử của dân tộc trong quá khứ như bà Trưng, bà Triệu…

Và trong cái chiều dài của lịch sử dân tộc ấy, có biết bao lớp người con gái, con trai giống như lớp tuổi chúng ta bây giờ, họ đã sống và chết một cách giản dị và bình tâm không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng mà nhà thơ đã khẳng định vai trò của họ đối với đất nước thật vô cùng to lớn. Họ chính là những con người bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm sâu đậm đối với đất nước. Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ tạm gác lại những tình cảm riêng tư, lên đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng cho Tổ quốc. Chính họ là những con người “làm ra Đất Nước”.

Nhưng em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt, đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Điều này còn được nhà thơ khẳng định rõ trong hai câu thơ cũng ở trong trích đoạn này:

Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại.

Lời nhắn nhủ của nhà thơ đối với thế hệ hôm nay hết sức thuyết phục, bởi nó không phải là lời giáo huấn suông, mà lời giáo huấn ấy dựa trên một sự thật rõ ràng, hiển nhiên từ hiện thực lịch sử sinh động của dân tộc ta.

Hiện thực ấy qua từng thời đại đã làm nên bề dày truyền thống yêu nước của lịch sử dân tộc.

Tóm lại, trong đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã bộc lộ tấm lòng yêu nước thiết tha, lòng tự hào dân tộc cao độ của mình và nhà thơ muốn truyền lại cảm xúc trào dâng ấy đến với thế hệ hôm nay với mong ước những thế hệ hôm nay đừng bao giờ quên đi truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc, phải biết kế thừa, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy, để đưa đất nước đi xa hơn “đến những tháng ngày mơ mộng” trong tương lai.