Bài thơ thuyền giấy của tác giả nào năm 2024

Bé trên bờ với xuống Thả con thuyền trắng tinh Thuyền giấy vừa chạm nước Đã hối hả trôi nhanh

Bé nhìn thuyền lênh đênh Tưởng mình ngồi trên ấy Mỗi đám cỏ thuyền qua Là một làng xóm đấy!

Bé thích lắm reo lên Thuyền vẫn trôi, trôi mãi Bé vạch cỏ, vạch lau Chạy bên thuyền giục, vẫy…

Thuyền phăng phăng trên nước Bé băng băng trên bờ Bé theo thuyền, theo mãi Mặc ông trời chuyển mưa…

Tác giả: Phạm Hổ. Tập thơ Chú bò tìm bạn (1956)

Nguồn (thivien.net): Phạm Hổ, Chú bò tìm bạn, NXB Kim Đồng, 1970

Bài thơ thuyền giấy của tác giả nào năm 2024
Bài thơ Thuyền giấy (Phạm Hổ): Bé trên bờ với xuống, Thả con thuyền trắng tinh, Thuyền giấy vừa chạm nước, Đã hối hả trôi nhanh. Bé nhìn thuyền lênh đênh, Tưởng mình ngồi trên ấy, Mỗi đám cỏ thuyền qua, Là một làng xóm đấy! Bé thích lắm reo lên, Thuyền vẫn trôi, trôi mãi, Bé vạch cỏ, vạch lau, Chạy bên thuyền giục, vẫy… Thuyền phăng phăng trên nước, Bé băng băng trên bờ, Bé theo thuyền, theo mãi, Mặc ông trời chuyển mưa…
Bài thơ thuyền giấy của tác giả nào năm 2024
Bài thơ Thuyền lá và những chú cá con (Nguyễn Lãm Thắng): Một chiếc lá vàng khô, Rơi xuống hồ cá kiểng, Gió vờn sóng nhấp nhô, Như thuyền đi trên biển. Những chú cá tí hon, Ngỡ là thuyền đánh cá, Vội núp dưới lùm rong…Thuyền vẫn trôi thong thả.
Bài thơ thuyền giấy của tác giả nào năm 2024
Bài thơ Thuyền lá (Nguyễn Ngọc Hưng): Bờ bên kia mở hội, Châu chấu muốn qua chơi, Mà ao sâu quá đỗi, Biết làm sao bây giờ? Thấy châu chấu ngẩn ngơ, Chích bông thương bạn quá, Bèn ngắt một chiếc lá, Thả xuống ao làm thuyền. “Ọp ộp… cậu ngồi yên, Kẻo thuyền chao lật đấy!” Ếch vừa bơi vừa đẩy, Đưa bạn mình qua ao. Ngàn tia nắng xôn xao, Thắp mùa xuân trên cỏ, Cả ba người bạn nhỏ, Tung tăng vào hội vui. Chiếc thuyền lá chao chơi, Rướn mình lên mép nước…

Trong con mắt Phạm Hổ, dường như chỉ có trẻ thơ mới biết sống hết mình với ước vọng. Bài thơ “Thuyền giấy” khá tiêu biểu cho ý thức này của Phạm Hổ.

Trong con mắt Phạm Hổ, dường như chỉ có trẻ thơ mới biết sống hết mình với ước vọng. Bài thơ “Thuyền giấy” khá tiêu biểu cho ý thức này của Phạm Hổ.

Trước hết, tự nó đã mở ra một không gian thoáng đãng tự nó tạo nên sự chuyển động rất khơi gợi niềm thích thú của trẻ nhỏ.

Bài thơ thuyền giấy của tác giả nào năm 2024
“Bé trên bờ với xuống

Thuyền giấy vừa chạm nước

Đã hối hả trôi nhanh.”

Đây là những câu thơ tả thực cảnh chơi của em bé. Nhưng từ cảnh thực ấy, Phạm Hổ đã động tới niềm tin rất hồn nhiên của chính trẻ thơ. Chúng tin một điều thật bình dị: Thế giới của thuyền và nước ấy là do chúng tạo nên. Ở tầng nghĩa này, Phạm Hổ đưa ra một ý tưởng thú vị: Con người tạo ra thế giới đầy vui thú quanh mình, chứ không phải vũ trụ sinh ra mọi thứ - Một tư duy thơ giàu tính triết học.

Ở tầng nghĩa thứ hai: Trẻ thơ hoá thân vào hiện thực và thức dậy những ước mơ vô hạn, để sống với ước mơ ấy.

“Bé nhìn thuyền lênh đênh

Tưởng mình ngồi trên ấy

Mỗi đám có thuyền qua

Là một làng xóm đấy”.

Hoá thân vào con thuyền và sống bằng cảm giác tin yêu, nhìn đâu cũng thấy sự trìu mến, nâng đỡ, sự dõi theo… một ý tưởng đầy ý vị nhân sinh và lãng mạn.

Ở tầng nghĩa thứ ba: Dù giấc mơ cao rộng đến mấy cũng phải có cơ sở từ thực tế và để thực hiện ước mơ, con người phải bươn trải hết mình:

“Bé thích lắm reo lên

Thuyền vẫn trôi, trôi mãi,

Bé vạch cỏ vạch lau,

Chạy bên thuyền giục vẫy…”

Ở tầng nghĩa này từ ý tưởng đầy cảm hứng và thấm đẫm chất thơ, Phạm Hổ rút ra một đúc kết: Phải hành động hết mình với có thể biến giấc mơ thành hiện thực, không thể ước mơ thành ảo vọng:

“Thuyền phăng phăng trên nước

Bé băng băng trên bờ

Bé theo thuyền theo mãi

Mặc ông trời chuyển mưa…”

Hình ảnh “Thuyền phăng phăng trên nước” và “Bé băng băng trên bờ” diễn tả thú vị và độc đáo quá trình tương phùng giữa thực và mơ, giữa mơ và thực...