Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh
Nêu cảm nghĩ của em về câu ca dao (Ngữ văn - Lớp 7)

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

1 trả lời

Đặt câu có chứa quan hệ từ điều kiện - kết quả (Ngữ văn - Lớp 5)

2 trả lời

“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” - đó là 8 chữ vàng màChủ tịch Hồ Chí Minhđã phong tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều câu hát về họ: “Cô gái miền quê ra đi cứu nước, mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn…”


Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, nhiều cô gái trẻ đã dành trọn những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời mình chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Hình ảnh đặc trưng của người nữ du kích với mái tóc dài tết. Khuôn mặt của người nữ chiến sĩ toát lên một sự quả cảm và kiên định. Trong những năm tháng gian nguy của đất nước, hàng vạn cô gái đã tình nguyện lên đường bảo vệ non sông.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Hai nữ chiến sĩ phòng không tại Hậu Lộc, Thanh Hóa đang điều khiển súng phòng không để bắn máy bay. Những cô gái tưởng như “chân yếu tay mềm” đã góp một phần lớn công lao to lớn bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Nhân vật trong ảnh là nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Cần, người Nghệ An. Cô là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 1967. Thời đó, các nữ thanh niên xung phong gánh vác những nhiệm vụ như vận chuyển lương thực, đạn dược ra tiền tuyến, cứu trợ thương binh và lấp hố bom mở đường.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Chiến trường gian khổ đã rèn luyện bản lĩnh cho những người con gái Việt Nam. Họ mang tới 40kg lương thực, đạn dược trên lưng và không ít lần trực tiếp tham gia những trận đánh khốc liệt.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Bức ảnh chụp “O du kích nhỏ” Nguyễn Thị Kim Lai áp giải một phi công Mỹ bị bắt vào năm 1965. Hình ảnh một nữ dân quân nhỏ bé áp giải viên phi công cao lớn đã trở thành biểu tượng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giữa một dân tộc nhỏ bé với kẻ thù lớn hơn gấp nhiều lần.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Tấm ảnh chụp năm 1969 của nữ Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam - La Thị Tám. Cô đã đếm và cắm tiêu 1.205 quả bom do địch trút xuống để lực lượng công binh của ta đến phá bom, đảm bảo thông suốt cho tuyến đường tiếp viện vào Nam. Cô được phong anh hùng khi mới 20 tuổi.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Sự kiên cường toát lên trong ánh mắt của người nữ chiến sĩ trong bức ảnh. Thời đó, những cô gái xung phong ra chiến trường với khát khao bảo vệ cuộc sống hòa bình của quê hương, thành quả mà ngày nay mỗi chúng ta đang được thừa hưởng.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Người nữ giải phóng quân nở một nụ cười tươi rói trong đợt tiến công cuối cùng vào giải phóng Sài Gòn.Công cuộc thống nhất đất nước có sự đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ cầm súng, mà trong số họ có nhiều người đã nằm lại chiến trường.


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh


Bức hình toát lên vẻ đẹp mộc mạc và hồn nhiên của những nữ chiến sĩ Việt Nam. Khi tuổi đời còn rất trẻ, họ đã cống hiến thật nhiều cho đất nước…

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: "Cần cù, bất khuất, trung hậu, đảm đang".


Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.


Chính vì vậy mà vào ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tổ chức cao cấp nhất của phụ nữ Việt Nam đã ra đời, đánh dấu một mốc quan trọng, chính thức công nhận vai trò và thể hiện sự tôn trọng bình đẳng của nam giới đối với phụ nữ.


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: History.com, Flickr, Taringa...



Bạn có thể xem thêm:


Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Việt Nam "cổ kính + hiện đại" từ "ảnh lồng trong ảnh"

Đến triển lãm “Hai chị em- hai trận tuyến”, khách tham quan sẽ cảm nhận được những khoảnh khắc của niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, hy sinh, sự dũng cảm, kiên cường từ những cô gái tuổi thanh niên đến những bà mẹ tóc đã bạc ở hai miền đất nước trong kháng chiến chống Mỹ.

Sau khi hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết năm 1954, Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa, là hậu phương chi viện sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam, vừa chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Miền Nam tiếp tục sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tập hợp trong tổ chức Hội, phụ nữ hai miền đã có nhiều hoạt động đóng góp vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

Ra đời năm 1961, Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu tập hợp các tầng lớp phụ nữ. Thực hiện sáng tạo phương châm “hai chân, ba mũi giáp công”, kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang và binh vận, phụ nữ miền Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn và thành thị. Phụ nữ miền Nam mạnh mẽ đấu tranh, trở thành “Đội quân tóc dài” huyền thoại với sức mạnh níu cánh máy bay, bịt nòng đại bác, là niềm tự hào của dân tộc, là nỗi khiếp sợ của quân thù. 

Bức ảnh Bắc Nam sum họp do Võ An Khánh chụp năm 1975 tại huyện Hồng Vân - Bạc Liêu, nhân dịp các bà mẹ miền Bắc và miền Nam gặp nhau nhân dịp thống nhất đất nước

Phụ nữ miền Bắc hăng hái tham gia phong trào "Ba đảm đang" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động 3/1965: đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đảm đang gia đình. Vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống thời chiến, với tinh thần chia lửa và “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, quyết tâm xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chị em đã vươn lên trên mọi lĩnh vực, vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa cố gắng nỗ lực để trở thành những người lãnh đạo, quản lý giỏi. Phong trào phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sự tham gia của hàng chục triệu phụ nữ, tạo thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ, vừa trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam.

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về một thời lịch sử hào hùng thì mãi còn vang vọng. Nhân kỷ niệm 55 năm “Đội quân tóc dài” và 50 năm phong trào “Ba đảm đang”, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng tỉnh Nam Định tổ chức triển lãm Hai chị em - Hai trận tuyến.

Triển lãm khai mạc sáng ngày 6/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội và kéo dài đến hết tháng 3/2015 tái hiện cuộc sống chiến đấu, lao động của người phụ nữ trong chiến tranh qua ký ức của những nhân chứng lịch sử. Đến với triển lãm, khách tham quan sẽ cảm nhận được những khoảnh khắc của niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, hy sinh, sự dũng cảm, kiên cường từ những cô gái tuổi thanh niên đến những bà mẹ tóc đã bạc ở hai miền đất nước trong kháng chiến chống Mỹ.

Một số hình ảnh xúc động tại triển lãm:

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Nữ xã viên Hợp tác xã Quang Hải, Hải Hậu, Hà Nam Ninh đã góp phần đưa hợp tác xã đạt 5 tấn thóc một héc ta

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Chị Nguyễn Thị Song, Mai Trung, Hiệp Hòa, Bắc Giang (trái) đang trao đổi kỹ thuật nuôi bèo hoa dâu với tổ viên

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Nữ dân quân Hà Thị Nhiên kéo xác máy bay Mỹ bên bờ biển Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định ngày 25/5/1966 

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Nữ dân phòng trong những ngày Mỹ ném bom Hà Nội tháng 12/1972 

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Dân quân Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nam Định bắn máy bay Mỹ, 1972

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Dân quân Nghĩa Lâm chở xác máy bay Mỹ

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Vá áo cho bộ đội ngay trên trận địa

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Nữ sinh trường trung học Gia Long bãi khóa phản đối chính sách phản dân chủ đối với học sinh, sinh viên của chính quyền

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Chuẩn bị đồng khởi ở Củ Chi 1960

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Giờ giải lao của nữ lái xa Trường Sơn, Quảng Bình năm 1968

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

1924 nữ phật tử tuyệt thực ở bến Ngự, Huế để đấu tranh đòi Mỹ Thiệu trả tự do cho những người bị bắt

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Chị em tuần hành lên án tội ác man rợ của Mỹ ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Nữ dân quân ngoại thành Hà Nội đón con sau giờ trực chiến

Cảm nhân về người phụ nữ trong chiến tranh

Chị Nguyễn Thị Ngọc, công nhân công ty xây lắp Hải Phòng sinh một lần 3 con trai. Chồng hy sinh năm 1966, chị một mình vừa công tác vừa nuôi dạy con

Theo Nguyễn Hằng (Dân trí)