Cận bẩm sinh là gì

Cận thị bẩm sinh - một căn bệnh gây nhiều bất tiện trong đời sống của bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cận thị bẩm sinh là do yếu tố di truyền, một điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên kiểm soát được độ của bệnh cận thị bẩm sinh cũng là một cách giúp con trẻ không bị các di chứng xấu trên đôi mắt mình.

Không để các bậc phụ huynh phải đợi lâu, hãy để Mắt kính Thành Tài nói rõ hơn cho bạn hiểu về bệnh cận thị bẩm sinh, cũng như cách để kiểm soát được sự tăng độ nhé!

CẬN THỊ BẨM SINH LÀ GÌ?

Cận thị bẩm sinh xảy ra thường do di truyền từ cha hoặc mẹ, hay cả hai người bị cận, thì khi sinh con có khả năng bé bị cận thị bẩm sinh khá cao

Cận thị bẩm sinh có các đặc điểm là số độ cận thị rất cao. Cầu mắt của người cận thị bẩm sinh thường dài hơn so với người bình thường, tăng độ rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ trẻ em bị cận thị bẩm sinh là khoảng 33-60%. Nếu một trong hai thi khả năng di truyền cũng đã lên tới 23-40%. Ngay cả khi cả hai không ai bị cận thị thì tỷ lệ cận thị bẩm sinh ở trẻ em khoảng 15% vì có hơn 24 gen liên quan đến việc phát triển bệnh cận thị. 

Di truyền đôi khi chỉ là yếu tố khách quan cao nhất, còn có những yếu tố khác như là việc sử dụng không đúng với khuyến cáo của Bộ Y Tế về khoảng cách và tiếp xúc của mắt với các thiết bị điện tử.

Trên là những thông tin về bệnh cận thị bẩm sinh. Đâu là những biểu hiện rõ ràng của cận thị bẩm sinh này, mời bạn cùng Mắt kính Thành Tài tìm hiểu thêm về điều này nhé.

BIỂU HIỆN CỦA CẬN THỊ BẨM SINH

Trẻ em nếu được khám mắt định kỳ có thể phát hiện ra cận thị bẩm sinh ở độ tuổi 0-3 tuổi. Nếu không chỉ đến khi trẻ bị cận quá nặng, tầm nhìn bị ảnh hưởng tạo thành những dấu hiệu thì mới có thể phát hiện được.

Do đó, khi không phát hiện vào các lần khám mắt định kỳ thì quý phụ huynh nên chú ý vào những biểu hiện trong sinh hoạt thường ngày để sớm nhận biết trẻ có bị cận thị bẩm sinh: 

- Trẻ có thói quen nheo, liếc/lườm mắt thường xuyên.

- Nghiêng đầu khi nhìn, nhìn xa thường tập trung lâu hơn.

- Trẻ nhắm 1 mắt và chỉ nhìn 1 mắt có thể là dấu hiệu của cận 1 mắt - cận lệch độ, nhược thị => nên đưa trẻ đi khám sớm

- Xem tivi, điện thoại luôn ngồi gần

- Trẻ nhạy cảm ánh sáng. Khi ra đường thường nheo mắt, tay che mắt hay chảy nước mắt.

- Trẻ đọc sách, học bài luôn cúi đầu sát vào sách vở.

Để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bậc phụ huynh nên chú ý tới những biểu hiện trên và nếu có những dấu hiệu như trên hãy đưa đến bác sĩ để được đưa ra giải pháp đúng đắn cho từng tình trạng bệnh của trẻ. Mắt kính Thành Tài sẽ đưa ra các phương pháp chữa trị cận thị bẩm sinh phổ biến nhất dưới đây. 

 

PHƯƠNG PHÁP 1: MỔ MẮT CẬN THỊ BẨM SINH 

Cận thị bẩm sinh có thể can thiệp mổ cận để điều trị khỏi hoàn toàn, xáo cận hoặc làm giảm độ cận xuống. Tuy nhiên phương pháp này chỉ dùng cho người đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng đủ điều kiện phẫu thuật.

Người dưới 18 tuổi chỉ có thể dùng kính cận để điều chỉnh, cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ.

PHƯƠNG PHÁP 2: DÙNG KÍNH CẬN CHO MẮT CẬN THỊ BẨM SINH

Trẻ em nên dùng kính có gọng để có tầm nhìn tốt hơn, kiểm soát và hạn chế tăng độ nhanh chóng. Người bị cận thị nên đeo kính theo hướng dẫn bác sĩ và đo mắt định kỳ 6 tháng/lần.

Từ 8 tuổi trở lên trẻ có thể dùng kính áp tròng tuy nhiên không nên đeo quá thường xuyên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và vệ sinh đúng cách.

 

CHĂM SÓC MẮT CẬN THỊ BẨM SINH

Sử dụng kính đúng: Dùng kính phù hợp với mắt, đeo kính đúng độ cận.. 

Không gian sinh hoạt khoa học: Đảm bảo học tập, sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng tốt cho mắt, tư thế ngồi và khoảng cách tới sách, thiết bị điện tử phù hợp. 

Tăng cường thực phẩm tốt cho mắt: Chế độ ăn uống hằng ngày nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt. ...

Tập thể dục cho mắt: Áp dụng các bài tập để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, giảm mệt mỏi. 

Dùng thuốc nhỏ mắt phù hợp: Thuốc nhỏ mắt sẽ giúp mắt bớt khô, mỏi, đau mắt. 

Hạn chế thời gian dùng thiết bị điện tử: Nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho mắt.

Kiểm tra mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ 3 - 6 tháng /lần 

Cận thị bẩm sinh xuất hiện từ khi còn nhỏ, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống của trẻ. Nên quan sát và phát hiện ra bệnh càng sớm để chữa trị kịp thời. Nếu bạn có phát hiện ra những biểu hiện như trong bài viết đã nêu hãy đến Mắt kính Thành Tài, số 195, đường số 12, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TPHCM để được kiểm tra thị lực mắt & tư vấn MIỄN PHÍ bạn nhé! 

* CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT KHI MUA TRỰC TIẾP TẠI CỬA HÀNG:

CHIẾT KHẤU - GIẢM GIÁ HẤP DẪN! 

MUA TRÒNG - TẶNG GỌNG TẠI MẮT KÍNH THÀNH TÀI [ Áp dụng khi mua một số sản phẩm tròng kính

MIỄN PHÍ TƯ VẤN - ĐO KHÁM - MÀI LẮP

MẮT KÍNH THÀNH TÀI: Địa chỉ:  Số 195, Đường số 12, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM

TEL - ZALO:  0961014334 - Mr. Tài

FACEBOOK: Mắt Kính Thành Tài

Video liên quan

Chủ Đề