Lê bảo minh là ai

Ngày 31/12/2020 vừa qua, Lê Bảo Minh đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM [HOSE]. Trước đó, vào giữa tháng 12/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố việc đăng ký công ty đại chúng của Lê Bảo Minh.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Lê Bảo Minh được thành lập từ năm 1997, lúc đầu chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử văn phòng với quy mô nhỏ, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ mở cửa và đổi mới nền kinh tế thị trường của đất nước.

Lê Bảo Minh -  ông trùm Canon việt Nam

Đến năm 2013, Lê Bảo Minh chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là bà Phan Thị Hường [nắm giữ 60% VĐL], bà Lương Thị Thanh Huyền [25%] và ông Lương Quốc Tuấn [15%], kinh doanh trong lĩnh vực mua bán, lắp ráp, cho thuê, dịch vụ bảo hành, sửa chữa máy tính..

Sau 6 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của Lê Bảo Minh là 500 tỷ đồng, do 3 cổ đông lớn nắm giữ bao gồm bà Lê Thị Ngọc Hải chiếm 90%; bà Lê Thị Thanh chiếm 5% và bà Nguyễn Thị Ngọc 5%. Cập nhật đến ngày 26/5/2020, bà Hải đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 41,1% vốn điều lệ.

Nguồn: Lê Bảo Minh

Tại Lê Bảo Minh, bà Lê Thị Ngọc Hải [SN 1968] hiện đang là Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, bà còn đang nắm giữ chức vụ Giám đốc CTCP Địa ốc Đồng Nai và Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thương mại Mini Số Việt Nam.

Ngay từ khi thành lập, Lê Bảo Minh đã quyết tâm xây dựng công ty thành một doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị máy văn  như máy Photocopy, máy in, máy fax, máy chiếu của nhiều những nhãn hiệu uy tín.

Với tầm nhìn chiến lược về những tiềm năng lớn mạnh của thương hiệu Canon cùng với những chính sách đổi mới, dự báo một thị trường đầy kỳ vọng cho sự phát triển và tăng tốc, Lê Bảo Minh đã điều chỉnh định hướng hoạt động và đã trở thành nhà phân phối chính thức sản phẩm Cannon tại Việt Nam từ năm 2003.

Vươn mình sang bất động sản

Sau quá trình hơn 20 năm phát triển và lớn mạnh, Lê Bảo Minh đã xây dựng một thế đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam qua hệ thống 10 chi nhánh, 1 trung tâm giải pháp hình ảnh, 1 trung tâm dịch vụ. kỹ thuật, 3 showroom, gần 10 trạm bảo hành và dịch vụ kỹ thuật cùng hoưn 300 đại lý uỷ quyền bảo hành trên 64 tỉnh thành.

Nguồn: Lê Bảo Min

"Đã kinh doanh thì mục tiêu cần đạt được là doanh thu, thị phần và lợi nhuận luôn tăng trưởng. Nhưng với tôi giá trị và lợi ích của một thương hiệu mang lại cho khách hàng, người dùng còn quan trọng hơn, bởi đó là bảo chứng cho sự phát triển bền vững của một thương hiệu. Với sự cải tiến công nghệ và sáng tạo giải pháp không ngừng, các sản phẩm của Canon vẫn luôn được ưa chuộng qua các thời kỳ chuyển đổi số toàn cầu, từ thời kỳ 1.0 đến nay là 4.0. Tại Việt Nam, các thiết bị văn phòng của Canon được sử dụng rộng rãi ở khắp các doanh nghiệp và tổ chức bởi sản phẩm Canon đã đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp cải tiến năng suất lao động và tiết kiệm chi phí hoạt động. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì Lê Bảo Minh đã góp phần cùng Canon tạo ra được những giá trị đó cho thị trường Việt Nam trong suốt 24 năm qua" - bà Lê Thị Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lê Bảo Minh chia sẻ.

Một điểm đáng chú ý, tỷ trọng doanh thu của công ty không có sự biến động lớn qua các năm. Cụ thể, năm 2018 doanh thu bán hàng hoá của Lê Bảo Minh đạt gần 2.512 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,97% trên tổng doanh thu cả năm. Năm 2019 con số này là 2.159 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu từ bán hàng hoá đạt 2.158,9 tỷ đồng, chiếm 99,99% tỷ trọng doanh thu thuần. Điều này cho thấy sự ổn định trong lĩnh vực hoạt động của công ty.

Ngoài ra, những năm gần đây, Lê Bảo Minh cũng trở thành đơn vị đầu tư bất động sản hiệu quả và uy tín trong ngành thông qua việc sở hữu 96% vốn điều lệ Công ty Cổ Phần Đầu tư Bất động sản LFM [LFM] – thành lập vào tháng 2/2013, vốn điều lệ 960 tỷ đồng.

LFM hiện đang triển khai dự án bất động sản có quy mô 9.023,3 m2 tại lô số 5 trục đường 33 [đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường dẫn vào cầu Tuyên Sơn], phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Doanh nghiệp “họ” Viettel hoạt động ra sao trong năm Covid-19?

Quang Dân

Ngày 30/6/2021, CTCP Lê Bảo Minh đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021 với sự tham gia của 14 cổ đông sở hữu hơn 43,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 86,223%. Ngoài ra, có 225 cổ đông nắm 9,3% vốn Lê Bảo Minh đã ủy quyền cho bà Lê Thị Ngọc Hải – Chủ tịch HĐQT công ty.

Đáng chú ý, tất cả các nội dung đều được thông qua với tỷ lệ tuyệt đối là 100%. Đây không phải diễn biến bất ngờ, bởi sự phát triển của Lê Bảo Minh ghi đậm dấu ấn của Chủ tịch HĐQT Lê Thị Ngọc Hải.

Trước khi trở thành công ty đại chúng, nữ doanh nhân xứ Nghệ từng nắm đến 90% vốn công ty, trước khi giảm về 41% vào tháng 5/2020.

Nói thêm về Lê Bảo Minh, doanh nghiệp này thành lập vào năm 2003, được biết đến là đối tác phân phối độc quyền của Canon ở Việt Nam về các sản phẩm máy ảnh, máy quay, máy chiếu, máy photocopy, máy in,… Ngoài lĩnh vực này, Lê Bảo Minh trong 2 năm trở lại đây có xu hướng đầu tư sang lĩnh vực địa ốc.

Một trong các thương vụ đáng chú ý được Lê Bảo Minh lên kế hoạch là chi 135 tỷ đồng mua 18% vốn CTCP Địa ốc Đồng Nai, tương đương mức giá 25.000 đồng/cp. Nguồn tiền thực hiện sẽ đến từ việc chào bán 7,5 triệu cổ phần Lê Bảo Minh ra công chúng thông qua đấu giá tại HOSE. Tiến độ triển khai dự kiến trong quý II – quý III/2021.

Giải thích về việc mua cổ phần Địa ốc Đồng Nai, Lê Bảo Minh cho biết đây là khoản đầu tư vào công ty có dự án. “Căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, nên thời gian đầu tư vào dự án là 3 năm và lợi nhuận tạm tính khoảng 28% - 35%”, đại diện Lê Bảo Minh chia sẻ.

Mặt khác, việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng là cách nhanh nhất để Lê Bảo Minh được chấp thuận niêm yết ngay trên HOSE, thay vì phải đăng ký giao dịch tối thiểu trên sàn UPCOM trong 2 năm.

Nội dung này được thông qua với tỷ lệ tuyệt đối tại ĐHĐCĐ bất thường 2021 [tổ chức vào tháng 2/2021], và một lần nữa được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, các cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 đã chấp thuận tạm dừng việc phát hành 15% vốn điều lệ công ty và HĐQT sẽ xem xét lại phương án phát hành mới.

Theo tìm hiểu, Địa ốc Đồng Nai được thành lập vào năm 2003. Đến hết năm 2019, vốn điều lệ công ty đạt 100 tỷ đồng với cổ đông lớn nhất nắm 98% vốn là bà Lê Thị Ngọc Hải – Chủ tịch HĐQT Lê Bảo Minh. Đến giữa năm 2020, công ty tăng vốn lên 300 tỷ đồng.

Được biết, Địa ốc Đồng Nai từ năm 2003 đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho thuê 13,1ha đất tại khu phố 8, phường Long Bình để xây dựng nhà xưởng và kho bãi cho thuê. Khu đất này có nguồn gốc do Bộ Quốc phòng quản lý từ năm 1975. Đến năm 1985, UBND tỉnh Đồng Nai mượn đất Bộ Quốc phòng giao cho trạm trồng rừng [nay là Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa, thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đồng Nai] quản lý. Năm 1987 giao lại cho các hộ nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Ngoài bất động sản, Địa ốc Đồng Nai còn từng góp 40,8% vốn vào Công ty TNHH Ô tô Huyndai Vinamotor Nam Việt – một doanh nghiệp khác cũng đóng trụ sở tại tỉnh Đồng Nai, cùng Công ty TNHH thương mại Vĩnh Phú [40,3%].

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, tình hình tài chính giai đoạn 2016-2019 của Địa ốc Đồng Nai [công ty mẹ] không mấy tích cực. Theo đó, trong cả 4 năm này, công ty đều không ghi nhận doanh thu. Đáng chú ý, doanh nghiệp thậm chí lỗ thuần 7,7 tỷ đồng trong năm 2019 – mức lỗ cao nhất trong giai đoạn 2016-2019.

Caption

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2019 đạt 120,6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 90,5 tỷ đồng.

Dù đang thua lỗ, nhưng nên hiểu thương vụ đầu tư của Lê Bảo Minh dựa trên tiềm năng của khối bất động sản trong tay Địa ốc Đồng Nai.

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, theo Nghị quyết số 126 về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lô bất động sản của Địa ốc Đồng Nai nằm trong diện tích được HĐND tỉnh thống nhất điều chỉnh từ đất công nghiệp sang đất khu ở mới mật độ cao.

Trước thương vụ mua cổ phần Địa ốc Đồng Nai, Lê Bảo Minh trong năm 2019 đã chi 662,4 tỷ đồng để mua 96% vốn CTCP Đầu tư Bất động sản LFM [thành lập vào năm 2013] – chủ đầu tư dự án bất động sản có quy mô 9.023,3 m2 tại lô số 5 trục đường 33 [quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng].

Tương tự Địa ốc Đồng Nai, bên chuyển nhượng cổ phần LFM cho Lê Bảo Minh là ông Lê Trung Hậu - cá nhân có liên quan đến nhân sự chủ chốt của Lê Bảo Minh.

Tới cuối năm 2020, khoản đầu tư vào LFM xấp xỉ vốn chủ sở hữu, và chiếm khoảng 60% tổng tài sản của Lê Bảo Minh.

Về tình hình tài chính, giai đoạn 2016-2019 ghi nhận, LFM [công ty mẹ] chỉ báo lãi thuần duy nhất vào năm 2019 với con số là 3,7 tỷ đồng. 3 năm trước đó [từ 2016 đến 2018], công ty lần lượt lỗ thuần 1,79 tỷ đồng, 1,68 tỷ đồng và 168 triệu đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản LFM đạt 691 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 690 tỷ đồng.

Kế hoạch của Lê Bảo Minh trong năm 2021

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, cổ đông Lê Bảo Minh thông qua kế hoạch doanh thu 2.000 tỷ đồng, trong đó 55% dự kiến đến từ các sản phẩm của Canon [1.100 tỷ đồng] và 45% là từ các hoạt động kinh doanh khác [900 tỷ đồng]. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 86 tỷ đồng. 

//nhadautu.vn/phep-tinh-cua-le-bao-minh-o-dia-oc-dong-nai-d54297.html

Video liên quan

Chủ Đề