Cán cân thương mại viết tắt tiếng anh là gì năm 2024

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới khái niệm cán cân thương mại. Vậy cán cân thương mại (Balance of Trade) là gì? Được tính như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bài viết sử dụng nhiều kiến thức chuyên môn, học thuật. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng diễn giải theo hướng dễ dàng tiếp cận nhất cho bạn đọc.

Quý khách muốn tìm hiểu thêm về cán cân thương mại có thể tham khảo thêm các cuốn sách hay giáo trình Kinh tế vĩ mô.

Cán cân thương mại (tên tiếng anh là Balance of Trade) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa số lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu (gắn liền với một quốc gia và theo thời điểm nhất định).

Ví dụ tại Việt Nam, cho đến hết quý III năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa Quốc Gia có số nhập siêu là 2.55 tỷ USD. Tuy nhiên đến quý IV năm 2021 thì cán cân thương mại đã đạt xuất siêu với 4.08 tỷ USD (dù chỉ bằng 20% công suất xuất siêu của năm 2020).

2. Cách thức xác định cán cân thương mại?

Theo giáo trình Kinh tế vĩ mô thì cán cân thương mại sẽ được thể hiện bằng giá trị xuất khẩu ròng (Net Exports - NX). Công thức tính cán cân thương mại:

Net Exports (NX) = Export (X) – Import (IM)

Trong đó:

+ Export (X) – Giá trị xuất khẩu

+ Import (IM) – Giá trị nhập khẩu

* Cách thức tính giá trị xuất khẩu (X)

Ta có công thức thức giá trị xuất khẩu X = F(Y)

Cách tính này sẽ được áp dụng trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu là độc lập không bị ảnh hưởng bởi sản lượng và thu nhập bình quân trong nước. Khi đó giá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng của người nước ngoài, nó sẽ phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dùng để mua sắm các sản phẩm trong nước.

Hàm xuất khẩu có dạng: X = Xo (chỉ để biết áp dụng -> ít áp dụng thực tế vào các bài viết thực tế (trừ tính vĩ mô)).

* Cách thức tính giá trị nhập khẩu (IM)

Ta có công thức thức giá trị xuất khẩu IM = F(Y)

Ngược lại với cách tính giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu phản ánh lượng tiền mà người tiêu dùng trong nước sử dụng, chi tiêu để sử dụng các hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài. Mức độ chi tiết nhập khẩu sẽ phụ thuộc thuần vào thu nhập , sản lượng tiêu dùng trong nước

Hàm xuất khẩu có dạng: IM = MPM x Y

Trong đó:

+ MPM (Marginal Propensity to Import) là xu hướng nhập khẩu biên. Nó cho biết khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu

+ Y: sản lượng tiêu thụ thực tế

2. Ý nghĩa của đồ thị cán cân thương mại?

Dựa vào việc sử dụng đồ thị cán cân thương mại, chinh phủ có thể nằm được tình trạng cung cầu chung của thị trường cũng như bức trang kinh tế chung của Quốc Gia.

LATEST DATA ON BALANCE OF TRADE (USD MILLION)HISTORICAL CHART BY PRESIDENTS (USD MILLION)

3. Nền kinh tế đang thặng dư, thâm hụt hay đang ở cân bằng?

Khi mức nhập khẩu và xuất khẩu không có sự thay đổi, trong trường hợp sản lượng của Quốc Gia có xu hướng tăng lên thì cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt cao.

Trong quá trình điều hành nền kinh tế, chính phủ sẽ cố gắng (bằng mọi cách) để dịch chuyển đường xuất khẩu lên phía trên, như vậy nếu sản lượng có tăng lên cũng sẽ giảm bớt tình trạng thâm hụt thương mại.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức về cán cân thương mại (Balance of Trade). Nếu cần tư vấn thêm các kiến thức về Logistics nói chung hay các dịch vụ có liên quan, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Cán cân thương mại là thuật ngữ được nhắc đến phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là xuất nhập khẩu. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vậy cán cân thương mại là gì? Vai trò của nó đối với nền kinh tế ra sao? Cùng Finhay tìm hiểu chi tiết về cán cân thương mại trong bài viết sau.

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại (tiếng anh là Balance Of Trade – BOT) còn được biết đến với các cách gọi khác như xuất khẩu ròng hay thặng dư thương mại. Đây là thuật ngữ ghi lại sự chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu tại một thời điểm xác định của một quốc gia.

Cán cân thương mại là số liệu quan trọng, được sử dụng để đánh giá sức khoẻ và trình độ phát triển của một quốc gia, là thành phần lớn nhất trong cán cân thanh toán quốc gia.

Cán cân thương mại viết tắt tiếng anh là gì năm 2024

Công thức tính cán cân thương mại

Để tính cán cân thương mại (CCTM), có thể áp dụng công thức:

CCTM = Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu – Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu

Các trường hợp có thể xảy ra:

  • Xuất khẩu > nhập khẩu, CCTM > 0: Quốc gia thặng dư thương mại
  • Xuất khẩu < nhập khẩu, CCTM < 0: Quốc gia bị thâm hụt thương mại
  • Trường hợp xuất khẩu = nhập khẩu thì CCTM = 0. Lúc này, cán cân thương mại sẽ ở vị trí cân bằng.

Vai trò của cán cân thương mại

Xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại tất cả các quốc gia bởi sự ảnh hưởng to lớn của nó đến nền kinh tế. Trong đó, cán cân thương mại được xem như công cụ phản ánh quá trình thay đổi và sự tương quan giữa yếu tố xuất nhập khẩu trong từng khoảng thời gian.

Cán cân thương mại viết tắt tiếng anh là gì năm 2024

Các vai trò cụ thể của cán cân thương mại bao gồm:

Tác động tới tỷ giá hối đoái

Khi lượng hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, cán cân thương mại thặng dư đồng nghĩa với việc gia tăng lượng ngoại tệ chảy vào quốc gia, tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Trao đổi giao thương khiến đồng nội tệ được sử dụng nhiều hơn, làm tăng giá trị của đồng nội tệ. Tức là một đồng nội tệ sẽ đổi được nhiều ngoại tệ hơn.

Trong trường hợp ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt tức nhu cầu mua hàng từ quốc gia khác lớn, doanh nghiệp phải sử dụng đồng tiền từ quốc gia đó, nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng khiến đồng ngoại tệ tăng giá.

Dựa vào quy luật này mà Chính phủ có thể đưa ra và điều chỉnh các chính sách phù hợp để kiểm soát dòng tiền.

Tác động tới nền kinh tế vĩ mô

Cán cân thương mại cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế vĩ mô:

  • Cán cân thương mại dương cho thấy quốc gia thu hút được lượng lớn vốn FDI, gia tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế, suy ra nền kinh tế đang phát triển tốt.
  • Trường hợp ngược lại, cán cân thương mại âm phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia đó cạnh tranh kém trên thị trường. Vấn đề này cần được các doanh nghiệp khắc phục, nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
  • Cán cân thương mại dương cũng thể hiện mức độ đầu tư của quốc gia đó đang lớn hơn mức độ tiết kiệm. Đồng thời cho thấy thu nhập của người lao động tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện. Ngược lại, khi quốc gia thâm hụt thương mại sẽ cho thấy tỷ lệ tiết kiệm lớn, nhu cầu mua sắm của người dân giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Tỷ giá hối đoái

Đây là yếu tố rất quan trọng có tác động lớn đến cán cân thương mại. Giá trị đồng nội tệ tăng đồng nghĩa với việc hàng hóa nhập khẩu với mức giá rẻ hơn nhưng hàng hóa xuất khẩu lại trở nên đắt hơn. Điều đó khiến các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới, từ đó mà giá trị xuất khẩu ròng cũng sẽ giảm xuống.

Các chính sách thương mại

Các chính sách của Nhà nước có quyết định rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Các mặt hàng được quy định hạn chế hoặc hỗ trợ sẽ có sự thay đổi về giá cả khác nhau. Ví dụ, Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ nông nghiệp bằng cách giảm chi phí canh tác và khuyến khích sản xuất nhiều hơn. Từ đó giúp hạ giá bán và có thể giúp tăng sản lượng xuất khẩu.

Cán cân thương mại viết tắt tiếng anh là gì năm 2024

Cách thức kiểm soát cán cân thương mại thường thấy ở các quốc gia là sử dụng thuế. Việc áp dụng mức thuế nhập khẩu quá cao có thể tạo ra rào cản đối với việc giao thương giữa các quốc gia và gây thâm hụt thương mại nghiêm trọng.

Lạm phát

Lạm phát gây tác động lớn đến nền kinh tế và xuất nhập khẩu cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Lạm phát có thể làm thay đổi giá thành sản xuất dẫn đến biến động trong giá trị xuất khẩu.

Ví dụ như khi lạm phát làm giá gạo tăng cao, gạo và các sản phẩm từ gạo đều tăng giá. Từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh và khó được các quốc gia khác lựa chọn.

Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại

Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

Đầu tư tăng cao sẽ giúp chính sách tiền tệ được nới lỏng, lãi suất cũng theo đó giảm bớt và tăng đầu tư trong nước. Điều này sẽ khiến việc đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu bị hạn chế hơn. Ngoài ra, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán hay bất động sản cũng dễ khiến người dân có cảm giác dư giả hơn, giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng.

Do lạm phát cao

Như đã nói ở trên, lạm phát cũng là một trong các yếu tố có tác động lớn đến cán cân thương mại. Khi tỷ giá đồng tiền của một đất nước gia tăng thì giá cả nhập khẩu sẽ giảm xuống, ngược lại giá cả xuất khẩu lại tăng lên và làm sức cạnh tranh suy giảm.

Do thâm hụt ngân sách

Việc thâm hụt ngân sách cũng chính là thâm hụt cán cân vãng lai. Trong những năm gần đây, Việt Nam xảy ra thâm hụt cán cân thương mại vì nước ta đang tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề suy thoái kinh tế cũng khiến Nhà nước tiêu tốn nhiều ngân sách để đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Cán cân thương mại viết tắt tiếng anh là gì năm 2024

Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Ở Việt Nam, cơ cấu hàng hóa được coi là yếu tố thương mại tạo thương mại, hiểu đơn giản là tỉ lệ xuất khẩu tăng đồng thời kéo tỉ lệ nhập khẩu tăng, 2/3 giá trị xuất khẩu hiện nay là nguyên liệu cho sản phẩm nhập khẩu.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp và kém ưu thế hơn so với thị trường. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp chứ chưa thực sự tham gia vào chuỗi giá trị của khu vực. Đây cũng là một hạn chế đối với các ngành hàng xuất khẩu của nước ta.

Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu sẽ là rào cản khá lớn khiến các nhà đầu tư e ngại cũng như làm giảm sức cạnh tranh của nước ta. Chính vì vậy mà Việt Nam cũng đã và đang thực hiện theo chính sách giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và WTO.

Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2015 đến nay

Theo số liệu Tổng cục Hải quan cung cấp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2015 cả nước đạt hơn 327 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD và giá trị nhập khẩu lên tới hơn 165 tỷ USD. Cán cân thương mại của cả nước thâm hụt khoảng hơn 3 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước).

Năm 2016, xuất nhập khẩu Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh bao gồm xuất khẩu đạt hơn 176 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 174 tỷ USD. Đặc biệt, tỷ lệ xuất của năm 2016 đạt hơn 2,52 tỷ USD.

Cán cân thương mại viết tắt tiếng anh là gì năm 2024

Nguồn: Tạp chí Công thương

Năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 thặng dư lên tới 6,8 tỷ USD, nhiều gấp 3,2 lần so với mức thặng dư của năm 2017.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước lần đầu tiên chạm mốc 500 tỷ USD. Đây được xem là mức tăng trưởng ấn tượng nhờ việc tận dụng tốt các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu khi đạt tới 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Cán cân thương mại của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu chuỗi 5 năm xuất siêu kể từ 2016.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 152,8 tỷ USD (tăng 16,3% so với cùng kỳ). Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 152,3 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại của Việt Nam vẫn duy trì những tín hiệu tích cực với mức xuất siêu liên tục tăng.

Có thể thấy, cán cân thương mại là yếu tố phản ánh chặt chẽ mối quan hệ thương mại giữa một quốc gia với thị trường thế giới. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cán cân thương mại, nắm được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế và có thêm thông tin về thực trạng CCTM của Việt Nam trong những năm gần đây.