Càng gần bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ

Đáp án

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì: – Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít). – Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn): + Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa. + Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa. – Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa. – Ảnh hưởng của gió: + Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều. + Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít. – Ảnh hưởng của khí áp: + Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

Câu 10. Chứng minh rằng nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo quy luật địa đới.

Đáp án

– Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao). – Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao). – Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt. + Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N). + Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất. + Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°C của tháng nóng nhất. + Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều

dưới 0°c.

Câu 11. Quy luật địa đới biểu hiện ồ các yếu tố khí hậu như thế nào? Những biểu hiện cơ bản của quy luật địa đới ở chế độ nhiệt nước ta diễn ra như thế nào?

Đáp án

* Quy luật địa đới biểu hiện ở các yếu tố khí hậu – Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). – Các yếu tố khí hậu biểu hiện rõ rệt nhất qua quy luật địa đới: + Sự phân bố của các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. + Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất. + Sự phân bố mưa theo vĩ độ (dẫn chứng). + Các đới khí hậu trên Trái Đất (dẫn chứng). * Những biểu hiện cơ bản của quy luật địa đới ở chế độ nhiệt nước ta Do hình dáng lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15° kinh tuyến nên quy luật địa đới biểu hiện rõ nét qua nhiều thành phần tự nhiên. Trong chế độ nhiệt: – Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ các vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao.

– Biến trình năm của chế độ nhiệt: Miền Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa cận chí tuyến. Miền Nam khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa cận Xích đạo.

Câu 12. Phân tích mối quan hệ về phân bố của các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất. Tại sao nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích đạo về cực?

Đáp án

* Mối quan hệ về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất – Trình bày về phân bố các vòng đai nhiệt và các đai khí áp trên Trái Đất. – Sự phân bố các đai khí áp gắn với sự phân bố các vòng đai nhiệt (dẫn chứng và phân tích sự hình thành các đai áp thấp và áp cao để thấy có hai nguyên nhân hình thành đai khí áp là do nhiệt lực và động lực, nguyên nhân động lực liên quan đến nhiệt lực).

* Nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất không giảm liên tục từ Xích đạo về cực, vì nó không chỉ phụ thuộc vào bức xạ Mặt Trời, còn phụ thuộc nhiều yếu tố  khác: phân bố lục địa và đại dương, dòng biển lạnh và nóng, hoàn lưu, độ cao địa hình, bề mặt đệm,…

Câu 13. Vì sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí? Chứng minh biểu hiện của quy luật địa đới qua sự phân bố các vành đai nhiệt và mưa trên Trái Đất.

Đáp án

a) Quy luật địa đới – Phổ biến: + Biểu hiện ở nhiều quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất và trong mọi thành phần tự nhiên của lớp vỏ địa lí. + Nguyên nhân của quy luật địa đới là năng lượng Mặt Trời. Năng lượng Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu, là động lực cho tất cả các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt Trái Đất. – Quan trọng nhất: + Là cơ sở để tạo ra các đới khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan kéo dài từ Tây sang Đông, tuần tự từ Bắc xuống Nam, đối xứng nhau qua hai nửa cầu Bắc – Nam. + Là cơ sở tạo bối cảnh xác định cho sự xuất hiện của quy luật phi địa đới. + Là cơ sở để giải thích sự thay đổi của tự nhiên từ Xích đạo về hai cực (những sự vật và hiện tượng, quá trình phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời). b) Biểu hiện của quy luật địa đới – Vành đai nhiệt độ: + Nguồn gốc nhiệt độ: năng lượng Mặt Trời thay đổi từ Xích đạo về 2 cực. + Nhiệt độ trên Trái Đất phụ thuộc vào các nhân tố khác (dẫn chứng). + Vì vậy, vành đai nhiệt không hoàn toàn trùng với vĩ tuyến. Cơ sở để phân chia các vành đai nhiệt là đường đẳng nhiệt. + Từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt (dẫn chứng). – Vành đai mưa: + Sự phân bố mưa phụ thuộc vào nhiều nhân tố (dẫn chứng), nhưng về cơ bản vẫn mang tính đới. + Sự phân bố ở các khu vực: • Xích đạo (20°B — 20°N): mưa nhiều trên l,000mm, do áp thấp, bốc hơi nhiều, dòng biển nóng. • Chí tuyến (20° – 40°): mưa ít (500 – 600mm), do áp cao, dòng nén không khí hạn chế bốc hơi, phía tây các lục địa có dòng biển lạnh. • Ôn đới (40° – 60°): mưa nhiều (500 – l,000mm), do gió Tây, xoáy thuận, áp thấp, dòng hiển nóng.

• Cực: mưa ít, dưới 250mm, do nhiệt độ thấp, hạn chế bốc hơi.

Câu 14. Trình bày nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới và quy luật đai cao. Trên thế giới, quy luật địa đới tác động như thế nào đến các vành đai khí áp và đai gió?

Đáp án

– Nguyên nhân tạo nên quy luật địa đới: Do dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời lên bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo, gây ra tính địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí. – Nguyên nhân tạo nên quy luật đai cao: Do sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. – Trên thế giới, quy luật địa đới tác động đến các đai gió và đai khí áp: + Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp Xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực.

+ Các đới gió trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

Câu 15. Phân biệt khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Đáp án

– Khí hậu nhiệt đới nằm từ 10°B – 30°B và 5°N đến 25°N. Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có một thời kì khô hạn (khoảng 3 tháng hanh khô liên tục). Cụ thể: + Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, có sự thay đổi theo mùa: một mùa khô trùng với mùa đông và một mùa hạ ẩm. Thời kì nhiệt độ tăng cao là khoảng thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn. + Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến l,500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (có ít nhất 3 tháng mưa liên tục). – Khí hậu nhiệt đới gió mùa nổi bật với hai đặc điểm: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. Cụ thể: + Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°c. + Lượng mưa trung bình năm trên 1,000mm, nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào sườn đón gió hay khuất gió. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung từ khoảng 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) lượng mưa ít.

+ Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, lượng mưa có năm ít, năm nhiều, dễ gây hạn hán, lũ lụt.

Câu 16. Quan sát lược đồ sau, xác định tên các kiểu khí hậu mang kí hiệu I, II1, II2, III1, III2, III3, IV1, IV2, V. Trong đó thứ IV, tại sao lại phân chia thành 2 kiểu khí hậu IV1, IV2.

Càng gần bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ

Đáp án

* Các kiểu khí hậu – I: Khí hậu cận cực.                                              – III3: Khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải – II1: Khí hậu ôn đới lục địa. – II2: Khí hậu ôn đới gió mùa.                           — IV1: Khí hậu nhiệt đới lục địa. – III1: Khí hậu cận nhiệt lục địa.                          – IV2: Khí hậu nhiệt đới gió mùa. – III2: Khí hậu cận nhiệt gió mùa.                     – V: Khí hậu Xích đạo. * Đới khí hậu IV: có hai kiểu khí hậu là nhiệt đới lục địa (IV1) và nhiệt đới gió mùa (IV2). – Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: do tác động của dòng biển nóng Cư-rô- si-vô, sự hoạt động của gió mùa qua biển đã đem lại lượng mưa lớn cho khu vực -> khí hậu nóng ẩm. – Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: nơi chịu ảnh hưởng khu áp cao chí tuyến -» khí hậu nóng, khô.

Xem thêm: Đề thi ôn luyện học sinh giỏi lớp 10 môn Địa lý phần quy luật địa đới và quy luật phi địa đới


Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10: