Cập nhật bios cho máy tính bị lỗi

Lỗi xảy ra chủ yếu trên các dòng laptop Dell Latitude (5320 và 5520), dòng máy tính bàn Dell Inspiron 5680 và Alienware Aurora R8 (Alienware là thương hiệu con của Dell). Đây cũng là những dòng thiết bị vừa được cập nhật BIOS, với các phiên bản có số hiệu tương ứng là 1.14.3 (Latitude), 2.8.0 (Inspiron) và 1.0.18 (Aurora R8).

Cập nhật bios cho máy tính bị lỗi

Hàng loạt máy Dell gặp phải lỗi khởi động sau khi cập nhật BIOS

chụp màn hình GAME DEPUTY

Theo mô tả từ các phản hồi của người dùng, sau khi cập nhật BIOS lên phiên bản mới thì họ không thể khởi động máy tính lên được nữa. Đa số người dùng bị lỗi màn hình xanh (BSOD) sau đó máy tính sẽ tự khởi động lại, một số người dùng thì phàn nàn rằng máy tính của họ rơi vào tình trạng vòng lặp khởi động hoặc màn hình chỉ dừng mãi ở công đoạn khởi động.

Xác nhận lỗi nghiêm trọng này, Dell đã nhanh chóng gỡ bỏ tất cả bản cập nhật BIOS nói trên. Đối với những người dùng đã nâng cấp, cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là cài đặt lại phiên bản BIOS 1.13.0 - có thể tìm thấy và tải về từ trang chủ của Dell, sau đó thực hiện các bước sau:

  1. Lật mặt dưới của máy tính
  2. Tháo sạc và gỡ pin ra
  3. Quay ngược lại mặt phím, bấm giữ nút nguồn trong vòng 15 giây
  4. Lắp pin và cắm sạc vào trở lại
  5. Nhấn nút nguồn để máy tính khởi động

Tại diễn đàn thảo luận của Dell, nhiều người dùng cho biết họ đã giải quyết thành công bằng các bước trên. Bình luận hướng dẫn này đã được Dell gắn mác là "Giải pháp được cộng đồng chấp nhận".

Anh em sử dụng máy tính, đặc biệt là desktop, trong khoảng thời gian dài thì chắc có lẽ đã nghe đến hoặc thậm chí là từng tiến hành cập nhật BIOS rồi. Có nhiều lý do để người dùng cập nhật BIOS, nhưng liệu thao tác này có thật sự cần thiết hay không, và khi nào thì chúng ta cần phải thực hiện?

BIOS là gì?

Cập nhật bios cho máy tính bị lỗi

BIOS (Basic Input/Output System) là firmware (chương trình máy tính cố định dùng để điều khiển các thiết bị ở cấp thấp) được sử dụng để cung cấp các dịch vụ runtime cho hệ điều hành và phần mềm, cũng như thực hiện nhận diện phần cứng trong quá trình khởi động. Ngày nay thì các phần cứng thế hệ mới chuyển sang UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) mục đích để giải quyết các giới hạn kỹ thuật tồn tại trên BIOS cũ. Khi anh em nhấn nút nguồn, hệ thống được cấp điện và BIOS thực hiện quá trình POST (Power-On Self Test) để nhận diện và test các thành phần phần cứng, sau đó, BIOS tải boot loader từ ổ cứng, từ đó có thể khởi tạo nhân hệ điều hành (kernel).

Khi nào cần cập nhật BIOS?

Thông thường nhà sản xuất sẽ cung cấp bản cập nhật BIOS khi có những trường hợp cần giải quyết như: hỗ trợ phần cứng mới, xử lý vá các lỗ hổng bảo mật, hay tăng cường độ ổn định cho hệ thống. Anh em thường thấy bản cập nhật BIOS xuất hiện đồng loạt ở nhiều nhà sản xuất mỗi khi có phần cứng mới ra mắt, chủ yếu là CPU. Lấy ví dụ như các vi xử lý Intel Core thế hệ 12, vốn được hỗ trợ bởi mainboard chipset Intel 600 Series, khi Intel giới thiệu Raptor Lake - thế hệ Core thứ 13 - cũng tương thích với socket LGA 1700 và cả chipset Intel 600 Series, thì cập nhật BIOS là cần thiết. Nhưng nó cũng chỉ cần thiết trong trường hợp anh em có dự định nâng cấp lên Raptor Lake thay cho Alder Lake đang sử dụng, còn nếu anh em chắc chắn không nâng cấp, cập nhật BIOS hay không không quan trọng. Tuy nhiên lời khuyên của mình là nên cập nhật BIOS mới trong trường hợp có vi xử lý mới. Lý do là vì biết đâu đó trong tương lai, khi anh em nâng cấp CPU mà lỡ quên BIOS chưa hỗ trợ thì khá phiền.

Cập nhật bios cho máy tính bị lỗi

Một trường hợp điển hình gần như luôn phải cập nhật BIOS khi có CPU mới là những anh em sử dụng AMD Ryzen, nhất là từ khi kiến trúc Zen xuất hiện. Socket AM4 tồn tại qua khoảng thời gian dài với nhiều thế hệ vi xử lý Ryzen và cả kiến trúc Zen khác nhau. Từ Ryzen 1000 Series đến 5000 Series, anh em có thể vẫn sử dụng mainboard mua hồi 2017 được, chỉ cần cập nhật BIOS là xong. Ngoài ra nếu anh em thay thế hay gắn thêm phần cứng nhưng nó không chạy hoặc không ổn định, đôi khi BIOS mới giải quyết được vấn đề đó.

Vá lỗi hay cập nhật khả năng bảo mật của BIOS cũng là 1 lý do để nâng cấp. Thông thường chúng ta chỉ gặp những yêu cầu cập nhật bảo mật bằng các bản vá trong hệ điều hành, nhưng nếu có 1 bản BIOS mới nội dung về bảo mật, anh em cần cập nhật càng sớm càng tốt. Những trường hợp này hay xảy ra với các bản BIOS cho laptop, khi có lỗ hổng, kẻ xấu có thể lợi dụng để chiếm quyền điều khiển hay đánh cắp dữ liệu từ xa. Và vì BIOS là firmware cấp thấp nên nếu bị kẻ xấu lợi dụng sẽ có thể khiến hệ thống rơi vào tình trạng tệ hơn nhiều.

Cập nhật bios cho máy tính bị lỗi

Cuối cùng, bản cập nhật BIOS đôi khi để cải thiện khả năng tương thích và ổn định của các thành phần phần cứng, đặc biệt là RAM. Có thể anh em thấy rằng hầu như thời gian tương tác với BIOS là rất ít, tuy nhiên khi gặp tình trạng hoạt động không ổn định bất ngờ (gây lỗi phần mềm, màn hình xanh, chậm...), nhiều khả năng là do BIOS. Nếu như anh em đã tiến hành cập nhật phần mềm, cài các bản vá hệ điều hành mới nhất rồi và tình trạng không cải thiện, hãy nghĩ tới BIOS và tìm xem liệu có cập nhật mới hay không.

Khi nào thì không?

Cập nhật bios cho máy tính bị lỗi

Update BIOS có thể gọi là dễ, cũng có thể là khó đối với tùy người. Giao diện BIOS nhàm chán và không linh hoạt, đôi khi có những quy trình xử lý hơi kỳ lạ... khiến người dùng hoang mang. Nếu anh em không chắc chắn và đủ tự tin hay “lần đầu làm chuyện ấy” thì cần cẩn thận hơn. Còn nếu anh em không thuộc trường hợp nào ở những đoạn phía trên, lời khuyên là “đừng sửa cái gì không hỏng”. Ngày nay thì khi cập nhật BIOS không thành công vẫn có thể sửa được khá dễ ở các cửa hàng (ngoài ra 1 số mainboard còn trang bị tới 2 BIOS để sao lưu và phục hồi qua lại), tuy nhiên ngày xưa, ác mộng mỗi khi nâng cấp BIOS là cúp điện, việc sửa chữa rất mất công và phức tạp. Vài mẫu mainboard (như của EVGA) đôi khi sử dụng socket để gắn chip BIOS, nghĩa là nếu lỗi hay cập nhật không được, anh em có thể chỉ gỡ BIOS vật lý ra, đem đi nạp lại hoặc mua BIOS khác thay thế là xong.