Cấu tạo có nghĩa là gì

Cô Nguyễn Hải [HOCMAI] sẽ giới thiệu cho các em học sinh trong về từ phân loại theo cấu tạo, trong đó có từ đơn và từ phức trong bài học hôm nay.

Một bài văn được tạo nên từ các đoạn văn. Và hình thành các đoạn văn chính là những câu văn. Trong mỗi câu văn lại là các từ, các cụm từ ghép với nhau để thành một câu hoàn chỉnh. Mỗi từ lại được tạo nên từ các tiếng. Để tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ, cô Nguyễn Hải chia bài học thành hai nội dung chính:

  • Phần 1: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
  • Phần 2: Từ đơn và từ phức
Cô Nguyễn Hải hướng dẫn học sinh về Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt

Tham khảo bài giảng chi tiết của cô Nguyễn Hải [Khóa HM6 – Tổng Ôn kiến thức] tại: //hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/83513/bai-01-tu-va-cau-tao-tu.html

I/Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

1] Ví dụ:

Câu thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao”.

Ta thấy:

  • Hai dòng thơ có 12 tiếng và 9 từ [Thời gian, chay, qua, tóc, mẹ, một, màu trắng, đến, nôn nao]

=> Số từ và số tiếng không giống nhau nên một từ có thể gồm nhiều tiếng.

2] Ghi nhớ

  • Từ là ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
  • Đơn vị cấu tạo từ là tiếng.

3] Phân biệt “Từ” và “Tiếng”

+/ Tiếng dùng để cấu tạo từ 

+/ Từ dùng để đặt câu

=> Một tiếng được gọi là từ khi được dùng để đặt câu.

  • Một từ có thể gồm một hoặc nhiều tiếng.

4] Từ phân loại theo cấu tạo

Từ phân loại theo cấu tạo – Bài học “Từ và cấu tạo từ”

Trong đó:

  • Từ đơn là từ có 1 tiếng
  • Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên
  • Từ đơn đơn âm tiết
  • Từ đơn đa âm tiết
  • Từ ghép là loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa
  • Từ láy là loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần giống nhau.
  • Từ ghép tổng hợp [VD: Trong xanh – Hai tiếng “Trong” và “xanh” bình đẳng nhau về nghĩa]
  • Từ ghép phân loại [VD: Xanh rì – Hai tiếng “xanh” và “rì”, “xanh” là tiếng chính, “rì” là tiếng phụ, bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
  • Từ láy toàn bộ [VD: Xanh xanh. Hai tiếng giống nhau hoàn toàn]
  • Từ láy bộ phận [VD: Xanh xao. Hai tiếng giống nhau về âm đầu]

II/Từ đơn và từ phức

1]Từ đơn

a] Khái niệm

VD: Cây [Danh từ], đọc [động từ], cao [tính từ],…

b] Phân loại
  • Từ đơn đơn âm tiết: Từ đơn chỉ có một tiếng
  • Từ đơn đa âm tiết: Từ đơn được tạo nên từ nhiều âm tiết 
  • Tên một số loài vật: Ba ba, chuồn chuồn, châu chấu,…
  • Từ mượn tiếng nước ngoài: Ti vi, cà phê, in-ter-net,…

2] Từ phức

a] Khái niệm
  • Là từ có hai tiếng trở lên.

VD: Sạch sẽ, sạch sành sanh, lúng ta lúng túng,..

b] Phân loại
  • Từ ghép: Loại từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có mối quan hệ về nghĩa.

VD: Cao lớn [Có mối quan hệ ngang hàng bình đẳng về nghĩa] , cao vút [Có mối quan hệ với nhau về nghĩa, từ “cao” là tiếng chính, “vút” là tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính]

  • Từ láy: Loại từ phức được tạo nên bằng cách phối hợp các tiếng giống nhau về âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và vần. 

VD: Đo đỏ [Hai tiếng giống nhau về cả âm đầu và vần] , lao xao [hai tiếng giống nhau về vần] , xôn xao [Hai tiếng giống nhau về âm đầu]

c] Một số trường hợp dễ “nhầm lẫn” giữa “từ đơn” và “từ phức”.
  • Nhầm lẫn “từ đơn đa âm tiết” và “Từ láy”.

Dấu hiệu nhận biết: Từ láy có giá trị biểu cảm. Từ đơn là danh từ, để gọi tên sự vật, không có giá trị biểu cảm.

VD: Các từ ba ba, thuồng luồng, châu chấu là từ đơn đa âm tiết, dù về hình thức có các tiếng giống nhau về âm đầu, vần, cả âm đầu và vần. Không phải từ láy. 

  • Phân biệt từ phức và tổ hợp từ đơn

VD: “Cà chua quá!”. Câu này gồm 3 từ. “Cà” và “chua” là hai từ đơn độc lập, không phải từ phức. 

Là giáo viên trường THCS Archimedes, cô Nguyễn Hải có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt. Bài học “Từ và cấu tạo từ”, nằm trong khóa học “HM6 – Tiếng Việt” của cô. Qua bài học, các em dễ dàng nắm bắt những phần kiến thức trọng tâm cần phải ghi nhớ. Đặc biệt, là những nội dung nâng cao không có trong sách giáo khoa là “Từ đơn đa âm tiết”. 

Hơn nữa, cô Nguyễn Hải cũng chỉ ra những phần từ loại dễ bị nhầm lẫn nếu gặp phải trong quá trình làm bài thi. Với các kì thi vào trường CLC và trường top đầu thì ngoài kiến thức cơ bản, việc học thêm những kiến thức bên ngoài là vô cùng cần thiết. Những kĩ năng làm bài cũng nên  được quan tâm đến.

Để tăng tốc cho kì thi vào lớp 6 và giành được thành tích tốt, giải pháp “HM6 – Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh” là một sự hỗ trợ toàn diện dành cho tất cả các em học sinh. Với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong lĩnh vực luyện thi vào 6, đây chắc chắn là một gói giải pháp đầy chất lượng khi bao quát tất cả nội dung kiến thức cần ôn luyện và hướng dẫn luyện đề, giải đề thi hiệu quả.

Phụ huynh và học sinh tham khảo về chương trình tại: //bit.ly/Giải-pháp-toàn-diện-ôn-thi-vào-6

Cấu trúc là một sự sắp xếp và tổ chức các yếu tố bên trong một vật hay hệ thống nào đó, hoặc các đối tượng, hệ thống tổ chức như vậy.[1] Vật liệu cấu trúc bao gồm do con người chế tạo ra như tòa nhà hay máy móc và do tự nhiên như sinh vật, các chất khoáng và hóa chất. Cấu trúc bao gồm cấu trúc dữ liệu trong máy tính và hình thức âm thanh. 

Cấu trúc của dãy DNA.

 

Một căn nhà truyền thống Sami để dự trữ, bảo quản thực phẩm 

 

Kiến trúc Gothic của Saint-Séverin - nhà thờ ở Paris

Các tòa nhà, máy bay, bộ khung xương và mái vòm là các ví dụ về kết cấu chịu lực. Các hệ quả của xây dựng được chia thành hai nhóm các tòa nhà và cấu trúc không phải xây dựng, làm cho cơ sở hạ tầng cho loài người.[2] 

 

Băng sơ đồ 3D cấu tạo của protein triosephosphate isomerase. Màu nâu xoắn ốc là alpha-xoắn và mũi tên xanh là beta, các sợi thành phần của beta-li.

Trong sinh học, cấu trúc gồm tất cả các cấp tổ chức khác nhau, bao gồm hệ thống theo chiều dọc từ những nguyên tử và phân tử rất nhỏ đến những tế bào lớn hơn, các mô, cơ quan, cơ thể sống, quần thể, quần xã, hệ sinh thái vac sinh quyển. 

Cấu trúc sinh học là có liên quan với các cấu trúc biomolecular của phân tử, đặc biệt là protein và axit nucleic. Các chức năng của các phân tử được xác định theo hình dạng của chúng cũng như thành phần của nó, và cấu trúc của chúng có nhiều cấp độ khác nhau.[3] Cấu trúc Protein có bốn cấp bậc. Các cấu trúc chính là các chuỗi các axit amin làm cho nó mạnh hơn.[4]

 

Một bảng công thức cho dopamine

Cấu trúc trong hóa học đề cập đến cả điện tích hình học và cấu trúc điện tích, cấu trúc hóa học. Cấu trúc có thể là đại diện của một loạt các sơ đồ được gọi là các sơ đồ cấu tạo chất hóa học. Cấu trúc Lewis sử dụng một dấu chấm ký hiệu để đại diện cho các electron hóa trị của một nguyên tử, đây là các Electron xác định vai trò của nguyên tử trong phản ứng hóa học.[5] 

Bài chi tiết: Cấu trúc [toán học]

Bài chi tiết: Cấu trúc [tin học]

 

Một bản nhạc từ bài Preludes bởi Chopin

Cấu trúc âm nhạc bao gồm các ký hiệu, nốt nhạc và khung nhạc,... Các thành phần ký hiệu đó tạo ra một bài hát hoàn chỉnh.[6]

Một cấu trúc hội là một mô hình của các mối quan hệ, từ cá thể [cá nhân], gia đình, người thân, bạn bè, cộng đồng, xã hội... Có nhiều loại cấu trúc xã hội như cấu trúc trong gia đình và sơ đồ tổ chức nhân viên trong một công ty, nhà máy. Cấu trúc này gồm nhiều người, có người giữ vị trí cao như nhân vât chủ chốt hay ông bà trong một gia đình; các thành phần thấp hơn các nhân viên, công nhân hay con cháu trong gia đình.

  • Cấu trúc toán học
  • Cấu trúc địa chất

  1. ^ "structure, n.". Oxford English Dictionary [Online ed.]. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ Carpinteri, Alberto [2002]. Structural Mechanics: A unified approach. CRC Press. ISBN 9780203474952.
  3. ^ Banaszak, Leonard J. [2000]. Foundations of Structural Biology. Burlington: Elsevier. ISBN 9780080521848.
  4. ^ Purves, William K.; Sadava, David E.; Orians, Gordon H.; H. Craig, Heller [2003]. Life, the science of biology [7th ed.]. Sunderland, Mass.: Sinauer Associates. pp. 41–44. ISBN 9780716798569.
  5. ^ DeKock, Roger L.; Gray, Harry B. [1989]. Chemical structure and bonding [2nd ed.]. Mill Valley, Calif.: University Science Books. ISBN 9780935702613.
  6. ^ Bent, Ian D.; Pople, Anthony. "Analysis". Grove Music Online. Oxford Music Online. Oxford University Press. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.

  • Carpi, A.; Brebbia, C.A. [2010]. Design & nature V: comparing design in nature with science and engineering. Southampton: WIT. ISBN 9781845644543.
  • Pullan, Wendy [2000]. Structure. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-78258-9.
  • Rottenberg, Annette T.; Winchell, Donna Haisty [2012]. The structure of argument [ấn bản 7]. Boston: Bedford/St. Martins. ISBN 9780312650698.
  • Schlesinger, Izchak M.; Keren-Portnoy, Tamar; Parush, Tamar [2001]. The structure of arguments. Amsterdam: J. Benjamins. ISBN 9789027223593.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cấu_trúc&oldid=65127917”

Video liên quan

Chủ Đề