Tại sao giọng miền Nam khác miền Bắc

Một trong những lý luận phổ biến mà người Bắc dùng để miệt thị người Nam đó là phê phán cách phát âm tiếng Việt của vùng đất từ Bình Thuận trở vô. Người Bắc cho rằng họ mới nói thứ tiếng Việt chuẩn nhất, còn những cách phát âm còn lại là sai, ngọng. Chúng ta hãy cùng phân tích để kết luận rằng ngươi Nam có thật sự nói ngọng như định kiến của người Bắc từ trước đến giờ hay là không.

Trước hết, cần minh định rằng nước Đại Việt của các nhà Lý, Trần, Lê cương vực chỉ tới miền Trung. Các vùng đất Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh trở vô tới Huế ngày nay họ không nói tiếng Việt hoặc nói với giọng rất khó nghe do ảnh hưởng của người Chăm và văn hoá Chăm, bằng chứng là tiếng Nghệ An Hà Tĩnh bây giờ vẫn bị ngoài Bắc dè bĩu là trọ trẹ. Các đời vua Lý và Trần đều có gốc Tàu, được biết vua Trần [gốc Phúc Kiến, Mân Nam] nói chuyện với Tàu không cần phiên dịch, ta có thể thấy tầng lớp trí thức cai trị nước Đại Việt xưa không hẳn là người bản địa, người bản địa ở miền Bắc lúc đó mới thật sự đồng hoá các đời vua có gốc Tàu sang. Các số đếm như một, hai, ba, bốn của tiếng Viết lại giống với tiếng Khmer, tiếng Mường hơn [trong tiếng Khmer, bốn đọc là “bon”].

Sau khi quân Minh xâm lược, lật đổ nhà Hồ thì ít lâu sau Lê Lợi khởi nghĩa tại Lào, ông là người Mường ở miền núi Thanh Hoá [huyện Ngọc Lặc quê của thủ môn Bùi Tiến Dũng ngày nay cũng nhiều làng Mường]. Sau khi nhà Lê ra Thăng Long cai trị thì tiếng Việt lúc này cũng đã thay đổi thêm, thành tố Mường chiếm ưu thế tuy vẫn sử dụng Hán tự là chữ viết duy nhứt.

Tới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh thì tiếng Việt được Nam tiến theo sự nghiệp của các chúa Nguyễn, người bản địa ở Đàng Trong gồm Chăm, Thượng và sau này là Khmer, Hoa Minh Hương nói tiếng Việt theo ngữ âm Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, tiếng Việt ở ven biển từ Nghệ An vô tới Ninh Thuận có sự khác biệt giữa các vùng do ngày xưa Champa là các tiểu quốc khác nhau hợp thành. Tới thế kỷ 18 thì lực lượng người Hoa Minh Hương ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hoà nhập với dân bản địa và họ kết hôn, để ra con cháu nói tiếng Việt với giọng Nam.

Công bằng mà nói, tới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì Đàng Trong và Đàng Ngoài đã coi nhau như 2 nước, có tiếng nói, từ vựng riêng, dù vẫn có thể nói chuyện với nhau được nhưng hai nền văn hoá đã khác nhau rồi. Lúc Nguyễn Huệ gặp vua Lê ở Thăng Long thì coi như hai nước khác nhau. Nguyễn Nhạc cũng từng can ngăn Nguyễn Huệ đừng chiếm lấy Bắc Hà vì “nước ấy là nước của vua Lê”.

Cũng trong thời kỳ này, các giáo sĩ phương Tây mới nghĩ ra cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin, quá trình này có công lớn của Alexander de Rhodes [cha Đắc Lộ]. Tuy vậy, mãi cho đến khi Pháp chiếm trọn Nam Kỳ làm thuộc địa từ 1865 thì chữ viết ấy mới chánh thức được người nói tiếng Việt tại Đàng Trong sử dụng, công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ ra rộng rãi giới trí thức và dân chúng là của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của.

Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ cũng có một số bất cập khi không thể ghi âm tiếng Việt một cách hoàn toàn chánh xác cho cả ba miền, nhứt là về mặt thanh điệu. Bản thân người Việt mải mê với binh đao không thể sáng tạo ra được chữ viết của riêng mình [chữ Nôm cũng chỉ là cải biên từ chữ Hán và có phần phức tạp hơn], phải nhờ người nước ngoài tạo ra thì chuyện đòi hỏi có được chữ viết đáp ứng nhu cầu mong mỏi của họ là khá xa vơi. Chữ Việt được phát triển bởi các nhà truyền giáo Nam Âu [Bồ Đào Nha, Pháp] và đã tồn tại một số bất cập khi họ không có đủ chữ cái để ghi âm chánh xác cho phụ âm đầu “y” cũng như “w” và dùng chữ “v”để thay thế cho hai cái đó. Chi tiết về sự bất cập này, mời các bạn tham khảo link sau:

//www.daichung.com/73/09_chu_v.shtm

Tiếng Việt đã thay đổi kể từ khi chữ Quốc ngữ được đưa vào giảng dạy, bản thân người viết từng chứng kiến hồi năm học lớp 1, thằng bạn cùng lớp không thể vào phát âm phụ âm đầu “v” mà toàn đọc như “w”. Đó là vì chữ “v” là một âm xa lạ, không phản ánh đúng tiếng của ông bà ta nói ngày xưa cho nên gặp khó khăn, chúng ta đã bị bắt học phát âm âm “v’ là đọc theo người Pháp. Các ngôn ngữ phương Đông khác mà có ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, tuyệt nhiên không có âm “v” như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan. Nhiều nghệ sĩ cải lương khi phát âm phụ âm “v” thường đọc theo âm “bd”, tức là bậm môi nhưng khi phát ra thì giống như /d/ [trong tiếng miền Nam], đó chính là cách phát âm cổ của người Việt, bao gồm cả người bỏ Đàng Ngoài để vô Đàng Trong sinh sống thời chúa Nguyễn.

Video clip bài hát” Qua Cầu Gió Bay” được hát bằng tiếng Kinh cổ của cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc. Nhóm người này chưa từng tiếp xúc với chữ Quốc ngữ, họ vẫn dùng tiếng Nôm để ghi âm tiếng Việt, vùng đất đó trước kia thuộc Đại Việt nhưng sau này bị nhượng lại cho Trung Quốc, hãy nghe thử để so sánh với tiếng “Bắc chuẩn” và tiếng “Nam ngọng” coi có cái nào giống cái nào hay không.

Sau khi chiếm được toàn bộ quyền lực và thao túng bộ máy giáo dục, tuyên truyền, người Bắc mặc định coi họ là chuẩn mực của ngôn ngữ, cách sống, nhận thức. Tiếng Hà Nội được mặc nhiên coi là “tiếng chuẩn” của cả nước, nên mới nảy sinh ra tâm lý cho rằng người Nam nói ngọng. Xin thưa, nếu lấy chữ Quốc ngữ đang dùng hiện tại ra để làm chuẩn mực so sánh ai nói chuẩn hơn, thì xin được phân tích ra rằng miền nào cũng sai tương đối một chút so với chữ viết:

  • Người Nghệ An nói rõ chữ “s” và “x”, “r” và “d” với “gi” , dấu thanh khác miền Bắc và miền Nam.
  • Người miền Nam nói hỏi ngã giống nhau, “d” giống với “gi” và “v” ở nhiều địa phương, chữ “r” có thể đánh lưỡi được chánh xác tuỳ vào chuyện có muốn đánh hay không. Phụ âm cuối như -an hay -ang thì phát âm giống nhau [người Huế cũng vậy] nhưng ít khi viết sai. Phụ âm cuối -c và -t đọc giống như và đôi khi hay lẫn lộn trong lúc viết.
  • Người Bắc nói “d”, “gi” và “r” giống nhau [viết sai rất nhiều ví dụ rẻ rách, hạt rẻ, dượt đuổi, đổ giác..] , đôi khi lẫn lộn “l” và “n” [viết sai cặp này rất nhiều ví dụ Nam Từ Niêm, trứng vịt nộn…].
Bằng chứng cho thấy người Bắc Kỳ “viết ngọng.”

Tâm lý áp đặt, luôn thích làm cha người khác đã tạo cho người Bắc tâm lý kẻ cả, thích dạy đời. Cho nên khi giáo sư Bùi Hiền sáng kiến chữ viết mới lấy tiếng Hà Nội làm gốc thì cũng có khác nhiều người Bắc Kỳ ủng hộ vì sáng kiến của ông này loại bỏ được khá nhiều lỗi sai chính tả của người Bắc. Mỗi vùng có một tiếng nói, phương ngữ riêng, đặc biệt là miền Nam có lịch sử và văn hoá khá khác biệt với miền Bắc thì chuyện nói thứ tiếng đó nhưng âm điệu khác nhau là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Chuyện người Nam không nói được những cái mà người Bắc nói được trong tiếng Việt không phải là lỗi của người Nam để bị kỳ thị là “không chuẩn”.

Về viết sai chính tả, thì có thể khẳng định rằng hiện tại người vùng miền khác không thể nào đấu lại người Bắc về số lượng cũng như sự thường xuyên mắc lỗi. Còn nói rằng người Nam nói ngọng thì đó là thiển ý riêng của người Bắc, họ cho rằng họ đại diện cho những gì chuẩn mực nhứt của đất nước này nên mới phán rằng người Nam nói ngọng, là một người Nam, tôi có thể phán rằng người Bắc “viết ngọng” hơn người từ Nghệ An trở vô rất nhiều.

Tags: nam kỳngôn ngữngười bắcnói ngọng

Page 2

Một trong những lý luận phổ biến mà người Bắc dùng để miệt thị người Nam đó là phê phán cách phát âm tiếng Việt của vùng đất từ Bình Thuận trở vô. Người Bắc cho rằng họ mới nói thứ tiếng Việt chuẩn nhất, còn những cách phát âm còn lại là sai, ngọng. Chúng ta hãy cùng phân tích để kết luận rằng ngươi Nam có thật sự nói ngọng như định kiến của người Bắc từ trước đến giờ hay là không.

Trước hết, cần minh định rằng nước Đại Việt của các nhà Lý, Trần, Lê cương vực chỉ tới miền Trung. Các vùng đất Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh trở vô tới Huế ngày nay họ không nói tiếng Việt hoặc nói với giọng rất khó nghe do ảnh hưởng của người Chăm và văn hoá Chăm, bằng chứng là tiếng Nghệ An Hà Tĩnh bây giờ vẫn bị ngoài Bắc dè bĩu là trọ trẹ. Các đời vua Lý và Trần đều có gốc Tàu, được biết vua Trần [gốc Phúc Kiến, Mân Nam] nói chuyện với Tàu không cần phiên dịch, ta có thể thấy tầng lớp trí thức cai trị nước Đại Việt xưa không hẳn là người bản địa, người bản địa ở miền Bắc lúc đó mới thật sự đồng hoá các đời vua có gốc Tàu sang. Các số đếm như một, hai, ba, bốn của tiếng Viết lại giống với tiếng Khmer, tiếng Mường hơn [trong tiếng Khmer, bốn đọc là “bon”].

Sau khi quân Minh xâm lược, lật đổ nhà Hồ thì ít lâu sau Lê Lợi khởi nghĩa tại Lào, ông là người Mường ở miền núi Thanh Hoá [huyện Ngọc Lặc quê của thủ môn Bùi Tiến Dũng ngày nay cũng nhiều làng Mường]. Sau khi nhà Lê ra Thăng Long cai trị thì tiếng Việt lúc này cũng đã thay đổi thêm, thành tố Mường chiếm ưu thế tuy vẫn sử dụng Hán tự là chữ viết duy nhứt.

Tới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh thì tiếng Việt được Nam tiến theo sự nghiệp của các chúa Nguyễn, người bản địa ở Đàng Trong gồm Chăm, Thượng và sau này là Khmer, Hoa Minh Hương nói tiếng Việt theo ngữ âm Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, tiếng Việt ở ven biển từ Nghệ An vô tới Ninh Thuận có sự khác biệt giữa các vùng do ngày xưa Champa là các tiểu quốc khác nhau hợp thành. Tới thế kỷ 18 thì lực lượng người Hoa Minh Hương ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hoà nhập với dân bản địa và họ kết hôn, để ra con cháu nói tiếng Việt với giọng Nam.

Công bằng mà nói, tới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì Đàng Trong và Đàng Ngoài đã coi nhau như 2 nước, có tiếng nói, từ vựng riêng, dù vẫn có thể nói chuyện với nhau được nhưng hai nền văn hoá đã khác nhau rồi. Lúc Nguyễn Huệ gặp vua Lê ở Thăng Long thì coi như hai nước khác nhau. Nguyễn Nhạc cũng từng can ngăn Nguyễn Huệ đừng chiếm lấy Bắc Hà vì “nước ấy là nước của vua Lê”.

Cũng trong thời kỳ này, các giáo sĩ phương Tây mới nghĩ ra cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin, quá trình này có công lớn của Alexander de Rhodes [cha Đắc Lộ]. Tuy vậy, mãi cho đến khi Pháp chiếm trọn Nam Kỳ làm thuộc địa từ 1865 thì chữ viết ấy mới chánh thức được người nói tiếng Việt tại Đàng Trong sử dụng, công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ ra rộng rãi giới trí thức và dân chúng là của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của.

Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ cũng có một số bất cập khi không thể ghi âm tiếng Việt một cách hoàn toàn chánh xác cho cả ba miền, nhứt là về mặt thanh điệu. Bản thân người Việt mải mê với binh đao không thể sáng tạo ra được chữ viết của riêng mình [chữ Nôm cũng chỉ là cải biên từ chữ Hán và có phần phức tạp hơn], phải nhờ người nước ngoài tạo ra thì chuyện đòi hỏi có được chữ viết đáp ứng nhu cầu mong mỏi của họ là khá xa vơi. Chữ Việt được phát triển bởi các nhà truyền giáo Nam Âu [Bồ Đào Nha, Pháp] và đã tồn tại một số bất cập khi họ không có đủ chữ cái để ghi âm chánh xác cho phụ âm đầu “y” cũng như “w” và dùng chữ “v”để thay thế cho hai cái đó. Chi tiết về sự bất cập này, mời các bạn tham khảo link sau:

//www.daichung.com/73/09_chu_v.shtm

Tiếng Việt đã thay đổi kể từ khi chữ Quốc ngữ được đưa vào giảng dạy, bản thân người viết từng chứng kiến hồi năm học lớp 1, thằng bạn cùng lớp không thể vào phát âm phụ âm đầu “v” mà toàn đọc như “w”. Đó là vì chữ “v” là một âm xa lạ, không phản ánh đúng tiếng của ông bà ta nói ngày xưa cho nên gặp khó khăn, chúng ta đã bị bắt học phát âm âm “v’ là đọc theo người Pháp. Các ngôn ngữ phương Đông khác mà có ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, tuyệt nhiên không có âm “v” như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan. Nhiều nghệ sĩ cải lương khi phát âm phụ âm “v” thường đọc theo âm “bd”, tức là bậm môi nhưng khi phát ra thì giống như /d/ [trong tiếng miền Nam], đó chính là cách phát âm cổ của người Việt, bao gồm cả người bỏ Đàng Ngoài để vô Đàng Trong sinh sống thời chúa Nguyễn.

Video clip bài hát” Qua Cầu Gió Bay” được hát bằng tiếng Kinh cổ của cộng đồng người Kinh ở Trung Quốc. Nhóm người này chưa từng tiếp xúc với chữ Quốc ngữ, họ vẫn dùng tiếng Nôm để ghi âm tiếng Việt, vùng đất đó trước kia thuộc Đại Việt nhưng sau này bị nhượng lại cho Trung Quốc, hãy nghe thử để so sánh với tiếng “Bắc chuẩn” và tiếng “Nam ngọng” coi có cái nào giống cái nào hay không.

Sau khi chiếm được toàn bộ quyền lực và thao túng bộ máy giáo dục, tuyên truyền, người Bắc mặc định coi họ là chuẩn mực của ngôn ngữ, cách sống, nhận thức. Tiếng Hà Nội được mặc nhiên coi là “tiếng chuẩn” của cả nước, nên mới nảy sinh ra tâm lý cho rằng người Nam nói ngọng. Xin thưa, nếu lấy chữ Quốc ngữ đang dùng hiện tại ra để làm chuẩn mực so sánh ai nói chuẩn hơn, thì xin được phân tích ra rằng miền nào cũng sai tương đối một chút so với chữ viết:

  • Người Nghệ An nói rõ chữ “s” và “x”, “r” và “d” với “gi” , dấu thanh khác miền Bắc và miền Nam.
  • Người miền Nam nói hỏi ngã giống nhau, “d” giống với “gi” và “v” ở nhiều địa phương, chữ “r” có thể đánh lưỡi được chánh xác tuỳ vào chuyện có muốn đánh hay không. Phụ âm cuối như -an hay -ang thì phát âm giống nhau [người Huế cũng vậy] nhưng ít khi viết sai. Phụ âm cuối -c và -t đọc giống như và đôi khi hay lẫn lộn trong lúc viết.
  • Người Bắc nói “d”, “gi” và “r” giống nhau [viết sai rất nhiều ví dụ rẻ rách, hạt rẻ, dượt đuổi, đổ giác..] , đôi khi lẫn lộn “l” và “n” [viết sai cặp này rất nhiều ví dụ Nam Từ Niêm, trứng vịt nộn…].
Bằng chứng cho thấy người Bắc Kỳ “viết ngọng.”

Tâm lý áp đặt, luôn thích làm cha người khác đã tạo cho người Bắc tâm lý kẻ cả, thích dạy đời. Cho nên khi giáo sư Bùi Hiền sáng kiến chữ viết mới lấy tiếng Hà Nội làm gốc thì cũng có khác nhiều người Bắc Kỳ ủng hộ vì sáng kiến của ông này loại bỏ được khá nhiều lỗi sai chính tả của người Bắc. Mỗi vùng có một tiếng nói, phương ngữ riêng, đặc biệt là miền Nam có lịch sử và văn hoá khá khác biệt với miền Bắc thì chuyện nói thứ tiếng đó nhưng âm điệu khác nhau là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Chuyện người Nam không nói được những cái mà người Bắc nói được trong tiếng Việt không phải là lỗi của người Nam để bị kỳ thị là “không chuẩn”.

Về viết sai chính tả, thì có thể khẳng định rằng hiện tại người vùng miền khác không thể nào đấu lại người Bắc về số lượng cũng như sự thường xuyên mắc lỗi. Còn nói rằng người Nam nói ngọng thì đó là thiển ý riêng của người Bắc, họ cho rằng họ đại diện cho những gì chuẩn mực nhứt của đất nước này nên mới phán rằng người Nam nói ngọng, là một người Nam, tôi có thể phán rằng người Bắc “viết ngọng” hơn người từ Nghệ An trở vô rất nhiều.

Video liên quan

Chủ Đề