Cấu trúc 1 chương trình pascal

Trong cuộc sống, những việc như trên lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong Pascal, cách mô tả những công việc (hoạt động) được lặp đi lặp lại nhiều lần được gọi là cấu trúc lặp. Có 3 cấu trúc lặp chính: Vòng lặp for, vòng lặp repeat_until, vòng lặp while_do

-Đây là vòng lặp căn bản và được sử dụng nhiều nhất trong kiến thức phổ thông. Vòng lặp for dùng để lặp với số lần đã định trước, có cấu trúc như sau:

    +Dạng tăng dần của biến đếm: For:=todo;

    +Dạng giảm dần của biến đếm: For:=downtodo;

Vd: Tính tổng các số từ 1 đến 100

- Câu lệnh giữa repeat và until sẽ được lặp lại nhiều lần khi nào điều kiện sai, nếu điều kiện đúng thì ngưng. Đối với lệnh này điều kiện sẽ được kiểm tra sau khi thực hiện các lệnh giữa repeat và until nên ít nhất các lệnh sẽ được thực hiện trước 1 lần rồi mới kiểm tra điều kiện đúng hay sai (nếu sai thì thực hiện tiếp vòng lặp, đúng thì ngưng).

Vd: Tính tổng các số từ 1 đến 100

        i:=i+1;
    until i>100;
    write(tong);
    readln;
end.

Cú pháp:

while <điều kiện> do

- Câu lệnh sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi nào điều kiện còn đúng, nếu điều kiện sai thì các lệnh này sẽ không thực hiện nữa (trái với vòng lặp repeat). Đối với lệnh này điều kiện sẽ được kiểm tra trước khi thực hiện lệnh nên nên điều kiện sai thì không có lệnh nào được thực hiện.

khi lập trình pascal thì phải tuân thủ theo cấu trúc của ngôn ngữ lập trình pascal. biết được những thành phần và thứ tự của nó. để chúng ta dễ dàng làm quen với ngôn ngữ lập trình pascal.

5 2 votes

Đánh giá bài viết

3. Cấu trúc chương trình Pascal

0 comments

Trước khi bắt đầu học cách xây dựng một chương trình trên ngôn ngữ lập trình Pascal, hãy xem xét kỹ về cấu trúc chung của một chương trình Pascal mà ta sẽ được học ở những chương sau.


Cấu trúc chung một chương trình Pascal:

  • Tên chương trình
  • Câu lệnh Uses
  • Khai báo kiểu (Types)
  • Khai báo hằng (Const)
  • Khai báo biến (Variables)
  • Khai báo hàm (Function)
  • Khai báo thủ tục (Procedure)
  • Chương trình chính
  • Các câu lệnh
  • Ghi chú (Comment)

program {tên chương trình}
uses {khai báo các thư viện được dùng trong chương trình}
const {khai báo các hằng dùng chung}
var {khai báo các biến toàn cục}

function {khai báo các hàm, có thể có nhiều hàm}
{ khai báo biến cục bộ }
begin
...
end;

procedure { khai báo thủ tục, có thể có nhiều thủ tục}
{ khai báo biến cục bộ}
begin
...
end;

begin { Bắt đầu chương trình chính}
...
end. { Kết thúc chương trình chính }


Ví dụ Hello World

Đây là một ví dụ đơn giản, chương trình làm công việc in ra màn hình dòng chữ "Hello World!"
program HelloWorld;
uses crt;

(* Here the main program block starts *)
begin
   writeln('Hello, World!');
   readkey;
end. 

  • Dòng đầu khai báo tên chương trình là Helloworld
  • Dòng 2 khai báo thư viện dùng trong chương trình crt (lệnh này báo cho trình biên dịch nạp thư viện crt trước khi tiến hành biên dịch.)
  • Dòng (**) là ghi chú, trình biên dịch bỏ qua những nội dung này.

  • Câu lệnh Begin bắt đầu khối chương trình chính
  • Câu lệnh Writeln('Hello World!'); sử dụng hàm Writeln của Pascal để hiển thị dòng chữ trong cặp nháy '' trên màn hình.
  • Câu lệnh Readkey cho phép dừng màn hình cho tới khi bấm phím bất kì, lệnh này thuộc thư viện crt đã khai báo phía trên.
  • Câu lệnh cuối cùng End. kết thúc chương trình

Cách biên dịch và chạy một chương trình Pascal trên Free Pascal

  • Mở trình soạn thảo và soạn thảo đoạn mã chương trình Pascal
  • Lưu chương trình bằng lệnh File/ Save hoặc dùng phím F2. Đặt tên chương trình với đuôi là Pas
  • Biên dịch: bấm phím Alt+F9, nếu còn lỗi chương trình sẽ báo. Nếu không có lỗi nghĩa là bạn biên dịch thành công và có thể chạy chương trình.
  • Chạy chương trình: Dùng phím Ctrl+F9 hoặc menu Run
  • Trên màn hình sẽ xuất hiện dòng chữ Hello World! cho tới khi nào bạn bấm phím bất kì.