Cay tao xanh tên khoa học là gì năm 2024

Nghề trồng táo tồn tại gần 20 năm qua trên vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận nhưng chưa có điều kiện phát triển. Vài năm gần đây thị trường tiêu thụ mở rộng, giá cả ổn định, nhiều người trong tỉnh tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích. Tổng diện tích trồng táo trên địa bàn toàn tỉnh ước tính có hơn 400 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, sản lượng 12.000 tấn/năm.

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận, táo [táo ta, táo gai] có tên khoa học Ziziphus mauritiana, là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai, có thể sống ở nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm.

Giống táo này Ninh Thuận gọi là táo xanh [nhiều người gọi là táo Phan Rang], quả nhỏ [từ 10-25 quả/kg], màu xanh vàng bóng, giòn và có vị ngọt thanh. Đặc điểm khí hậu Ninh Thuận nắng nhiều và khô hanh gần như quanh năm rất phù hợp với cây táo. Theo thời gian, người trồng táo Ninh Thuận đã lai tạo và chọn được một số giống táo có chất lượng khá cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây.

Cây táo dễ trồng, đầu tư không cao, nhiều năm trước người nông dân trồng nhỏ lẻ trong vườn nhà thu hoạch quả chủ yếu ăn tươi và tiêu thụ theo kiểu tự cung tự cấp. Vài năm gần đây, táo Ninh Thuận được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ được mở rộng, người dân trong tỉnh tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích. Cả tỉnh có hơn 50 cơ sở mua bán táo hoạt động liên tục; đưa táo đi tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đến nay, cây táo được trồng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh từ Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Phan Rang, Thuận Nam, Thuận Bắc. Tại Phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm vốn được nhiều người biết đến là vùng trọng điểm của cây nho và các loại rau màu; vài năm trở lại đây, cây táo xuất hiện và dần thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Ông Cao Cường ở khu phố 2, Phường Văn Hải đã gắn bó với cây nho, nhưng do trồng nho phải đầu tư chi phí cao lại dễ bị sâu bệnh nên sau khi đi tham quan học tập kinh nghiệm trồng táo ở một số địa phương, ông Cường đã quyết định chuyển diện tích trồng nho sang trồng táo. Qua gần 3 năm, vườn táo của ông phát triển rất tốt, cho năng suất cao, bình quân 3,5 tấn/ sào/năm. Nhiều người dân tại các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Vinh [huyện Ninh Phước] đang tập trung đầu tư phát triển trồng táo. Nổi bật là mô hình trồng táo kết hợp chăn nuôi dê, cừu của vợ chồng anh Dương Văn Ấm ở thôn Ninh Quý, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước. Năm 2003, thấy được giá trị kinh tế của cây táo, vợ chồng anh đã mạnh dạn đầu tư trồng táo kết hợp với chăn nuôi dê, cừu. Đến nay, gia đình anh Ấm đã trồng 3 ha, năng suất bình quân 40 tấn/ha/năm, giá tiêu thụ tại vườn từ 7 triệu đến 8 triệu đồng/tấn, thu lãi từ 140 triệu đến 160 triệu đồng/ha.

Để giúp người dân có thêm điều kiện phát triển cây táo, tháng 6/2010, Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã tiến hành triển khai dự án liên minh kinh doanh và đầu tư trồng táo xanh ở phường Văn Hải với diện tích 75 ha. Dự án này được thực hiện trong 2 năm [2010-2011] với kinh phí hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng.

Cây táo trồng trên vùng đất khô hạn tỉnh Ninh Thuận đang dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng, mở ra một triển vọng mới cho nông dân trong tỉnh. Do có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu trong lòng đất nên cây táo có thế mạnh trong chống hạn, chống gió bão và có tác dụng làm cây chắn gió.

1/ Đặc tính: Táo [táo ta, táo gai] có tên khoa học [Ziziphus mauritiana], là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai. Ở nước ta, táo trồng ở phía Bắc và Nam. Nhiệt độ thích hợp từ 25-320C, cần nhiều ánh sáng. Táo có thể ở sống nhiều loại đất nhưng thích hợp đất thịt pha cát, phù sa ven sông, đủ ẩm, pH từ 5-7. Bộ rể phát triển mạnh, ăn sâu nên chống gió bão tốt, có thể dùng làm cây chăn gió.

2/ Giống: Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên.

Nông dân Phước Thuận chăm sóc vườn táo

Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp. Nên dùng táo chua làm gốc ghép. Hạt trước khi gieo nên đập loại bỏ vỏ rắn ở ngoài để mau nẩy mầm. Gieo hạt vào bầu ny lon, sau khoảng 6 tháng là cây có thể ghép được. Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ, vỏ còn màu đỏ. Nếu sản xuất nhiều có thể trồng riêng một vườn táo để lấy mắt ghép. Nếu ghép áp thì dùng gốc ghép ương trong bầu, cắt cụt ngọn cách gốc khoảng 20-30cm vót thành hình nêm rồi luồn vào một lát cắt xiên trên cành ghép cho vừa khít, dùng dây quấn chặt lại, sau khoảng 15-20 ngày thì liền vỏ. Chỉ cần trên cành ghép có một mắt với một lá là ghép được với một bầu gốc ghép, vì vậy 1 cành ghép có thể buộc nhiều gốc ghép. Sau khi ghép 2-3 tháng là có thể cắt đi trồng, cộng lại từ khi gieo hạt đến khi trồng chỉ 5-6 tháng. Phải chăm sóc tốt cây ghép trước khi trồng.

3/ Cách trồng: Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi bột và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.

4/ Chăm sóc: Sau khi trồng tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ rác để giữ ẩm và chú ý tưới nước đều. Hàng tuần theo dõi ngắt bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và DAP. Lượng phân NPK 16-16-8 bón mỗi lần từ 0,2-1kg tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.

Cây táo rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển, nếu không đủ nước quả sẽ nhỏ và chát. Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau:

+ Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.

+ Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

5/ Phòng trừ sâu bệnh:

- Rệp sáp phấn [Planococcus lilacinus]: Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, nếu nhiều thì phun các thuốc Fastac, Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..

- Sâu cuốn lá [Archips micaceana]: Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun các thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrinnnn..

- Ruồi đục quả [Bactrocera dorsalis]: Dòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả táo thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ Metyleugenol [Vizubon-D]. Có thể tự làm bẫy bã ruồi bằng dùng một miếng quả chín [cam, quít, dứa, táoooo.], có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cây. Khi quả đã già sắp chín phun ngừa bằng các thuốc Trigard, Fastac. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.

- Bệnh phấn trắng [do nấm Oidium sp.]: Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin-MMMM..

- Bệnh ghẻ [do nấm Venturia inaequalis]: Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc gốc đồng, hỗn hợp lưu huỳnh + vôi, Zineb, Carbenzim, Rovrallll..

Ngoài ra còn có các loại sâu bệnh khác như: bọ cánh cứng ăn lá, sâu ăn hoa, sâu đục quả, bệnh khô cành, bệnh thối quả, bệnh sùi gốc do vi khuẩn.

Chủ Đề