Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024

– Tác phẩm chính: Chú nhóc (1986), Những lá thư viết từ cối xay gió (1869), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885),…

Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024

– An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ông sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc thuộc miền nam nước Pháp, trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình ông phải dời đến thành phố Li-ông. Cậu bé Đô-đê là một học sinh thông minh, rất ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi, Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết.

– Đô-đê sáng tác thơ, kịch, văn xuôi nhưng văn xuôi của ông thành công hơn cả, đặc biệt là mảng truyện ngắn.

– Tác phẩm của An-phông-xơ Đô-đê thấm đẫm tinh thần nhân đạo và tinh tế, giàu chất thơ, nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

Tác phẩm chính: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); Tác-ta-ranh xứ Ta-rax-công (1872), Tác-ta-ranh trên núi An-pơ (1885), Cảng Ta-rax-công (1890)…

2. Tác phẩm.

  1. Thể loại:

– Truyện ngắn.

  1. Xuất xứ:

– Trích trong tập truyện “Chuyện kế ngày thứ hai” (1873)

  1. Hoàn cảnh sáng tác.

– Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871).

\=> Vùng An-dát và Lo-ren của Pháp rơi vào tay nước Phổ.

\=> Các trường học ở đây bị bắt phải học bằng tiếng Đức.

Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024

  1. Tóm tắt.

– Một buổi sáng, cậu bé Phrăng đến lớp theo thường lệ. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi ngày. Vào lớp, Phrăng lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy thầy Ha-men ăn mặc chỉnh tề như ngày lễ. Phrăng đi học trễ, vậy mà thầy không mắng, lại còn nói bằng một giọng dịu dàng. Cuối lớp học lại có cả cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng rất ân hận vì trước đây đã học hành không được nghiêm túc. Bài học cuối cùng được thầy Ha-men giảng thật xúc động. Cuối buổi thầy đã đề lên bảng dòng chữ biểu hiện lòng yêu nước của tất cả người pháp: “Nước Pháp muôn năm!”

  1. Ý nghĩa nhan đề.

– Buổi học cuối cùng không phải là buổi học kết thúc một kì học, một năm học hay một khóa học. Nó là buổi học cuối cùng của người Pháp nói tiếng Pháp trên đất Pháp. Nhan đề này gợi nên một nỗi xót xa phẫn uất, đồng thời cũng gợi sự trân trọng, thiêng liêng.

  1. Ngôi kể và nhân vật.

– Ngôi kể: 1 (Phrăng)

– Nhân vật chính: trò Franz, thầy giáo Ha-men.

  1. Bố cục.

– Phần 1: Từ đầu –> … “mà vắng mặt con”: Trước buổi học.

– Phần 2: Tiếp –>… “Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Trong buổi học.

– Phần 3: Còn lại: Kết thúc buổi học.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1. Nhân vật Phrăng:

  1. Trước khi buổi học bắt đầu:

– Định trốn học nhưng cưỡng lại được.

– Nhận thấy quang cảnh xung quanh khác lạ => ngạc nhiên.

\=> + Ham chơi, hiếu động.

+ Sống có tâm hồn.

  1. Trong buổi học:

– Nghe thầy thông báo đây là buổi học cuối cùng:

\=> + Choáng váng.

+ Dấy lên những tình cảm đặc biệt: ân hận, tự giận mình, xúc động, đau lòng.

– Khi thầy gọi đọc bài: lúng túng, rầu rĩ, thấm thía.

– Khi thầy giảng bài: chăm chú, thấy mình hiểu bài.

\=> Sự thức tỉnh đáng quý.

  1. Khi buổi học kết thúc:

– Cảm phục thầy.

– Thay đổi thái độ đối với việc học tiếng Pháp => đã thức dậy tình yêu tiếng mẹ đẻ, lòng yêu nước.

\=> Một cậu bé:

– Biết quý trọng thầy.

– Yêu tiếng Pháp, yêu dân tộc Pháp.

* Trước khi buổi học bắt đầu:

– Franz định trốn học vì đã trễ giờ và không thuộc bài, sợ thầy khiển trách, nhưng rồi cậu “cưỡng lại được” và vội vã đến trường.

– Cậu bé nhận thấy quang cảnh trên đường đi, sân trường và cả lớp học đều khác lạ. Cậu ngạc nhiên khi thấy nhiều người đứng trước bảng cáo thị, sân trường im lặng như buổi sáng chủ nhật, học sinh đã ngồi vào chỗ, và trên những hàng ghế thường bỏ trống trước đây, dân làng ngồi lặng lẽ.

\=> + Franz quả là một cậu bé ham chơi, hiếu động. Ở tuổi Franz, có những lúc các em không ý thức hết được tầm quan trọng của việc học hành. Các em thích trốn học đi chơi thay vì ngồi học suốt buổi, ham thích những trò nghịch ngợm thay vì những cuốn sách.

+ Tuy nhiên, nếu để ý thì Franz kì thực cũng là một cậu bé sống có tâm hồn. Cậu biết mở lòng mình để cảm nhận thấy độ ấm áp và sự trong trẻo của đất trời, cả tiếng hót của con sáo ven rừng và trên cánh đồng cỏ Rip-pe,…

*Trong buổi học:

– Franz choáng váng khi nghe thầy thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Và cũng tại thời điểm ấy, trong cậu dấy lên những tình cảm hết sức đặc biệt. Cậu “ân hận”, “tự giận mình” trước đây đã quá ham chơi để bây giờ vào buổi học cuối cùng mà mình chỉ “mới biết viết tập toạng”. Cậu xúc động, tiếc nuối vì “sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư,” “phải dừng ở đó ư?” Cậu rất đau lòng khi “phải giã từ những cuốn sách, những người bạn cố tri” mà trước đây cậu luôn thấy chán ngán.

– Khi thầy gọi đọc bài, cậu “lúng túng”, “lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên” và càng thấm thía khi thầy không la mắng mà nói: “Con bị trừng phạt thế là đủ rồi,… Tai họa lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng trì hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo ta rằng: “Thế nào! Các ngươi tự nhận mình là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người…”

– Khi thầy giáo giảng bài: cậu “kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế.” Cậu đã tự cảm nhận thấy trong mình tình yêu nước thể hiện qua tình yêu ngôn ngữ dân tộc, điều mà trước đây cậu không hề nghĩ tới.

*Khi buổi học kết thúc:

– Trong cậu dấy lên niềm cảm phục đối với người thầy: “Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế.” Cậu đã nhận ra tình cảm của thầy đối với học sinh, đối với ngôn ngữ dân tộc, đối với đất nước qua sự “kiên nhẫn giảng giải” của thầy.

– Thái độ đối với việc học tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của cậu bé Franz đã thay đổi, chứng tỏ trong cậu đã thức dậy tình yêu ngôn ngữ dân tộc, lòng yêu nước.

*Nhận xét:

– Tâm trạng của Franz được diễn tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy Ha-men. Thái độ đó diễn ra theo hai quá trình:

+ Với việc học tiếng Pháp: Từ lơ là đến lo lắng, thiết tha cho việc học, từ định bỏ trốn đến giận mình đã bỏ phí thời gian học tập, từ chán sách đến thấy sách như “bạn cố tri”, từ thấy xấu hổ rầu rĩ vì không thuộc bài đến kinh ngạc thấy mình hiểu bài và chăm chú nghe giảng đến thế.

+ Với thầy Ha-men: từ sợ hãi đến thân thiết, quý trọng, thấy thầy thật lớn lao, kì vĩ, rồi qua lời thầy, cậu nhận thấy quân Phổ là “quân khốn nạn.”

– Ban đầu, trên đường đến trường, Franz cũng cảm nhận được sự ấm áp, vẻ trong trẻo, cả âm thanh “sáo hót ven rừng và trên cánh đồng cỏ Rip-pe.” Rõ ràng cậu bé là người sống có tâm hồn, luôn trải rộng lòng mình với cảnh vật thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên trên quê hương cũng đồng nghĩa với tình yêu nước, có điều khi đó, cậu bé chưa ý thức được. Chỉ đến khi nghe bài giảng cuối cùng của thầy Ha-men, tình yêu nước trong cậu mới thực sự trỗi dậy một cách sắc nét.

2. Nhân vật thầy Hamen:

*Ngày thường:

+ Đi đi lại lại với “chiếc thước kẻ to tướng” => Nghiêm khắc.

+ Sẵn sàng bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương => đôi khi chưa thật coi trọng việc học.

*Trong buổi học cuối cùng.

– Trang phục: Trang trọng.

\=> Coi trọng buổi học.

– Thái độ đối với học sinh: ôn tồn, kiên nhẫn.

– Lời nói: tiếng Pháp đẹp, phải giữ lấy nó.

– Hành động, cử chỉ, nét mặt:

+ Ân hận.

+ Đứng lặng, đăm đăm nhìn.

+ Tái nhợt.

+ Cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” => Khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân Pháp.

\=> Một người thầy:

+ Yêu nghề dạy học, yêu trò

+ Tin ở tiếng nói dân tộc, có lòng yêu nước sâu sắc.

*Ngày thường:

+ Đi đi lại lại với “chiếc thước kẻ to tướng” => Nghiêm khắc.

+ Sẵn sàng bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương => đôi khi chưa thật coi trọng việc học.

*Trong buổi học cuối cùng.

– Trang phục thầy mặc thật trang trọng: “Áo Rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.”

– Thái độ của thầy đối với học sinh:

+ Khi Franz đến trễ, thầy “chẳng giận dữ” mà “thật dịu dàng” bảo: “Vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.” Cả khi Franz không đọc được bài, thầy vẫn ôn tồn: “Thầy sẽ không mắng con đâu, con bị trừng phạt thế là đủ rồi.”

+ Thầy kiên nhẫn giảng giải, còn chuẩn bị “những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp,” giống như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

– Lời nói: Thầy nói với học sinh về tiếng Pháp: “Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất,” thầy nhắc nhở học sinh phải giữ lấy nó, bởi vì “nhiều khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” Lời nói của thầy truyền cho học sinh lòng yêu tiếng nói dân tộc. Cũng như người Việt chúng ta tự hào về tiếng Việt, thầy Ha-men tự hào về tiếng Pháp. Đó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước.

– Hành động, cử chỉ, nét mặt:

+ Ân hận vì sai học trò đi tưới vườn trường thay vì học hành, cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương.

+ Thầy “đứng lặng trên bục và đăm đằm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.” Thầy quên sao được “ngôi trường nhỏ bé của thầy”, chỗ ngồi của thầy, rồi cả khoảng sân, lớp học, những chiếc ghế dài, những bàn học trải qua màu thời gian đã “nhẵn bóng”…

+ Khi buổi học kết thúc, thầy “tái nhợt.” Nhưng chính trong hoàn cảnh ấy, cậu học trò lại cảm nhận được sự “lớn lao” ở người thầy.

+ Thầy xúc động không nói trọn câu, dồn tất cả tình cảm của mình để viết lên bảng thật to dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. Đó là điều cuối cùng mà thầy muốn truyền lại cho mọi người: lòng yêu nước.

Nhân vật thầy Ha-men đã gieo vào lòng cậu học trò Franz niềm biết ơn, cảm phục. Hình ảnh thầy hiện lên thật cảm động, góp phần thể hiện rõ chủ đề tác phẩm: lòng yêu nước sâu xa của dân tộc Pháp được biểu hiện cụ thể qua tình yêu tiếng nói dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò của tiếng nói dân tộc. Ngày mai thầy Ha­men sẽ ra đi, nhưng hình ảnh thầy chắc chắn vẫn in sâu trong tâm hồn người dân vùng An­dát và lũ học trò nhỏ thân yêu. Ha­men quả là một người thầy vĩ đại, đúng như Phrăng đã nghĩ: “Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế!”

3. Vai trò của tiếng nói dân tộc:

– Yêu tiếng nói dân tộc = yêu nước.

– Một khi tiếng nói còn tồn tại, dân tộc ấy sẽ còn tồn tại.

\=> Giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc là trách nhiệm của mỗi người.

Tiếng nói hay ngôn ngữ của một dân tộc là giá trị văn hóa của một đất nước. Yêu tiếng nói chính là yêu nền văn hóa dân tộc, yêu dân tộc và là một biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước.

Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Một khi tiếng nói còn tồn tại, dân tộc ấy sẽ còn tồn tại.

Bởi vậy, bảo vệ, giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc chính là trách nhiệm của mỗi người.

*Biểu tượng tiếng chim:

Lời bình luận độc đáo nhất của tôi trong thiên truyện là lời bình luận về tiếng chim bồ câu khẽ gù vẳng vào lớp học: “Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?” Người Đức sẽ không thể buộc chim bồ câu hót bằng tiếng Đức thì cũng không thể bắt người Pháp nói duy nhất ngôn ngữ Đức. Người Pháp có ngôn ngữ riêng, rất tự nhiên giống như loài chim kia, chẳng có thế lực nào có thể bắt họ nói khác được.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung:

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh đầy cảm động của Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc, đồng thời cũng nêu ra chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ còn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù …”

2. Nghệ thuật:

– Kể chuyện theo ngôi thứ nhất.

– Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động.

– Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động.

– Sử dụng linh hoạt các câu hỏi và câu cảm thán => câu chuyện phong phú về phương diện biểu cảm.

Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024
Chân dung tác giả an đô-đê nhà văn pháp năm 2024

  1. BÀI TẬP:

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phrăng trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, trong đó có sử dụng ít nhất một phó từ, gạch chân và chú thích.

*Dàn bài tham khảo:

– Phrăng

+ Ham chơi, hiếu động: không thuộc bài và định bỏ học.

+ Sống có tâm hồn: Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Sự thức tỉnh đáng quý

\> Ân hận vì đã ham chơi

\> Tiếc nuối vì không được học nữa.

\> Đau lòng khi phải giã từ sách vở.

\> Nhận ra thầy Ha-men thật lớn lao.

+ Yêu tiếng Pháp, yêu dân tộc Pháp

\> Trân trọng buổi học tiếng P cuối cùng

\> Nhận thấy quân Phổ là quân khốn nạn.

– Bài học:

+ Trân trọng thì giờ, trân trọng việc học.

+ Trân trọng tiếng nói dân tộc.

– Liên hệ: trách nhiệm của thế hệ trẻ.

*Đoạn văn tham khảo:

(1) Đọc truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, nhân vật Phrăng đã để lại cho em nhiều ấn tượng. (2) Trước hết, Phrăng là một cậu bé ham chơi, hiếu động, vì không thuộc bài mà định trốn học, may là cậu đã cưỡng lại được ý định ấy. (3) Tuy nhiên, ẩn trong cái vẻ nghịch ngợm, hiếu động ấy lại là một con người sống có tâm hồn, luôn trải rộng lòng mình với thiên nhiên, thể hiện rõ ở việc cậu nhận được sự ấm áp, vẻ trong trẻo, cả âm thanh “sáo hót ven rừng và trên cánh đồng cỏ Rip-pe” trên đường đến trường. (4) Ở Phrăng còn có một sự thức tỉnh rất đáng quý: trong buổi học cuối cùng, cậu “ân hận”, “tự giận mình” trước đây đã quá ham chơi, cậu xúc động, tiếc nuối vì “sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư?”, cậu đau lòng khi “phải giã từ những cuốn sách, những người bạn cố tri” mà trước đây cậu luôn thấy chán ngán, và rằng thầy Ha-men chẳng phải là một ông thầy đáng sợ với “cây thước to kẹp dưới nách” mà thật lớn lao, kì vĩ. (5) Đặc biệt, khi nghe bài giảng cuối cùng của thầy Ha-men, lòng yêu tiếng Pháp, yêu dân tộc Pháp của cậu bé đã trỗi dậy, thể hiện rõ ở việc cậu trân trọng buổi học tiếng Pháp cuối cùng, và cậu nhận thấy quân Phổ là “quân khốn nạn.” (6) Lúc trước, không phải lòng yêu nước ở Phrăng không tồn tại. (7) Nó ẩn trong việc yêu những thứ bình dị trên quê hương, có điều khi đó cậu bé chưa ý thức được. (8) Qua nhân vật Phrăng, em học được rằng phải biết trân trọng thì giờ, trân trọng việc học, đừng để mình phải nuối tiếc, đồng thời cũng cần trân trọng tiếng nói dân tộc. (9) Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau chính là giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc ấy.

*Chú thích: phó từ “đã” (ở câu 1)

[Câu 6]: Viết một chuỗi câu khoảng nửa trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha-men trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, trong đó có ít nhất một câu sử dụng biện pháp so sánh, gạch chân và chú thích.

*Dàn bài tham khảo:

– Thầy Ha-men:

+ Yêu nghề, yêu trò

\> Ân hận vì cho trò nghỉ học.

\> Đứng lặng, đăm đăm nhìn.

\> Ôn tồn, kiên nhẫn.

+ Tin vào tiếng nói dân tộc, yêu nước

\> Trang phục trang trọng.

\> Ca ngợi tiếng P, dạy phải giữ gìn tiếng P

\> Viết thật to: “NƯỚC P MUÔN NĂM!”

\=> Vĩ đại, lớn lao.

– Bài học: giữ được ngôn ngữ = giữ được đất nước.

– Liên hệ: Việt Nam và việc giữ gìn tiếng nói dân tộc.

*Đoạn văn tham khảo:

(1) Đọc truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, nhân vật thầy Ha-men đã để lại cho em nhiều ấn tượng. (2) Ở thầy có một lòng yêu nghề, yêu trò sâu sắc, thể hiện rõ ở việc ân hận khi đã bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương, ở việc thầy “đứng lặng im” trên bục giảng, “đăm đăm nhìn” những đồ vật quanh mình “như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy,” và rồi giọng nói của thầy tha thiết hơn bao giờ hết, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. (3) Thầy quên sao được “ngôi trường nhỏ bé của thầy”, chỗ ngồi của thầy, rồi cả khoảng sân, lớp học, những chiếc ghế dài, những bàn học trải qua màu thời gian đã “nhẵn bóng”… (4) Thầy Ha-men còn mang trong mình một lòng tin to lớn vào tiếng nói dân tộc và một lòng yêu nước sâu sắc. (5) Trong buổi học cuối cùng, thầy ăn mặc rất trang trọng: mặc áo rơ­đanh­gốt màu xanh lục, đội cái mũ tròn bằng lụa đen; thầy phân tích, giảng giải, tự hào ca ngợi tiếng Pháp là “ngôn ngữ hay nhất thế giới”, bảo vệ giữ gìn tiếng Pháp là nghĩa vụ của mỗi công dân; và đặc biệt là hành động ở cuối truyện, khi thầy cầm phấn dằn hết sức, cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. (6) Có thể nói, buổi học cuối cùng của thầy Ha-men là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp: “nhiều khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” (7) Đúng như bài học của thầy Ha-men, chính bởi sự quật cường trong việc giữ gìn tiếng nói dân tộc mà người Việt Nam ta đã đưa đất nước thoát khỏi một nghìn năm Bắc thuộc, tám mươi năm Pháp thuộc,… đồng thời làm cho tiếng Việt trở nên giàu đẹp như ngày nay. (8) Ngày mai thầy Ha­men sẽ ra đi, nhưng hình ảnh thầy chắc chắn vẫn in sâu trong tâm hồn người dân vùng An­dát và lũ học trò nhỏ thân yêu. (9) Ha­men quả là một người thầy vĩ đại, đúng như Phrăng đã nghĩ: “Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế!”

Câu 7: Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha-men trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, qua đó rút ra bài học về vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh dân tộc, trong đó có sử dụng ít nhất một phó từ, gạch chân và chú thích.

*Gợi ý: Trọng tâm: cảm nhận về thầy Ha-men.

(Làm như câu 6)

Câu 8*: Qua nhân vật thầy Ha-men trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh dân tộc, trong đó có sử dụng ít nhất một chỉ từ.

*Gợi ý:

+ Cảm nhận về thầy Ha-men: khoảng 3 câu.

+ Suy nghĩ của mình về vai trò của việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh dân tộc: Trọng tâm.

Bài 9*: Trong tác phẩm “Lòng yêu nước”, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh (…). Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”

Em hiểu như thế nào về điều nhà văn nói ở trên? Qua nhân vật cậu học trò Phrăng trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, em hãy làm sáng tỏ điều đó trong một chuỗi khoảng 10 câu văn.

*Chủ đề: lòng yêu nước.

*Dàn bài tham khảo:

  1. Giới thiệu:

– Giới thiệu nhận định của nhà văn Nga về lòng yêu nước.

– Điều đó được nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê thể hiện rất rõ qua nhân vật Phrăng trong truyện “Buổi học cuối cùng.”

  1. Giải thích.

– Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng nhưng lại được nhà văn Ê-ren-bua diễn tả một cách thật sinh động và cụ thể.

– Theo Ê-ren-bua, lòng yêu nước bắt đầu từ những tình cảm chân thực, bắt đầu từ tình yêu những vật “tầm thường”, cụ thể, gần gũi và gắn bó sâu sắc với con người.

  1. Chứng minh qua nhân vật Phrăng:

– Trên đường: cảm nhận sự ấm áp, trong trẻo, âm thanh tiếng sáo,… => yêu quê hương, yêu nước, nhưng lúc đó cậu bé chưa ý thức được.

– Trong buổi học cuối cùng: dấy lên lòng yêu tiếng Pháp, lòng căm ghét quân Phổ => lòng yêu nước thực sự trỗi dậy một cách sắc nét.

  1. Bình luận:

– Lòng yêu nước là tình cảm vốn có, nhưng không phải ai cũng có thể nhận thấy và biểu hiện ra một cách dễ dàng.

– Lòng yêu nước khơi nguồn từ việc yêu những người, những vật xung quanh mình. Không có tình yêu đối với những người đã có công sinh thành thì không thể nào có tình yêu nhân dân rộng lớn, không có tình yêu với những cảnh vật gắn bó với mình trong tuổi ấu thơ và trong cả cuộc đời thì không thể nào có tình yêu đất nước.

– Nhận định về lòng yêu nước của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua rất sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục cao đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đã và đang đóng góp trí lực của mình trong sự nghiệp bảo vệ, dựng xây đất nước thời kì đổi mới.