Chảo Thị Yến cô gái từ bản người Dao đến học bổng châu Âu Đọc hiệu

Đường ngược chiều – Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus, đúng như tên gọi, là câu chuyện đầy tính trải nghiệm của Chảo Thị Yến – cô gái nghèo vùng cao đã thành công với giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là một bức thông điệp đầy ý nghĩa về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là một thiên hồi ký dào dạt cảm xúc mà mình vô cùng yêu thích.

Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa

Đường ngược chiều – Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus, đúng như tên gọi, là câu chuyện đầy tính trải nghiệm của Chảo Thị Yến – cô gái nghèo vùng cao đã thành công với giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là một bức thông điệp đầy ý nghĩa về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là một thiên hồi ký dào dạt cảm xúc mà mình vô cùng yêu thích. Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa từng biết “đi học” là gì hay “trường học” có hình thù ra sao. Người lớn trong bản cũng chẳng mấy ai quan tâm tới việc học. Học làm gì, khi căn nhà để đi ra đi vào còn không được dựng xây tử tế? Học làm gì, khi bữa ăn nay mai chẳng biết là cơm trắng hay sắn độn, rau rừng? Con gái không cần học, lấy chồng giàu là được thôi v.v… Những quan điểm, suy nghĩ cổ hủ ấy dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức, cùng với bóng đêm của cái đói, cái nghèo luôn chầu chực bủa vây, đã dần dần bóp chết niềm khát học của lớp lớp trẻ thơ trong bản, vô tình khiến cho nhận thức của những đứa trẻ vùng cao về tầm quan trọng của việc học ngày một thui chột. Chúng tạo nên một con đường ngược chiều cheo leo, gian khó, đòi hỏi những ai có quyết tâm thực sự mới có thể vượt qua. Và Chảo Yến chính là một trong những con người phi thường ấy. Ngược dòng hồi ức, Chảo Yến dần đưa người đọc trở lại những ngày ấu thơ, khi cô còn đang là đứa bé bốn tuổi với khuôn mặt lấm lem và mái tóc xác xơ hệt như tổ quạ, cho tới khi cô trưởng thành và trở thành người đầu tiên ở bản làng nghèo khó của mình nhận được học bổng du học danh giá. Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của cô thực sự là một hành trình gian khổ, đòi hỏi những quyết tâm, những nỗ lực phi thường. Trên hành trình ấy, có không ít những khó khăn mà cô phải đối mặt: đó là cái đói, cái khốn khó, là những lời gièm pha, đàm tiếu của bà con xóm giềng; trên cả, cô còn phải vượt qua cả những lần lung lạc, chùn bước, vượt qua tâm lý muốn bỏ cuộc, buông xuôi để có thể cán đích an toàn. Câu chuyện phi thường của Chảo Yến vừa quen vừa lạ, không khỏi khiến mình liên tưởng tới hình ảnh của cô hoa hậu Êđê H’hen Niê. Cả hai đều là những con người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên cùng với cái nghèo, trước lúc thành công đã phải đối mặt không ít những định kiến cổ hủ từ xóm giềng trên dưới. Trên cả, họ giống nhau còn vì trong trái tim mỗi người đều luôn âm ỉ cháy ngọn lửa của niềm tin và nghị lực, ngày đêm chờ đợi cơ hội để có thể bùng lên mạnh mẽ. Chọn tựa đề là Đường ngược chiều, Chảo Yến đã gần như đúc kết lại trọn vẹn cả hành trình gian khó của cô trên con đường đón nhận ánh sáng của tri thức. Cung đường ngược chiều cô đã và đang đi không chỉ “ngược” lại cái nghèo, cái vất vả, khốn khó; “ngược” những suy nghĩ, quan niệm lạc hậu của xóm giềng, bà con – những người dân bản cổ hủ, ít học. Trên cả, cô còn phải “ngược” cả những bước chùng, “ngược” cả suy nghĩ bỏ cuộc, tâm lý buông xuôi trước khó khăn. Chảo Yến đã kể lại con đường vượt khó cheo leo của cô bằng lối viết hết đỗi giản dị, mộc mạc, không đao to búa lớn, đôi lúc còn pha chút ngô nghê, hệt như tiếng lòng của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Chính bởi vậy, câu chuyện của Yến dù có nhiều phần xót xa, song lại không hề tạo nên cho người đọc cảm giác bức bối, nặng nề, trái lại, lại nhẹ nhàng và dễ gợi cảm hứng vô cùng. Đây thực sự là một điểm mà mình rất thích.Không chỉ gây ấn tượng bởi hành trình vượt khó đầy mồ hôi và nước mắt, bởi lối kể chân chất, dễ thương, Đường ngược chiều còn dễ dàng gây sức hút với mình bởi những trang viết về phong tục tập toán, đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền cao Tây Bắc. Là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên cùng với rừng núi, bản làng, nên những trang văn của Chảo Yến lại càng thêm chân thực, sinh động hơn bao giờ hết. Cô tỉ mẩn miêu tả những bộ trang phục truyền thống bắt mắt, tường thuật những buổi chợ phiên nhộn nhịp, đặc sắc, hay sẵn sàng phô bày cả những hủ tục, những hạn chế trong nhận thức và hiểu biết của những con người miền núi nơi đây, giúp cho vốn liếng văn hóa xã hội của bản thân mình cũng có cơ hội mở mang thêm nhiều.

Tuy nằm trong tủ sách trải nghiệm du học, song chiếm phần lớn nội dung sách không phải là những câu chuyện Chảo Yến thu lượm ở xứ người. Hầu hết những gì cô chia sẻ ở đây đều xuất phát từ quê hương Việt Nam, từ làng bản mà cô đang sống, từ hành trình ở bản người Dao đến học bổng du học Đức danh giá hơn một tỷ đồng. Cuốn sách dù nhỏ nhưng lại rất giàu sức nặng, thực sự đã khơi gợi thành công cảm hứng và niềm tin tưởng ở độc giả về ý chí và khát vọng vươn lên hoàn cảnh của con người. Nếu bạn dám mơ lớn, dám thực hiện, dám “đi ngược chiều”, thì biết đâu, một ngày nào đó, con đường bạn đi không phải là đường dốc gập ghềnh lên rẫy, mà là đường băng đưa bạn lên bầu trời của ước mơ, của hi vọng, lên tới chân trời học vấn xa xôi, mới lạ mà cũng đầy hứa hẹn vô ngần.

...more

(PLO)- “Từ khi em được đi học xa và học cao như thế, bà con dân bản có nhiều người cũng vui cùng gia đình em, có một số người đã nhận ra rằng học không xấu như họ nghĩ” - Chảo Yến.

Chảo Thị Yến, cô gái người Dao ở bản nghèo Lào Cai đã từng có nguy cơ phải nghỉ học để lấy chồng. Tuy nhiên, bằng chính nỗ lực của mình, Yến đã rời non núi để đi học đại học và xa hơn nữa là có học bổng để du học ở nước ngoài.

Về nước, sau một hành trình dài ở nước bạn, Chảo Yến nhận ra câu chuyện của mình đã góp phần thay đổi nhiều quan điểm của người quê.

Chảo Thị Yến cô gái từ bản người Dao đến học bổng châu Âu Đọc hiệu

Chảo Yến và các bạn khi còn du học tại Đức. Ảnh: NVCC

Nhận học bổng hai năm bạc tỉ

Chảo Thị Yến, sinh năm 1990, sinh ra và lớn lên ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, một trong những xã nghèo nhất của huyện Bát Xát, Lào Cai.

Chảo Yến từng nhận được học bổng để theo học thạc sĩ ngành quản lý tài nguyên rừng bền vững của Trường ĐH Gottingen (CHLB Đức) trong vòng hai năm trị giá 47.000 euro (gần 1,2 tỉ đồng). Chảo Yến cũng là tác giả của cuốn sách Đường ngược chiều - Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus. 

Quyết rời bản để học lên cao

. Phóng viên: Đường ngược chiều cũng là tên cuốn sách của Chảo Yến. Phải chăng, ngược chiều là khi không an phận nghỉ học, lấy chồng, sinh con rồi quẩn quanh với núi đồi?

+ Chảo Yến: Em và bố em đã từng có những quan điểm ngược chiều như thế.

Ngày xưa mọi người ở quê em cũng thường nghĩ con gái học hết lớp 9, gia đình sẽ cho nghỉ ở nhà, một phần là vì kinh tế, một phần vì suy nghĩ con gái đi học xong cũng sẽ về nhà chồng vì thế người ta không muốn con gái đi học.

. Vậy cơ hội để chị “xuống dốc” và đi ngược chiều đó đến như thế nào?

+ Năm em học xong lớp 9, ở chỗ em có một số bạn may mắn được xuống ôn thi cấp 3 để thi vào lớp 10 của trường THPT dân tộc nội trú tỉnh. Lấy hết dũng khí, khi đang ăn cơm em bày tỏ ý định đi học với bố mẹ nhưng không hề được bố mẹ ủng hộ, em bỏ ra sau nhà ngồi khóc. Lúc thấy em về, mẹ em nói với bố: “Con thích học quá, mình cho nó đi học đi”. Bố em chần chừ một lúc rồi nói: “Bà cho đi, bà tự nuôi nó nhé”. Thế là mẹ cho em đi. Cả đêm em không ngủ được vì vui và hồi hộp.

. Không chỉ học đại học, chị cũng là người đầu tiên ở xã vùng cao này đi du học châu Âu, cơ duyên nào để chị có cơ hội đó?

+ Lúc trước em không biết du học thế nào, chỉ nghĩ đi học hết cấp 3 sẽ kiếm được việc làm tốt hơn. Thầy giáo em có lần còn bảo phải đi học mới thoát nghèo được, điều đó ăn sâu vào suy nghĩ của em. Học xong cấp 3, em đi học ĐH Lâm nghiệp, sau đó thầy cô cũng giới thiệu cho các chương trình học bổng nhưng vì một số vướng mắc về thủ tục em không đáp ứng được, đến lúc bạn em giới thiệu cho học bổng nước ngoài khác, em nộp hồ sơ và may mắn, đã trúng tuyển.

. Hành trình của chị đã được coi là một hành trình truyền cảm hứng cho rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ ở quê chị. Chị có nhận ra sự thay đổi cụ thể đó bằng nỗ lực của mình không?

+ Em thấy từ khi em được đi học xa và học cao như thế, bà con dân bản có nhiều người họ cũng vui cùng gia đình em, có một số người đã nhận ra rằng học không xấu như họ nghĩ. Giờ đây, em thấy ở quê em con trai, con gái đều được đi học, ai muốn tiếp tục đi học bố mẹ cũng cho đi, chỉ có điều các bạn có học được hay không mà thôi.

Chảo Thị Yến cô gái từ bản người Dao đến học bổng châu Âu Đọc hiệu

Chảo Yến. Ảnh: NVCC

Phụ nữ phải tự chủ và độc lập

. Quá trình học tập ở Đức, chị cảm nhận được gì về vai trò của người phụ nữ trong xã hội ở quốc gia này?

+ Em thấy ở nước bạn họ không đặc biệt dành quyền ưu ái cho phụ nữ trong công việc. Bất cứ công việc gì người ta cũng có sự phân công dựa theo năng lực. Còn vị thế của người phụ nữ cao hơn ở nước mình nhiều. Ở Việt Nam, những ngày lễ phụ nữ thường được tặng quà nhưng nơi em du học người được nhận quà không mặc định là phụ nữ.

. Còn phụ nữ ở nước ta, mà nhất là ở những vùng sâu, vùng xa theo chị nhận thấy có sự khác biệt gì với đàn ông không?

+ Em thấy rõ ràng có sự khác biệt, dĩ nhiên cũng tùy vào phong tục, tập quán của từng dân tộc. Có dân tộc theo chế độ mẫu hệ phụ nữ sẽ nắm quyền hết, tên con cũng được đặt theo họ của mẹ. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn phải chịu sự đàm tiếu nhiều hơn. Ví dụ như nếu phụ nữ ngoại tình thì thường sẽ bị bêu riếu nhưng nếu người đó là đàn ông, đôi khi họ chỉ xin được tha thứ và được bỏ qua.

. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, chị có lời khuyên nào cho các bạn nữ thời nay, nhất là những cô gái ở lứa tuổi của chị?

+ Em nghĩ rằng các bạn nữ hãy cố gắng học tập, không chỉ đi học kiến thức ở trường học mà có thể học ở các kênh thông tin nào đó, quan trọng nhất phải cố gắng học tập. Khi người phụ nữ có sự tự chủ và độc lập sẽ không phải phụ thuộc vào ai cả và vị thế của họ càng được nâng cao.

. Cám ơn Chảo Yến.

Chảo Thị Yến cô gái từ bản người Dao đến học bổng châu Âu Đọc hiệu
100 suất học bổng tiếp sức học sinh vùng biên giới Tây Ninh

(PLO)- 100 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) đã được trao cho con em các gia đình chính sách ở vùng biên giới tỉnh Tây Ninh.