Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024

Dry là một trong những chế độ phổ biến ở tất cả các dòng điều hòa trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải người dùng nào trong quá trình sử dụng cũng hiểu rõ chế độ này là cũng như khi nào nên bật là tốt nhất. Để có thêm những thông tin hữu ích về chế độ Dry của điều hòa thì bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của Điện Lạnh Tiến Nhân nhé!

Dry là chế có khả năng giúp độ ẩm trong phòng được giảm đi một cách đáng kể. Khi chế độ này được kích hoạt thì hệ thống làm lạnh và quạt gió của điều hòa vẫn hoạt động nhưng khí lạnh sẽ không được tỏa ra nữa. Đây là chế độ rất thích hợp với những ngày nồm trời hoặc mưa gió ẩm ướt. Bởi lúc đó, độ ẩm trong không khí khá cao.

Dry là chế độ được đánh giá là rất thích hợp với khí hậu của khu vực miền Bắc nước ta. Khi độ ẩm trong không khí vượt quá 60 – 70% thì tính năng này sẽ giúp cho không gian trở nên thoáng, khô ráo hơn. Đặc biệt, khi được cài đặt kèm nhiệt độ thì chế độ Dry còn thích hợp để sử dụng cho cả mùa đông và mùa hè.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Dry là chế có khả năng giúp độ ẩm trong phòng được giảm đi một cách đáng kể

Ưu, nhược điểm của chế độ Dry

Cũng tương tự như các chế độ khác của điều hòa, Dry cũng tồn tại những ưu và nhược điểm riêng biệt. Sau đây là một số thông tin cụ thể về điểm nổi bật cũng như mặt hạn chế của chế độ này mà bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin cho bản thân:

Ưu điểm

Dry là chế độ không có khả năng làm lạnh và luôn duy trì ở một mức nhiệt độ ổn định. Vậy nên, khi được kích hoạt thì chế độ này sẽ giúp người dùng tiết kiệm được một lượng điện năng tiêu thụ tương đối lớn.

Bên cạnh đó, chế độ Dry cũng không tạo nên luồng khí lạnh nên máy sẽ không phát ra những tiếng ồn lớn khi hoạt động. Từ đó, giúp không gian xung quanh không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi kích hoạt tính năng này thì độ ẩm ở bên trong không gian sử dụng điều hòa sẽ được giảm độ ẩm một cách đáng kể.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Dry là chế độ không có khả năng làm lạnh và luôn duy trì ở một mức nhiệt độ ổn định

Nhược điểm

Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm nổi bật nhưng chế độ Dry cũng còn tồn tại những mặt hạn chế. Cụ thể là nếu như kích hoạt tính năng trừ ẩm trong những ngày thời tiết nắng nóng, khô hanh thì sẽ khiến cho da, miệng của người dùng bị khô, nứt nẻ.

Chế độ Dry có tiết kiệm điện không?

Chế độ Dry có tiết kiệm điện không có tiết kiệm điện không là một trong những câu hỏi được rất nhiều người dùng đặt ra hiện nay. Theo các chuyên gia điện lạnh thì nếu như biết cách sử dụng thì chế độ Dry sẽ giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều chi phí tiền điện mỗi tháng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này lại không phải là điều dễ dàng.

Nguyên lý hoạt động của chế độ Dry

Dry là chế độ có chức năng loại bỏ độ ẩm trong không khí và giúp căn phòng được duy trì nhiệt độ một cách ổn định. Đặc biệt, khi chế độ Dry được kích hoạt thì người dùng còn có thể cảm nhận thấy rằng cơ thể mát mẻ hơn. Bởi khi độ ẩm trong không khí bị hạ xuống thì lượng mồ hôi sẽ bốc hơi nhanh hơn. Từ đó, cơ thể sẽ được tỏa nhiệt một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả này chỉ có thể thấy được trong những những ngày thời tiết không quá nóng và độ ẩm trong không khí cao.

Ví dụ như nhiệt độ trong phòng sử dụng điều hòa đang là 32oC, nếu bạn chuyển sang chế độ Dry thì sẽ không cảm thấy mát mẻ. Bởi chế độ Dry không mang tới khả năng làm lạnh sâu và nhiệt độ khi điều hòa được cài đặt ở chế độ này cũng chỉ có sự chênh lệch không quá nhiều so với nhiệt độ hiện tại trong phòng.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Dry là chế độ có chức năng loại bỏ độ ẩm trong không khí và giúp căn phòng được duy trì nhiệt độ một cách ổn định

Chế độ Dry có thực sự giúp tiết kiệm điện năng?

Thông thường, điều hòa sẽ có 2 chế độ làm lạnh phổ biến là Dry – trừ ẩm và Cool – làm mát. Căn cứ vào điều kiện môi trường sử dụng điều hòa mà người dùng có thể tùy chỉnh các chế độ cài đặt để giúp không khí trở nên mát mẻ và tiết kiệm điện năng nhất.

Với chế độ Cool thì điều hòa sẽ có nguyên lý hoạt động bằng hút gió nóng từ trong phòng để đẩy ra bên ngoài. Tuy nhiên, chế độ này sẽ khiến cho máy điều hòa phải hoạt động với công suất lớn nên sẽ đòi hỏi lượng điện năng tiêu thụ tương đối lớn.

Còn khi cài đặt điều hòa hoạt động ở chế độ Dry thì độ ẩm trong không gian sẽ được loại bỏ và giúp căn phòng trở nên khô ráo hơn. Từ đó, giúp người sử dụng có được cảm giác dễ chịu, thoải mái mặc dù mức nhiệt độ được cài đặt cao hơn ở chế độ Cool. Không chỉ vậy, so với chế độ Cool thì lượng điện năng tiêu thụ cũng thấp hơn. Vậy nên, nếu sử dụng chế độ Dry đúng cách, đúng thời điểm thì sẽ giúp hóa đơn thanh toán tiền điện hàng tháng của bạn giảm đi đáng kể.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Chế độ Dry có thực sự giúp tiết kiệm điện năng?

Khi nào nên sử dụng chế độ Dry?

Mặc dù, chế độ Dry được đánh giá là đảm bảo độ mát, tiết kiệm điện năng nhưng không phải lúc nào nó cũng có thể phát huy hiệu quả. Theo các chuyên gia điện lạnh chia sẻ thì trong những ngày độ ẩm trong không khí thấp, nắng nóng thì người dùng không nên kích hoạt điều hòa ở chế độ Dry. Bởi nó sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu bởi độ ẩm trong không khí đã bị hút hết và không có khả năng làm lạnh sâu.

Bên cạnh đó, người sử dụng điều hòa ở chế độ Dry trong suốt nhiều giờ còn cảm thấy bị mất nước, khô da, khô miệng một cách trầm trọng. Vậy nên, để có thể giúp điện năng tiêu thụ được tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo khả năng làm mát thì bạn chỉ nên kích hoạt chế độ Dry khi độ ẩm trong không khí từ 60 – 70%.

Ngoài ra, trước khi kích hoạt chế độ Dry thì người dùng cần phải tiến hành kiểm tra nhiệt độ trong phòng trước. Nếu không khí trong phòng oi bức, nóng ẩm thì mới nên cài đặt chế độ Dry cho điều hòa. Còn nếu như mức nhiệt cao, độ ẩm trong không khí thấp thì sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn đó chính là chế độ Cool.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Khi nào nên sử dụng chế độ Dry?

Các chế độ khác trên điều hòa phổ biến nhất

Hiện nay, trên điều hòa thường có rất nhiều chế độ khác nhau, tùy thuộc vào dòng máy và thương hiệu sản xuất. Bên cạnh đó, mỗi chế độ cũng sẽ có những công dụng và tính năng riêng. Sau đây là một số chế độ phổ biến trên điều hòa mà bạn nên tham khảo để giúp cho quá trình sử dụng được dễ dàng và phù hợp với nhu cầu của bản thân hơn.

Chế độ Auto

Auto là chế độ tự động, khi chế độ này được kích hoạt thì quạt dàn lạnh sẽ được hoạt động ở mức độ thấp trong khoảng 1 phút. Sau đó, máy sẽ lựa chọn chương trình tự động phù hợp với nhiệt độ hiện tại trong phòng và ngoài trời. Khi lựa chọn xong thì chế độ được cài đặt sẵn sẽ luôn giữ cố định nếu như nhiệt độ môi trường và trong phòng không sự thay đổi.

Tuy nhiên, máy cũng sẽ tự động chuyển sang chế độ sưởi nếu nhiệt độ trong phòng giảm xuống dưới 22oC khi đang trong quá trình làm lạnh. Bên cạnh đó, điều hòa cũng sẽ tự động chuyển sang chế độ trừ ẩm nếu nhiệt độ trong phòng lớn hơn 24oC khi đang ở chế độ sưởi ấm.

Bên cạnh đó, nếu bạn tắt điều hòa sau đó bật lại mà khoảng cách giữa hai lần bật/tắt chưa đủ 2 giờ thì máy sẽ được hoạt động lại ở chế độ trước khi tắt. Vậy nên, để có thể tắt chế độ Auto thì bạn hãy nhấn vào nút “Mode” trên điều khiển và chuyển sang chế độ mà bản thân mong muốn.

Chế độ Cool

Cool là chế độ có khả năng làm lạnh và được ký hiệu bằng hình bông tuyết ở trên màn hình hiển thị của điều khiển từ xa hoặc trên dàn lạnh. Khi chế độ này được kích hoạt thì máy nén sẽ được bật, kết hợp với quạt dàn lạnh chạy liên tục và duy trì nhiệt độ trong phòng luôn ở mức ổn định mà người sử dụng đã cài đặt.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Cool là chế độ có khả năng làm lạnh và được ký hiệu bằng hình bông tuyết ở trên màn hình hiển thị của điều khiển

Chế độ Fan

Đây là chế độ quạt gió của điều hòa và thường được kích hoạt khi người dùng muốn chạy quạt để trong phòng có sự lưu thông không khí nhưng không muốn làm mát. Quạt gió cũng có nhiều chế độ cho người dùng lựa chọn như: High, Medium, Low, Auto. Ở một số thương hiệu thì những chế độ quạt gió sẽ được biểu hiện bằng các vạch lần lượt từ 1 cho tới 5.

Bên cạnh đó, nếu người dùng cài đặt quạt gió ở chế độ Auto thì máy sẽ tự động lựa chọn chương trình có sẵn phù hợp nhất với nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời. Còn nếu chọn chế độ Low thì quạt gió sẽ hoạt động ở mức thấp, còn Medium thì quạt gió sẽ hoạt động ở mức độ vừa và High thì sẽ hoạt động ở mức độ cao.

Ngoài ra, nếu muốn vừa mát, vừa có sự lưu thông không khí trong phòng lại vừa tiết kiệm điện năng. Vậy thì bạn hãy bật quạt gió ở chế độ thấp và sử dụng kết hợp thêm với quạt điện bên ngoài.

Chế độ Heat

Heat là chế độ làm ấm và được ký hiệu bằng biểu tượng hình mặt trời. Chế độ này chỉ có ở những dòng điều hòa hai chiều và hầu hết được sử dụng ở những khu vực vùng núi cao phía Bắc hoặc dùng trong mùa đông ở miền Bắc.

Khi cài đặt điều hòa ở chế độ sưởi ấm thì người dùng có thể tùy ý điều chỉnh tăng giảm nhiệt độ bằng mũi tên lên và xuống trên điều khiển từ xa. Theo các chuyên gia điện lạnh chia sẻ thì mức nhiệt lý tưởng nhất khi cài đặt điều hòa ở chế độ này đó chính là từ 20 – 24oC. Bởi đây là mức nhiệt không có sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời nên hoàn toàn không gây nên hiện tượng sốc nhiệt đối với con người khi thay đổi môi trường đột ngột.

Bên cạnh đó, khi sử dụng chế độ này đối với trẻ em và người cao tuổi thì bạn cũng nên đặt chậu nước ở trong phòng. Bởi nó sẽ giúp bổ sung độ ẩm cho không khí và không khiến cho da bị khô.

Chế độ E – Ion

Đây là chế độ có khả năng tạo ra ion để giúp không khí trở nên trong lành hơn. Từ đó, loại bỏ được những loại virus, vi khuẩn gây mùi khó chịu có trong không gian sử dụng. Đồng thời giúp bảo vệ hệ hô hấp, sức khỏe của người sử dụng. Không chỉ vậy, chế độ này còn bổ sung độ ẩm cho không gian nên góp phần giúp làn da không bị khô khi sử dụng trong thời gian dài.

Chế độ điều hoà dry là gì năm 2024
Đây là chế độ có khả năng tạo ra ion để giúp không khí trở nên trong lành hơn

Chế độ Air swing

Air swing là chế độ điều chỉnh hướng gió lên xuống theo nhu cầu sử dụng hoặc tự động. Từ đó, giúp người sử dụng có thể dễ dàng tùy chỉnh hướng gió của điều hòa để làm lạnh vị trí mà bản thân mong muốn một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, khi cài đặt chế độ điều chỉnh hướng gió tự động thì luồng khí lạnh có thể được lan tỏa xa hơn trong không gian. Từ đó, giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi bề mặt tiếp xúc được tăng thêm. Mặt khác, lượng điện năng tiêu thụ cũng được tiết kiệm hơn khi có tính năng điều chỉnh hướng gió hỗ trợ các chế độ khác.

Chế độ Temp

Temp là tính năng điều chỉnh nhiệt độ điều hòa tăng hoặc giảm theo mong muốn của người sử dụng. Hiện nay, ở hầu hết các dòng điều hòa thì mức nhiệt độ thấp nhất được cài đặt là 16oC và mức nhiệt độ cao nhất là 30oC. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể tùy ý điều chỉnh mức nhiệt độ trong khoảng trên cho thích hợp.

Lời kết

Nhìn chung Dry là chế độ giúp người dùng tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ lớn và mang đến khả năng làm mát hiệu quả. Tuy nhiên, để chế độ này có thể phát huy được công dụng một cách tốt nhất thì bạn chỉ nên sử dụng khi thời tiết không quá nóng và độ ẩm không khí cao. Mong rằng với những thông tin được Điện Lạnh Tiến Nhân chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chế độ Dry của điều hòa. Chúc bạn luôn sử dụng điều hòa đúng cách, hiệu quả và tiết kiệm điện năng tiêu thụ nhất.