Chế độ hibernate trong win 7 là gì năm 2024

Đây là tình trạng khá phổ biến ở người dùng laptop, máy tính để bàn (Personal Computer – PC) vẫn có nhưng hiếm khi xảy ra, tình trạng này là khi bạn sử dụng chế độ sleep (ngủ) hay chế độ hibernate (ngủ đông) để tạm ngưng xử lý công việc trên máy tính và đi đâu đó rồi quay lại tiếp tục làm việc (công việc dang dở) nhưng sau khi bấm sleep | hibernate thì máy tính lại tự mở lên.

Chế độ hibernate trong win 7 là gì năm 2024

Chế độ ngủ (Sleep) hoặc ngủ đông (Hibernate) ngày càng được nhiều người sử dụng để tắt máy hơn thay vì sử dụng tùy chọn tắt máy tính hoàn toàn (Shut Down). Vì tính tiện lợi của hai chế độ này mang đến cho ngươi dùng nên tính năng này được sử dụng khác nhiều kể từ thời laptop sử dụng hệ điều hành windows 7 mặc dùng chế độ hibernate đã xuất hiện trên Windows XP.

Chế độ hibernate trong win 7 là gì năm 2024

Cách kích hoạt Hibernate trên Windows 7/ Windows 8/Windows 10:

- Bước 1:

+ Trên Windows 7/8: Nhấn Ctrl+I -> Control Panel -> Power Options

+ Trên Windows 10: Nhấn Ctrl+I -> System -> Power & Sleep -> Additional power settings

+ Cách bổ sung: Nhấn Ctrl+R -> nhập powercfg.cpl

- Bước 2: Chọn Choose what the power buttons down -> Change settings that are currently unavailable

- Bước 3: Đánh dấu chọn Hibernate ở mục Shutdown settings

- Bước 4: Chọn Save changes

Lưu ý: một số trường hợp máy tính bạn không hiện ra sleep hay hibernate là do bạn chưa cài hoàn tất driver card màn hình (VGA onboard | VGA rời) hoặc card màn hình của bạn quá lỗi thời không được hệ điều hành hỗ trợ.

Nhiều người trong chúng ta không nghĩ nhiều về việc đưa PC hoặc laptop của mình vào chế độ Hibernate (ngủ đông). Tuy nhiên, đây là một khả năng quan trọng của máy tính và các nhà sản xuất laptop Windows đã bao gồm nó như một thông số không thể thiếu. Chế độ Hibernate được sinh ra do nhu cầu giữ máy tính 24/7 mà không muốn gây hao pin hoặc để đảm bảo hệ thống không bị ảnh hưởng bởi sự cố mất điện, khác với trường hợp chế độ Sleep.

Tuy nhiên, có một câu hỏi phát sinh. Liệu chế độ Hibernate có tác động tiêu cực đến máy tính so với việc tắt máy thông thường không? Tần suất bạn nên sử dụng tùy chọn ngủ đông là bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi này, cần tìm hiểu về cách chế độ Hibernate hoạt động, ảnh hưởng của nó đối với hiệu suất của PC và xem liệu nó có gây hại cho PC về lâu dài hay không.

Chế độ Hibernate hoạt động như thế nào?

Hibernate đề cập đến một chế độ năng lượng trong laptop hoặc notebook (rất ít trong trường hợp máy tính để bàn). Chế độ này được thiết kế để tiết kiệm năng lượng bằng cách lưu bất kỳ nội dung mở nào vào ổ đĩa lưu trữ. Đây là những phương tiện lưu trữ điện tĩnh (non-volatile), vì chúng không dễ bị mất dữ liệu.

Chế độ hibernate trong win 7 là gì năm 2024
Chế độ Hibernate hoạt động tương tự như quá trình tắt/khởi động lại

Chế độ Hibernate hoạt động tương tự như quá trình tắt/khởi động lại, vì laptop không yêu cầu nguồn điện liên tục để khôi phục dữ liệu. Chế độ này đảm bảo tài nguyên của máy tính được bảo vệ trong các tình huống không thể đoán trước. Sau khi bắt đầu lại, thiết bị ở trạng thái chính xác như khi bạn rời khỏi máy tính trước khi ngủ đông.

Chế độ Hibernate trái ngược với Sleep (trong đó laptop ngay lập tức chuyển sang RAM và vào chế độ năng lượng thấp). Tham khảo bài viết: Sleep và Hibernate khác biệt ra sao và khi nào thì nên dùng? để biết thêm chi tiết.

Kích hoạt chế độ Hibernate trên PC hoặc laptop

Chế độ Hibernate được hỗ trợ trong tất cả các phiên bản Windows. Tham khảo các bài viết sau để biết chi tiết cách thực hiện:

  • Hướng dẫn kích hoạt/vô hiệu hóa chế độ Hibernate trên Windows 10
  • Tắt, bật chế độ Hibernate trong Windows 7

Tác động của chế độ Hibernate đến hiệu suất PC và sức khỏe hệ thống

Mặc dù có khả năng tiết kiệm năng lượng, nhưng chế độ Hibernate trước đây được cho là có hại cho hiệu suất ổ cứng theo thời gian. Nhưng mọi thứ đã phần nào thay đổi và ngày nay, bạn có thể sử dụng chế độ Hibernate thường xuyên hơn nhiều mà không gây ra bất kỳ tác động tiêu cực nào.

Nhưng rốt cuộc Hibernate có hại cho PC không? Câu trả lời phụ thuộc vào loại ổ cứng bạn có. Với ổ HDD, về cơ bản, Hibernate đóng băng tất cả các hành động PC và lưu trữ trạng thái này một cách an toàn trên ổ cứng trong một file ngủ đông khổng lồ, được gọi là hiberfil.sys trong các hệ thống Windows.

Chế độ hibernate trong win 7 là gì năm 2024
Hibernate đóng băng tất cả các hành động PC và lưu trữ trạng thái này một cách an toàn trên ổ cứng

Trong HDD, dung lượng file hiberfil.sys đó có thể gần bằng với RAM hệ thống. Tùy thuộc vào số lượng ứng dụng đang chạy, bạn càng có nhiều RAM (16GB), càng nhiều dữ liệu sẽ được tự động sao chép vào ổ cứng. Tuy nhiên, lợi ích là Hibernate tiêu thụ ít năng lượng trên laptop.

Về cơ bản, quyết định đưa ổ HDD vào chế độ ngủ đông là sự đánh đổi giữa việc duy trì mức năng lượng và hiệu suất ổ cứng giảm theo thời gian.

Chế độ hibernate trong win 7 là gì năm 2024
Quyết định đưa ổ HDD vào chế độ ngủ đông là sự đánh đổi giữa việc duy trì mức năng lượng và hiệu suất ổ cứng giảm theo thời gian

Tuy nhiên, đối với những người có laptop được trang bị ổ SSD, chế độ ngủ đông ít có tác động tiêu cực. Vì ổ SSD không có bộ phận chuyển động như ổ cứng truyền thống, nên sẽ không có gì bị hỏng hóc cả. Thêm vào đó, do SSD được biết là có tuổi thọ cao, nên hệ thống của bạn không trải qua sự hao mòn thường gặp với ổ HDD.

  • Điểm khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD

Tần suất ngủ đông thế nào là hợp lý?

Như đã nói ở trên, chế độ ngủ đông có tác động ít hơn tới SSD so với HDD. Tuy nhiên, ngay cả các hệ thống ổ cứng hiện đại cũng chỉ có thể thỉnh thoảng ngủ đông mà thôi. Đưa máy tính vào chế độ ngủ đông sẽ không làm giảm hiệu suất nhiều, nếu bạn làm điều đó mỗi tuần một lần hoặc lâu hơn.

Với các hệ thống này, bạn chỉ nên ngủ đông dựa trên nhu cầu. Ví dụ, như khi bạn rời khỏi máy tính của mình từ 12 đến 24 giờ và phải tiếp tục mọi thứ mà không muốn tắt máy hoặc khởi động lại. Trong những trường hợp khác, tốt hơn hết là bạn nên tắt máy hoàn toàn và đúng cách.

Với các hệ thống SSD, bạn có thể thoải mái hơn, vì chỉ trạng thái cuối cùng được ghi vào ổ và máy tắt nguồn một cách trơn tru. Sẽ không mất nhiều thời gian để đưa PC vào chế độ ngủ đông và đánh thức nó. Có một nhược điểm nhỏ đối với chế độ ngủ đông, ngay cả với SSD, đó là cài đặt PC không thường xuyên được khôi phục như khi tắt và khởi động lại PC đúng cách.

Nếu cần truy cập nhanh vào Hibernate, bạn có thể thêm tùy chọn Hibernate vào menu Start. Mặt khác, nếu bạn không sử dụng chế độ này, bạn có thể vô hiệu hóa nó để tiết kiệm không gian lưu trữ.

Khi nào thì sử dụng chế độ Hibernate?

Dùng Hibernate khi bạn biết là bạn sẽ rời khỏi máy tính trong thời gian dài, thường là nhiều tiếng đồng hồ hoặc vài ngày. Ví dụ, bạn có thể hibernate máy khi bạn chuẩn bị đi nghỉ mát và vất laptop ở nhà. Trong những tình huống như thế thì việc chờ máy khôi phục lại từ hibernate sẽ không quá bực bội, pin cũng chẳng hao.

Sleep và Hibernate khác nhau thế nào?

Giải thích ngắn gọn về nguyên lý, Sleep sẽ đưa máy tính vào một trạng thái 'ngủ tạm thời', mọi trạng thái sẽ được lưu trữ vào RAM và vẫn có dòng điện chạy bên trong thiết bị (nhưng điện năng ở mức rất thấp). Trong khi đó, Hibernate sẽ lưu toàn bộ dữ liệu tạm thời vào ổ cứng HDD/SSD rồi ngắt hẳn nguồn điện.

Chế độ Hibernate là gì?

Chế độ ngủ đông (Hibernate) cũng giống như chế độ Sleep, giúp máy không tiêu hao pin khi không sử dụng laptop trong một thời gian dài mà không muốn đóng các tài liệu và tắt máy. Tuy nhiên điện sẽ được ngắt hoàn toàn giống như khi bạn tắt máy.

Tại sao laptop không có chế độ Hibernate?

Để bật chế độ này, bạn vào Control Panel > Hardware and Sound > Power Options. Ở giao diện Power Options, bạn chọn tiếp Choose what the power button does ở khung bên trái màn hình. Sau đó, bạn chọn tiếp Change settings that are currently unavailable và bật Hibernate lên.