Chi phí lập hsmoiwf thầu đánh giá hsdt

Công ty cổ phần Tư vấn Kiến trúc đô thị Hà Nội – UAC hiện đang thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án một dự án khu nhà ở do Tổng công ty Thương mại Hà Nội làm chủ đầu tư. Chúng tôi đã ký hợp đồng: Giá trị hợp đồng được xác định theo bảng số 1: Định mức chi phí quản lý dự án - Văn bản 1751/BXD-VP về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; Nội dung quản lý dự án được thực hiện tại mục 1.1.4 tại Thông tư 05/2007/TT-BXD và các quy định hiện hành khác theo quy định của nhà nước. Theo hợp đồng hiện nay chúng tôi đang tổ chức đấu thầu một số gói thầu về tư vấn thiết kế bản vẽ thi công; tư vấn giám sát công trình; các gói thầu xây lắp, thiết bị. Theo cách hiểu của Công ty chúng tôi: Chi phí lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn., xây lắp và thiết bị không thuộc chi phí quản lý dự án do Công ty chúng tôi đã ký kết với chủ đầu tư; các chi phí này thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng tại mục 1.1.5 tại Thông tư 05/2007/TT-BXD và các quy định hiện hành khác theo quy định của nhà nước. Để thực hiện hợp đồng về lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu nêu trên, chủ đầu tư cần phải ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn có chức năng hoạt động các công việc trên để thực hiện theo quy định và chủ đầu tư phải chi trả số tiền nêu trên (không thuộc hợp đồng quản lý dự án của công ty chúng tôi). Vậy Công ty chúng tôi kính đề nghị Vụ Kinh tế - Bộ Xây dựng giải thích rõ các nội dung trên để công ty chúng tôi có cơ sở thực hiện dự án theo quy định hiện hành của nhà nước.

Chi phí lập hsmoiwf thầu đánh giá hsdt

  • Theo quy định chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu không nằm trong chi phí tư vấn quản lý dự án. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Lập hồ sơ mời thầu luân là một bước quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những quy định của pháp luật đối với hồ sơ mời thầu cũng như chi phái khi lập hồ sơ mời thầu. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý khách hàng những kiến thức liên quan tới chi phí lập hồ sơ mời thầu (Cập nhật 2023) và trình bày về chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu của ACC.

Chi phí lập hsmoiwf thầu đánh giá hsdt

Chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu (Cập nhật 2023)

1. Hồ sơ mời thầu là gì?

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Hồ sơ mời thầu là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu. Vì vậy, công việc lập hồ sơ mời thầu cần được đặc biệt quan trọng. Đối với những gói thầu mà bên mời thầu chưa đủ kinh nghiệm Ví dụ như doanh nghiệp chế biến thủy hải sản thuê xây dựng nhà xưởng của mình thì bên mời thầu có thể lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn để giúp lập hồ sơ mời thầu.

2. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu

Khoản 1 Điều 7 Luật đấu thầu quy định Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu gồm những điều kiện sau:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

- Hồ sơ mời thầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;

- Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu

- Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;

- Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;

- Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

3. Chi phí lập hồ sơ mời thầu?

Căn cứ quy định tại Điều 9 – Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu cụ thể như sau:

Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Bên cạnh chi phí lập hồ sơ mời thầu thì các loại chi phí khác liên quan đến đấu thầu cũng rất được quan tâm:

+ Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng; chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

+ Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

+ Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

+ Căn cứ theo quy định trên thì dựa vào quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu và chịu sự hạn mức trong phạm vi được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

+ Chi phí quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 nêu trên áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện; đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 nêu trên việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

5. Giá bán hồ sơ mời thầu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về vấn đề này như sau:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

6. Chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu của ACC

Chúng tôi là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn những vấn đề liên quan đến đấu thầu, trong đó có tư vấn lập hồ sơ mời thầu. Có cơ sở đặt tại 63 tỉnh/thành trên cả nước, đội ngũ luật sư, tư vấn viên pháp luật đấu thầu chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi không khẳng định rằng ACC là đơn vị có chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu rẻ nhất, nhưng sẽ là đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu chất lượng nhất.

7. Những câu hỏi thường gặp.

7.1. Hồ sơ mời thầu gồm những gì?

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Hồ sơ mời thầu bao gồm:

+ Thông báo mời thầu;

+ Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;

+ Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;

+ Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.

- Chi phí về việc cung cấp hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định.

(Khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013; Điều 218 Luật Thương mại 2005)

7.2. Thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu đối với hồ sơ đấu thầu qua mạng?

Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trên Hệ thống ngay sau khi đăng tải thành công thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng;

7.3. Thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu đối với hồ sơ đấu thầu trực tiếp?

Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu.

7.4. Chủ đầu tư có thể tự lập và thẩm định hồ sơ mời thầu?

Bên mời thầu là đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong công tác lựa chọn nhà thầu thì có thể tự thực hiện các công việc như lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng phải bảo đảm các cá nhân thực hiện các công việc nêu trên không vi phạm hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu. Cá nhân phải có chứng chỉ (chứng chỉ hành nghề đấu thầu và/hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu) theo quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về chi phí lập hồ sơ mời thầu (Cập nhật 2023) và chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu của ACC. Như đã trình bày, chúng tôi cam kết rằng, ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ với chi phí tư vấn lập hồ sơ mời thầu hợp lý nhất, xứng đáng với những đồng tiền quý khách bỏ ra.