Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm

Nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp là công việc vô cùng quan trọng. Không chỉ điều hướng doanh nghiệp phát triển đúng lộ trình đã thống nhất. Mà quyết định hiệu quả việc vận hành doanh nghiệp. Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu là hợp lý? Cùng BISECO tìm hiểu câu trả lời nhé!

Trước khi muốn biết chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu là hợp lý thì các bạn cũng cần phải tìm hiểu cụ thể về chi phí doanh nghiệp để có thể tìm được câu trả lời một cách dễ dàng đúng không nào?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí để vận hành doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Đóng vai trò trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Từ các hoạt động sản xuất đến hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí này là cơ sở phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

Muốn biết được chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu là hợp lý. Doanh nghiệp cần nắm rõ các loại chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay. Một số loại chi phí quả lý doanh nghiệp thường có như:

  • Chi phí quản lý nhân viên. Là các khoản chi phí mà doanh nghiệp chi trả cho cán bộ công nhân viên. Chi phí chế độ lương thưởng, chi phí BHYT, chi phí công đoàn….
  • Chi phí quản lý nguyên vật liệu.  Là chi phí chi trả đầu và đầu ra hoạt động quản lý nguyên vật liệu. Chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí hiết bị  và sửa chữa bảo dưỡng, chí phí nhập hàng và xuất hàng…
  • Chi phí quản lý văn phòng phục vụ cho hoạt động thường ngày. Là chi phí văn phòng phẩm, chi phí vận hành trang thiết bị văn phòng…
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định. Là chi phí khấu hao tài sản của doanh nghiệp khi sử dung. Có thể là chi phí nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc…
  • Thuế, phí và lệ phí
  • Công tác phí. Là chi phí phục vụ họat động công tác như: phương tiện đi lại máy bay, tàu…; chi phí khách sạn…
  • Chi phí dự phòng: Là chi phí doanh nghiệp sử dụng cho các khoản nợ dự tính phải trả hoặc các chi phí phòng ngừa rủi ro,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu? 1Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu? 1

Theo thông tư 200/2014/TT – BTC  quy định phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp trong tài khoản 642.

“Sau khi xác định được các khoản chi phí quản mà doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả. Kế toán cần nắm rõ những nguyên tắc và nội dung quan trọng trong việc khai báo chi phí quản lý doanh nghiệp.”

Mẫu báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp quy định:

Bên Nợ bao gồm:

  • Chi phí quản lý kinh doanh
  • Số dự phòng phải trả
  • Số dự phòng khó đòi

Bên Có bao gồm:

  • Những khoản ghi giảm chi phí quản lý DN
  • Hoàn nhập chi phí dự phòng phải trả .
  • Chi phí dự phòng phải dự thu khó đòi

Chi phí quản lý DN không xuất hiện số dư cuối kỳ. Và sẽ được kết chuyển chi phí quản lý DN vào tài khoản 911

Chi phí quản lý doanh nghiệp là thực chất là một biến phí, nó thay đổi theo mỗi hoạt động của doanh nghiệp và thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Chính vì thế bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn có khả năng đối mặt với sự thay đổi về chi phí quản lý doanh nghiệp thông qua việc tăng hay giảm các loại chi phí quản lý trong doanh nghiệp.

Chi phí quản lý tăng

Chi phí quản lý tăng do

  • Doanh nghiệp mở rộng quy dẫn đến tăng về nhân sự, tăng về thuê mặt bằng, chi phí văn phòng, chi phí tài sản cố định…
  • Doanh nghiệp tăng lương, thưởng cho nhân viên
  • Doanh nghiệp tăng nhiều khoản khác….

Chi phí quản lý giảm

Chi phí quản lý giảm có thể do doanh nghiệp thay đổi chính sách phát triển hoặc do cắt giảm các chi phí. Một phần nguyên nhân, chi phí QLDN giảm do tốc độ tối ưu hóa tăng trưởng mạnh của hiệu quả kinh doanh.

Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu? 2

Một số lưu ý phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp chiêm bao nhiêu là hợp lý?

Chi phí quản lý doanh nghiệp dù tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Chi phí tăng mà lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp vẫn ổn định
  • Chi phí tăng mà lợi nhuận giảm thì doanh nghiệp đang gặp vấn đề cần xem lại các chi phí và hoạt động của doanh nghiệp
  • Chi phí giảm mà lợi nhuận tăng thì quá tốt nghĩa là doanh nghiệp đang quản lý rất tốt các chi phí của mình
  • Chi phí giảm mà lợi nhuận giảm thì doanh nghiệp đang có vấn đề nghiêm trọng cần xem xét lại cụ thể

Với “Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu?” trên, hy vong có thể giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính hoàn chỉnh, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ góc nhìn của mình cho chúng tôi. Nếu bạn cần tư vấn xây dựng kế hoạch Chi phí quản lý doanh nghiệp chiến bao nhiêu?, hãy kết nối với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để được tư vấn:

CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BISECO

Hotline: 033 7140506

Fanpage: Cộng đồng phát triển kinh doanh BISECO

Nguồn: bisecovn.com

Chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN như sau:

+ Chi phí giá vốn hàng bán

+ Chi phí tài chính

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí bán hàng ( trong đó chi phí bán hàng bao gồm các chi phí như tiếp thị, quản cáo, chiết khấu....)

+ Chi phí khác hợp lý.

Vậy 10% kia sẽ tính trên các chi phí := (chi phí tài chính + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng + chi phí khác hợp lý) - (Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất)) *10%  

24 Tháng Tám, 2017

Chúng ta thường nói nhiều đến nghệ thuật quản lý doanh nghiệp, các cách để quản lý doanh nghiệp hay việc áp dụng các phần mềm vào quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có vẻ ít nhà quản trị chú ý đến định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy nó là cái gì? Và làm sao để tối ưu yếu tố đó, cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1.    Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp theo thông tư 200:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà chi phí phát sinh khác nhau. Nhiều kế toán vẫn thường vấp phải nhiều sai sót trong quá trình hạch toán loại tài sản này. Các vấn đề hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mới nhất theo quy định của Thông tư 200 về chế độ kế toán:

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

  • Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN… của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
  • Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ,... (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
  • Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,...
  • Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
  • Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế,... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
  • Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ…

Như vậy, để kết quả SXKD tốt đòi hỏi việc quản lý các chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả.

Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm

2.    Cách hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

Bên Nợ:

-        Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ;

-        Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

Bên Có:

-        Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;

-        Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);

-        Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:

-        Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.

-        Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

3.    Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý doanh nghiệp là một nghệ thuật vốn dĩ nó gắn liền với việc quản lý con người. Tuy nhiên, không chỉ áp dụng mỗi Nghệ thuật quản lý doanh nghiệp thì các tổ chức sẽ hoạt động hiệu quả. Việc có những quy trình được chuẩn hóa chặt chẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để quản lý doanh nghiệp thành công.

Suy cho cùng, hiệu quả cuối cùng của một doanh nghiệp vẫn được đong đếm bằng lợi nhuận thu về. Để có thể tối ưu lợi nhuận thì mỗi doanh nghiệp phải tăng tối đa doanh thu và giảm tối đa chi phí. Đối với nhiều doanh nghiệp chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không hề nhỏ. Vì vậy việc xác định được định mức quản lý doanh nghiệp cho mình là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng.

Công dụng của định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

  •  Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công.
  • Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá.
  • Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời.
  • Gắn liền trách nhiệm của mỗi nhân viên với việc sử dụng tài nguyên sao cho cho tiết kiệm.

Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp tiêu chuẩn

Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật kết hợp với khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Một trong những cách thức giúp các nhà quản trị có được những báo cáo tổng hợp và cả những cảnh báo kịp thời về chi phí quản lý doanh nghiệp là sử dụng các phần mềm. Và BRAVO là đơn vị uy tín được nhiều công ty lựa chọn, bởi việc quản lý này được đặt trong hệ thống phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp - Phần mềm ERP.

Xem thêm:

>>> Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả

>>> Để trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi