Đàn ông như giỏ đàn bà như hòm là gì năm 2024

Tham gia: 2/9/2018 Bài viết: 90 Đã được thích: 8 Điểm thành tích: 8

Hai vợ chồng mình vốn là viên chức nhà nước tại một tỉnh lẻ, lấy nhau cũng được gần 10 năm, chỉ với đồng lương của cả hai vợ chồng cộng lại chưa nổi 10 triệu vậy mà vợ mình đã tiết kiệm (không phải hà tiện) giành giụm trả xong tiền vay mua nhà, đến hôm vừa rồi vợ nói, mình mới thật sự giật mình, không thể tin nổi. Vợ chồng mình mua nhà hết gần 500 triệu, ngoài tiền của vợ chồng có một ít, ông bà hai bên cho, vợ chồng mình phải vay gần 200 triệu đồng. Thời điểm mình mua là năm 2014. Mình thấy nhiều người lương tháng 15 hai mươi triệu mà còn kêu không để ra được đồng nào, vậy mà vợ chồng mình với mức lương chỉ xấp xỉ 10 triệu, cộng thêm hai con nhỏ, hỏi thì vợ bảo lương của em chỉ thì để tiêu của anh đưa thì tiêu một ít còn lại là e cất để tiết kiệm. Sau khi nghe vợ kể mình mới thực sự hiểu được ý nghĩa của câu chồng là cái giỏ, vợ là cái hom.

Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thiên Phú 4.0

Các chủ đề tương tự:

  • - Biết Bao Giờ Mới Sắm Được Mẫu Thang Máy Cho Gia Đình Đây### - Làm Hà Nội Bao Giờ Mới Mua Được Nhà, Lấy Vợ?### - Giờ Em Mới Có Khả Năng Tiết Kiệm Được Chút Xíu### - Bao giờ mới tính điện nhiều giá cho dân bớt thiệt?### - Cho vay tiền mùng 1, xui cả tháng, giờ e mới hiểu

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia: 2/3/2015 Bài viết: 5,207 Đã được thích: 753 Điểm thành tích: 823
    Vợ bác khéo vun vén quá ạ. Chúc mừng bác!

    À mà e hỏi ngu,cái hom là cái gì ạ? Hi ,về nghĩa câu thì hiểu nhg từ thì e k biết thật

    Đàn ông như giỏ đàn bà như hòm là gì năm 2024

    Mai Vu252 Thành viên mới

    Tham gia: 24/9/2012 Bài viết: 33 Đã được thích: 4 Điểm thành tích: 8 Bác có dịp đi chợ quê sẽ thấy cái giỏ tre, miệng nó rộng nên phải có cái hom. Cái hom này nó như cái phễu ấy. Cho con cua, con cáy vào thì dễ nhưng nó khó chui ra được. Nghĩa là có vào mà khó có ra. À mà bác hỏi anh Google sẽ biết hình hài nó luôn.

    Đàn ông như giỏ đàn bà như hòm là gì năm 2024

    Hà Giản Thành viên nổi tiếng

    Tham gia: 2/3/2015 Bài viết: 5,207 Đã được thích: 753 Điểm thành tích: 823 A bác tả vậy là e biết rồi hihi cảm ơn bác
  • Đàn ông như giỏ đàn bà như hòm là gì năm 2024

    mebetom.vp Thành viên nổi tiếng

    Tham gia: 12/11/2012 Bài viết: 751 Đã được thích: 208 Điểm thành tích: 83 Trước khi cưới, một đôi tình nhân ngọt ngào nói với nhau rằng “tiền của anh cũng là tiền của em”. Nhưng chỉ sau đó ít ngày, tưởng hai người đã thành một, nhưng câu nói ngọt ngào kia đã mang màu sắc khác. Những câu nói khó nghe hơn, kiểu như: “Tiền của tôi làm ra, tôi phải được giữ, sao cô lại tra khảo tôi”, hay “sao anh chỉ đưa có ngần này tiền? Cất giữ riêng làm gì? Để bao gái à?”… Việc chi tiêu, quản lý tiền bạc trong gia đình chẳng phải chuyện khó khăn, nếu hai vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất cách thức. Ngày nay cũng chẳng nhất thiết phải tuân theo nguyên tắc “chồng như cái giỏ, vợ như cái hom”. Cũng không cần thiết phải để cho vợ là người quản hết tiền mới là “người quân tử”. Mỗi gia đình có thể phù hợp với cách quản lý chi tiêu khác nhau, miễn sao hai vợ chồng đều thấy hài lòng với chuyện đó. Vợ chồng anh Hoàng ở Trung Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội từ trước đến nay vẫn theo nguyên tắc dân chủ, cùng làm cùng hưởng. Nghĩa là anh chị có một cái hộp, vợ chồng ai kiếm được bao nhiêu thì bỏ hết vào đó. Ai cần tiêu gì cũng tự giác lấy ở đó ra. Anh chị tin tưởng nhau, vả lại mức thu nhập của anh chị cũng khá, nên ít khi bị “thụt két”. Gia đình anh Toàn ở Giảng Võ, Ba Đình thì khác. Anh được phép giữ lại cho mình ba mươi phần trăm thu nhập để chi tiêu, còn lại anh đưa cho vợ. Mọi chi tiêu trong gia đình như ăn uống, tiền điện, nước, học hành cho con cái thì anh khoán gọn cho chị, chị phải cân đối cho hợp lý trong số tiền mà gia đình có. Nghe thì không dân chủ lắm, chị vất vả hơn trong việc chi tiêu, nhưng chị được chủ động.
    Đàn ông như giỏ đàn bà như hòm là gì năm 2024
    Phương thức quản lý… mới Cuộc sống có nhiều thay đổi. Chuyện một gia đình có hai vợ chồng đều làm ra tiền ngày càng nhiều. Những đôi vợ chồng không phải quá lo toan cho ngày ba bữa ăn cũng càng ngày càng tăng lên. Thế là có những cách thức quản lý tiền bạc mới ra đời. Phương thức “khoán gọn đến từng người” là một cách phân bố chi tiêu được nhiều đôi vợ chồng trẻ hưởng ứng. Có gia đình, người vợ bảo đảm hoàn toàn chuyện ăn uống hàng ngày. Còn người chồng lo các món lớn như tiền điện, tiền nước, tiền học cho con và mua sắm vật dụng trong nhà, tiền ngoại giao, và tiền chi tiêu đột xuất. Chẳng bên nào phải gộp tiền cho bên nào, cả hai đều là giỏ, đều là hom. Để làm được việc này hai vợ chồng đều phải “thành khẩn khai báo” thu nhập cố định của mình và tự giác “hoàn thành nhiệm vụ được phân công”. Có không ít đôi vợ chồng khá giả, không đếm xỉa gì tới chuyện vợ hay chồng mình kiếm được bao nhiêu. Chuyện ăn uống, mua sắm, chi tiêu, tiện ai người nấy trả. Tiền lương, thu nhập hiện nay được trả qua thẻ ATM, nên chẳng bên nào kiểm tra ví của bên nào được. Nhìn thấy cái thẻ ATM của chồng lăn lóc trên bàn người vợ cũng dửng dưng, bởi có cầm ra máy rút tiền cũng không biết “mã số bí mật” của chồng. Vậy phải tin nhau là chính! Cuộc sống rất cần có tiền nhưng chi tiêu ra sao, phân công trách nhiệm giữa vợ và chồng thế nào để thể hiện sự tin tưởng nhau, tôn trọng nhau, có trách nhiệm với gia đình. Những gia đình chỉ có một người đi làm, vợ chồng có thể cùng nhau bàn bạc cách chi tiêu sao cho vừa có tiền tích lũy, vừa bảo đảm cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt nên chú ý đừng để người không đi làm cảm thấy bị “lép vế”, và rơi vào thế bí khi trong tay “một đồng chẳng có”.