Chi tiết nào là sự thật lịch sử xuất hiện trong truyền thuyết “sơn tinh, thuỷ tinh”?

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6
  • Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn 6
  • Bài tập Ngữ văn lớp 6 - Sơn Tinh, Thủy Tinh

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, những yếu tố kỳ ảo của câu chuyện giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng

Lập dàn ý: Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy tinh

Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn 6

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là một tác phẩm để đời mang đến cho độc giả luôn vẹn nguyên ý nghĩa dù nó đã trải qua bao đời, bao thế hệ. Truyền thuyết được kể xoay quanh về hai chàng trai nhân vật chính, thứ nhất là thần núi với tên gọi Sơn Tinh, thứ hai là Thủy Tinh có sứ mệnh được gọi là thần nước. Thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhân vật tràn đầy sinh lực, tì trí đại diện cho hai khu vực, một bên là núi rừng trù phú, trên cao còn một bên là biển bạc sâu lắng ở phía dưới. Nét độc đáo của chuyện được tạo nên từ một tình huống truyện rất tinh tế, độc đáo có nút thắt mở đẩy người xem đi từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Hai chàng trai đối nghịch nhau được đặt vào một tình huống là đi hỏi vợ khá đời thường mà cũng rất thú vị, độc đáo. Tất cả những rắc rối, mâu thuẫn, tình tiết đặc sắc cũng từ đó mà bắt đầu khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đến hỏi vợ.

Người vợ mà Sơn Tinh, Thủy Tinh phải tranh nhau đến hỏi cưới chính là cô công chúa tuyệt vời từ dung nhan cho đến phẩm chất tên là Mỵ Nương con gái của Vua Hùng thứ mười tám. Mỵ Nương vốn may mắn được ban cho một nhan sắc nghiên nước nghiên thành, làn da trắng ngần, dáng người cao khiến hai chàng mê đắm quyết tranh dành cho bằng được. Cuộc tranh đua này vô cùng công bằng khi hai chàng trai có sức mạnh, lợi thế ngang tài ngang sức nhau, tài giỏi chẳng thua kém nhau mà kết quả chỉ có ở một người. Do đó mà người được rước Mỵ Nương không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh, tài giỏi mà còn ở sự nhạy bén, nhanh nhẹn thế là Sơn Tinh tới trước và được cưới Mỵ Nương làm vợ. Chính vì mang sính lễ đến chậm một bước mà Thủy Tinh đã để lỡ mất người vợ mong ước của mình. Từ đây cuộc chiến bắt đầu, đó chính là cuộc chiến của toàn thể nhân dân Việt Nam đối mặt trước thiên tai, sự thay đổi thời tiết thất thường chứ không chỉ riêng cá nhân hai chàng trai.

Truyền thuyết được xem là một thể loại văn học dân gian, qua đó tác giả không chỉ thổi vào nó những khát vọng, mong ước về lẽ sống, luân thường đạo lí công bằng, những điều tốt đẹp, lí tưởng, đó có thể là những tín ngưỡng, những vị anh hùng dân tộc sức mạnh phi thường ra tay gìn giữ đất nước hay đó có thể là nét đẹp văn hóa của anh hùng. Tuy nhiên ở truyền thuyết, những câu chuyện, các giải thích, lí giải về thiên nhiên, những điều của cuộc sống đời thường được tác giả gửi gắm một cách trọn vẹn, sâu sắc. Và truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh chính là một điển hình, một câu chuyện có xen lẫn những tình tiết hư cấu nhưng luôn mang lại những điều rất tự nhiên, triết lí sâu sắc, gần gũi với cuộc sống con người. Đi sâu vào thì chúng ta sẽ thấy hiện tượng thiên nhiên, cụ thể là lũ lụt, hạn hán khá được con người quan tâm mà tác giả mang đến cho người đọc. Bên cạnh đó người dân luôn ước muốn, khát vọng mạnh mẽ về một cuộc sống không thiên tai, thời tiết thuận hòa luôn dâng trào.

Thứ hai, bên cạnh những hiện tượng thiên nhiên thì truyện còn nói về nét đặc trưng, phong tục tập quán, nền văn hóa của dân tộc ta vào những năm tháng của thời các vua Hùng. Điển hình là tục lệ thách cưới. Câu chuyện trở nên cuốn hút, mới mẻ mà đầy những bất ngờ chính là việc tác giả đan cài vào trong từng tình huống, nội dung là rất nhiều chi tiết kì lạ, thần bí. Qua đó ta có thể thấy được nét văn hóa, phong tục truyền thống chinh phục thiên nhiên, làm mọi thứ để đạt được mong muốn của người Việt được khéo léo, đan dệt qua từng thước truyện, lời văn rất tài tình, tinh tế.

Hai hình ảnh được xây dựng là Sơn Tinh và Thủy Tinh được xem là một hình tượng hư cấu được xây dựng rất thành công, điểm đặc sắc nghệ thuật có tính tượng trưng và khái quát cao. Câu chuyện luôn chứa đựng những điều tốt đẹp, hào hùng mà tác giả muốn nói đến chính là thiên nhiên, con người. Cụ thể là nguồn căn xuất hiện bão lũ, thiên tai hằng năm ở Đồng Bằng Bắc Bộ được lí giải kéo theo đó chính là khát khao mãnh liệt của con người chiến thắng được thiên nhiên. Bên cạnh đó là hình tượng thiêng liêng của vua Hùng, những người có công lao dựng nước luôn được đề cao, biết ơn.

Bài tập Ngữ văn lớp 6 - Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Mở bài Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6
  • Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Số 1
  • Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Số 2
  • Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Số 3
  • Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh
  • Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em
  • Lập dàn ý: Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh
  • Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
  • Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Tưởng tượng về cuộc đọ sức của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện đại ngày nay
  • Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
  • Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh

(1)Ngày soạn:30/08/2015 Ngày dạy: 01/09/2015 TUẦN 3 TIẾT 9. SƠN TINH, THỦY TINH (Truyền thuyết). I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Hiểu truyền thuyết Sơn tinh, Thuỷ tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thưở các Vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình. - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường. 2. Kĩ năng: - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. - Xác định ý nghĩa của truyện. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Khơi gợi niềm ước mơ chinh phục thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC 1. GV: - Tranh minh hoạ, SGK, SGV, CKTKN,.... 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tóm tắt lại truyện Thánh Gióng? - Ấn tượng nhất của em về hình ảnh Thánh Gióng là gì? Nêu ý nghĩa truyện. 3. Bài mới: *GV giới thiệu bài Là một đất nước nằm trên bờ biển Đông, hằng năm nhân dân ta phải đương đầu với nhiều thiên tai lũ lụt. Để tồn tại con người phải tìm mọi cách để chống lại lũ. Cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ ấy được thần thoại hóa trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh mà hôm nay thầy muốn giới thiệu với các em. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về VB Giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm về truyền thuyết đã học trong bài học trước. (?) Truyện STTT được gắn với thời đại nào trong. NỘI DUNG BÀI DẠY I. GIỚI THIỆU CHUNG - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa. - Truyện thuộc nhóm truyền thuyết thời đại Hùng Vương.. (2) lịch sử Việt Nam ? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản + Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau, đoạn cuối giọng đọc và kể trở lại bình tĩnh và chậm. - Giáo viên nhận xét cách đọc, cách kể. (?) Truyện được chia làm mấy phần? ý của mỗi đoạn là gì ? - Giáo viên hướng dẫn và gọi học sinh tóm tắt truyện. (?) Em cho biết truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính ? (?) Vì sao vua Hùng kén rể ? Vua muốn chọn rể như thế nào? (Vua có một người con gái, muốn chọn cho con một người chồng xứng đáng.) (?) Ai là người đến xin cầu hôn? (?) Vì sao vua Hùng băn khoăn khi kén rể? (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn -> ngang tài, ngang sức.) (?) Tài, sức của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được miêu tả như thế nào ? (?) Trước tình thế đó, vua Hùng đã làm gì? (Thách cưới.) (?) Em có nhận xét gì về điều kiện thách cưới của vua? (Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm. Hạn giao lễ vật gấp: trong 1 ngày.) (?) Theo em, giải pháp đó có lợi cho Sơn Tinh hay Thuỷ Tinh? Vì sao? (Lợi cho Sơn Tinh. Vì đó là các sản vật nơi rừng núi thuộc đất đai của Sơn Tinh.) (?) Thuỷ Tinh mang quân đánh Sơn Tinh vì lí do gì? (Tự ái, muốn chứng tỏ quyền lực.) (?) Trận đánh của Thuỷ Tinh diễn ra thế nào? (?) Sơn Tinh đã đối phó như thế nào? Kết quả ra sao? Thuỷ Tinh thua Sơn Tinh mấy lần?. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1.Đọc-tìm hiểu từ khó:sgk * Bố cục : - Đoạn 1: Từ đầu….. “mỗi thứ một đôi”: Vua Hùng kén rể. - Đoạn 2: Tiếp đó…”đành rút quân”: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và sự giao tranh của hai vị thần. - Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh. 2. Tìm hiểu văn bản: a. Giới thiệu nhân vật và sự việc - Vua Hùng thứ 18 - Mị Nương: xinh đẹp tuyệt trần  Muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng. - Sơn Tinh là thần Núi  có tài bốc đồi, dời núi. - Thuỷ Tinh là thần Nước  có tài hô mưa, gọi gió.  Đều có tài cao, phép lạ, vua Hùng không biết chọn ai. b. Diễn biến cuộc tranh tài. - Hai vị thần đến cầu hôn. - Vua ra điều kiện sính lễ - Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi. - Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương. - Hai bên đánh nhau hàng tháng trời, nước sông dâng lên bao nhiêu, núi đồi dâng lên bấy nhiêu. c. Kết quả : - Cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút quân về.. (3) (?) Em hình dung cuộc sống thế gian sẽ như thế nào nếu Thuỷ Tinh đánh thắng Sơn Tinh? (?) Tại sao Sơn Tinh luôn chiến thắng Thuỷ Tinh? (Sơn Tinh có nhiều sức mạnh hơn: Có sức mạnh tinh thần - vua Hùng. Có sức mạnh vật chất: trận địa đồi núi cao hơn, vững chắc hơn. Có tinh thần bền bỉ.) (?) Mặc dù thua, nhưng năm nào Thuỷ Tinh cũng làm dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh. Theo em, Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên? (Thiên tai lũ lụt, sự đe doạ thường xuyên của thiên tai đối với cuộc sống con người.) (?)Theo em, Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào? (Sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của nhân dân ta.) HOẠT ĐỘNG 3. HD TỔNG KẾT ? Nêu những ý nghĩa văn bản và những nét nghệ thuật tiêu biểu ?. - Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh  thất bại  rút quân về. - Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt. => Sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của người Việt Cổ .. III. TỔNG KẾT : a. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. - Tình huống truyện hấp dẫn, cách kể chuyện lôi cuốn. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở vua Hùng; đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt Cổ.. 4. Củng cố bài học - Kể lại truyện. Nêu ý nghĩa hình ảnh Sơn Tinh, Thủy Tinh? 5. Hướng dẫn tự học ở nhà - Làm bài tập 3 trang 34. - Chuẩn bị : Nghĩa của từ. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 30/08/2015 Ngày dạy:01/09/2015. (4) TUẦN 3 Tiết 10. NGHĨA CỦA TỪ. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là nghĩa của từ. - Biết cách giải thích nghĩa của từ. 2. Kĩ năng: - Giải thích nghĩa của từ. - Dùng từ đúng nghĩa khi nói và viết. - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ. 3. Thái độ: Sử dụng từ chuẩn xác khi nói, viết. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC 1. GV: Bảng phụ, SGK, CKTKN,... 2. HS: Đọc và nghiên cứu bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ Thuần Việt, Từ Mượn? Cho ví dụ. - Nguyên tắc mượn từ? 3. Bài mới: Từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Vậy thế nào là nghĩa của từ? Cách giải thích nghĩa của từ gồm những cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm câu giải đáp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ và cách giải nghĩa của từ GV mời hs đọc 3 chú thích trong bài ngữ văn đã học (?) Mỗi chú thích trên gồm có mấy bộ phận? (?) Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới ? (?) Vậy em cho biết nghĩa của từ là gì? Cho hs đọc lại ví dụ! (?) Trong mỗi chú thích nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ?. NỘI DUNG BÀI DẠY I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Nghĩa của từ là gì ? Ví dụ: - Tập quán: Thói quen được hình thành từ lâu đời, … - Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm - Nao núng: lung lay, không vững lòng tin Hình thức Nội dung (nghĩa của từ)  Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị Ghi nhớ 1 : Sgk /35 2. Cách giải thích nghĩa của từ . Ví dụ: Sgk/35. (5) (?) Theo em làm cách nào để hiểu đúng nghĩa của từ ? (?) Vậy em hãy cho biết giải thích nghĩa của từ có mấy cách? Là những cách nào? (?) Chúng ta cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng * Lưu ý : Để dùng từ đúng  Phải nắm vững nghĩa của từ - Muốn hiểu nghĩa của từ  Phải đọc , học - Không hiểu từ  Tra từ điển - Không nắm chắc từ  không sử dụng vội - GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ  Hầu hết nghĩa của từ là nội dung của những từ mượn. (Từ Hán Việt) * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS LT - GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK Bài 1: Gv gọi Hs đọc một số chú thích Bài 2: Hs đọc yêu cầu, làm việc nhóm .. Từ Tập quán. Nghĩa của từ Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong cuộc sống. Lẫm liệt Hùng dũng, oai nghiêm Náo núng Lung lay không vững lòng tin ở mình Trái với nhỏ Cao nhen, ti tiện, thượng hèn mọn, hèn ha, đê hèn,… Trái với lười Chăm chỉ biếng, nhác. Ghi nhớ 2 : Sgk /36 II. LUYỆN TẬP Bài tập 2/ /36 a/ Học tập b/ Hỏi lỏm Bài tập 3/36 a/ Trung bình .. Cách giải thích Trình bày khái niệm. Đưa ra từ đồng nghĩa. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích. c/ Học hỏi d/ Học hành b/ Trung gian .. 4. Củng cố bài học - Ôn lại các kiến thức trong bài. 5. Hướng dẫn tự học ở nhà - Làm bài tập - Chuẩn bị bài mới : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn:02/09/2015 Ngày dạy: 04/09/2015 TUẦN 3 Tiết 11. SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ. (6) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 1. Kiến thức: - Nắm được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. - Hiểu được ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự. - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 3. Thái độ: - Thấy được vai trò của sự việc trong văn tự sự. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - Giáo viên: Giáo án, SGK, Sách giáo viên, bảng phụ. - Học sinh: Tóm tắt lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: I/ Kiểm tra bài cũ: - Tự sự là gì? Mục đích của tự sự? - Em hãy cho biết trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” mở đầu là sự việc gì, kết thúc là sự việc gì? 2/ Bài mới: * GV giới thiệu bài Trong tự sự, sự việc và nhân vật là những yếu tố không thể thiếu được, hay nói khác đi là yếu tố quan trọng. Vậy chúng có đặc điểm, vai trò gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự (?) Em hãy liệt kê các sự việc theo trật tự liên tục của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ? (?) Trong các sự việc trên, có sự việc nào thừa không? Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nào? (?) Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc? (?) Có thể bỏ bớt sự việc nào không? Tại sao?  HSTL trong 3 phút (?) Có thể đảo lộn thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không?. NỘI DUNG BÀI DẠY I. Đặc điểm của sự việc và NV trong văn tự sự 1. Sự việc trong văn tự sự . Ví dụ : Văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh - Sự việc khởi đầu: (1) - Sự việc phát triển: (2),(3),(4) - Sự việc cao trào: (5),(6) - Sự việc kết thúc: (7)  Sự việc trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc sau, chúng được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa. 2. Các yếu tố trong văn tự sự : - Ai làm ( nhân vật) - Việc xảy ra ở đâu ( Địa điểm). (7) (?) Qua những vấn đề vừa nêu, em cho biết ta có thể thay đổi kết quả Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? (?) Từ đó, em nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự. (?) Nhưng nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc như vậy truyện có hấp dẫn không? (?) Một truyện hay, theo em phải có sự việc cụ thể nào? Truyện phải nêu rõ mấy yếu tố? Hãy kể ra? (?) Hãy chỉ ra 6 yếu tố ấy trong truyện ST,TT? (?) Việc Sơn Tinh được giới thiệu là có tài có cần thiết không? Vì sao? (?) Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Vì sao? (?) Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh và vua Hùng. (?) Từ những phân tích trên, em hãy cho biết đặc điểm của sự việc trong văn tự sự (?) Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh và cho biết:  Ai là NV chính và có vai trò quan trọng nhất?  Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?  Ai là nhân vật phụ? Có cần thiết không? Có thể bỏ được không? (?) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? (?) Hãy cho biết các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể như thế nào? (?) Từ đó, em hãy nêu đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự.. - Việc xảy ra lúc nào( Thời gian) - Nguyên nhân - Diễn biến ( quá trình) - Kết thúc ra sao ( Kết quả) => 6 yếu tố thể hiện sự thú vị, sức hấp dẫn và vẻ đẹp của truyện. *.Ghi nhớ ý 1: SGK/38. II. Nhân vật trong văn tự sự Ví dụ 1: - Nhân vật chính: Sơn Tinh,Thuỷ Tinh  Giới thiệu tên gọi, lai lịch, tài năng, việc làm (chủ yếu) - Nhân vật phụ: vua Hùng, Mỵ Nương  Tên gọi, lai lịch, sắc đẹp, tính tình a. Nhân vật : Là người thực hiện các sự việc và được nói tới trong văn bản b.Cách kể : - Gọi tên, đặt tên - Giới thiệu lai lịch, tài năng - Chân dung, trang phục, dáng điệu - Việc làm, lời nói, ý nghĩ *.Ghi nhớ ý 2: SGK/38. (8) GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Gv cho HS xem lại bảng đã lập. - Hs: xác định nhân vật chính phụ, ý nghĩa có mặt của từng nhân vật. -HS: tắt truyện STTT bằng sự việc chính. Mục c, Hs phát biểu ý kiến.. II. LUYỆN TẬP Số 1(38-39) a. Vai trò: Vua Hùng, Mị Nương  NV phụ. Sơn Tinh – Thủy Tinh  nhân vật chính. b.Ý nghĩa: ST,TT là câu truyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên nhiên của người Cổ Việt. Từ đó suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng. c. Gọi hs tóm tắt dựa vào 7 sự việc đã nêu ở trên Bài 2: GV gợi ý & hướng dẫn HS chọn sự Bài 2 : Tưởng tượng kể lại truyện “Một lần việc. không vâng lời” . 4. Củng cố bài học - Sự việc và nhân vật trong văn tự sự? 5. Hướng dẫn tự học ở nhà - Làm bài tập 2 + học ghi nhớ. - Soạn bài : Sự tích Hồ Gươm. RÚT KINH NGHIỆM. (9) Ngày soạn: 02/09/2015 Ngày dạy: 04/09/2015 TUẦN 3 Tiết 12 HDĐT: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. - Truyền thuyết địa danh. - Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Kĩ năng: - Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết. - Phân tích và hiểu một số chi tiết tưởng tượng. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Sách giáo viên, bảng phụ, tranh ảnh. 2. Học sinh: Tóm tắt lại truyện và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Chi tiết “nước sông dâng cao bao nhiêu … cao bấy nhiêu” có ý nghĩa gì? - Học sinh : Tóm tắt truyện “Sơn tinh, Thủy Tinh”. Nêu ý nghĩa truyện. 3. Bài mới: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Lê Lợi là thủ lĩnh là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa. Nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài, hội lễ mà cả bằng những sáng tác nghệ thuật. Hoạt động của GV - HS Hoạt động I: Tìm hiểu chung GV giới thiệu về vị trí truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” trong các truyện dân gian, lịch sử?. Nội dung kiến thức I.Giới thiểu chung: - Lê Lợi là linh hồn của cuộc kháng chiến vẻ vang của nhân dân ta chống giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV. - Truyền thuyết địa danh : loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh. - "Sự tích Hồ Gươm " là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Hoàn Kiếm và Lê Lợi.. (10) Hoạt động II: Đọc – Tìm hiểu văn bản GV đọc mẫu một đoạn  Gợi ý cách đọc  gọi HS đọc tiếp HS đọc chú thích, giải nghĩa từ khó. GV hướng dẫn HS cách kể và cần lưu ý chính. ? Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần trong hoàn cảnh nào? Buổi đầu thế lực của nghĩa quân ra sao? ? Lê Lợi nhận được thanh gươm trong hoàn cảnh nào? Lưỡi gươm? Chuôi gươm ? Lưỡi gươm và chuôi gươm xuất hiện ở hai địa điểm cách xa nhau nhưng ráp lại thì vừa in, điều này có ý nghĩa gì? Ngoài đặc điểm trên, thanh gươm còn có đặc điểm gì khác? Thanh gươm đã phát sáng ở những thời điểm nào? Việc toả sáng ở những nơi ấy có ý nghĩa gì? Từ khi có thanh gươm trong tay, nghĩa quân đã chiến đấu như thế nào? Khi để sạch bóng quân thù, đất nước đã hoà bình, Long Quân đã làm gì với thanh gươm?  (b) Vì sao Long Quân đòi lại gươm? Vì sao địa điểm trả ở hồ Lục Thủy mà không phải ở Thanh Hoá ? Ý nghĩa của chi tiết này? Hoạt động III: Tổng kết HS khái quát nghệ thuật và ý nghĩa của truyện? HS thực hiện ghi nhớ. 4. Củng cố bài học 5 . Hướng dẫn tự học ở nhà. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Đọc- Từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản a) Long Quân cho mượn gươm * Hoàn cảnh ra đời của thanh Gươm: - Đất nước bị giặc Minh xâm lược - Thế lực quân ta non yếu - Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in  Sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân miền ngược và miền xuôi * Đặc điểm thanh Gươm: - Lưỡi gươm khắc hai chữ thuận thiên  Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là hợp ý trời - Phát sáng + Ở nhà Lê Thuận + Ở gốc cây đa  Thúc giục Lê Lợi mau lên đường đánh giặc + Lúc Trả gươm  Thắng lợi lưu truyền mãi mãi Thắng lợi của chính nghĩa, của lòng dân, ý trời hoàn hợp b) Long Quân cho đòi gươm. - Khi đất nước thanh bình - Long Quân đòi gươm ở hồ Tả Vọng - Hồ Tả Vọng đổi thành Hồ Hoàn Kiếm  Nguyện vọng của nhân dân. Yêu chuộng hoà Bình III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : - Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh giặc xâm lược. - Sử dụng một số hình ảnh chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa 2. Ý nghĩa văn bản : Truyện giải thích tên gọi hôg Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.. (11) - Chuẩn bị : Chủ đề và dàn bài văn tự sự RÚT KINH NGHIỆM. (12)