Chị trong phim kiếm hiệp gọi là gì năm 2024

Show

Bài này sẽ đề cập đến một số thuật ngữ khi ta xem các thể loại truyện võ hiệp không riêng gì Long Hổ Môn thường nhắc tới. Đây là những thuật ngữ, định nghĩa, thành ngữ nên thường không dịch mà để nguyên văn. Sau đây là liệt kê những thuật ngữ đó.

  • Nội Công: là phương thức luyện tập để điều khiển các loại sức mạnh bên trong con người. Sử dụng sức mạnh nội sinh làm chủ yếu. Ít có thể điều hòa hơi thở, khỏe khoắn con người, phòng ngừa bệnh tật. Nhiều có thể bộc phát tăng cường uy lực, đả thương đối thủ.
  • Ngoại Công: là phương pháp điều khiển sức mạnh bên ngoài như sức mạnh cơ bắp, kỹ thuật chiến đấu. Vẫn có những trường hợp dùng sức mạnh từ bên trong bộc phá ra bên ngoài nhưng mục đích vẫn là tạo ra sát thương vật lý bên ngoài.
  • Ngạnh Công: là những loại võ công cương cứng, làm cơ thể rắn chắc, bảo vệ cơ thể.
  • Huyền Công: là những loại võ huyền bí, thường không dùng nhiều sức lực, chỉ dùng những động tác uyển chuyển nhưng lại mang lại hiệu quả.
  • Độc Công: là kỹ thuật dùng độc trong chiến đấu. Loại này thường bị chê bai vì dùng ngoại vật hỗ trợ và độc có hại khôn lường.
  • Khinh Công: là kỹ thuật nhảy xa, nhảy cao. Kỹ thuật này giúp di chuyển nhanh hơn. Cao cấp sẽ nhìn như bay.
  • Tà Công: ám chỉ những loại võ công có cách luyện không tốt, có thể gây hại cho cả người luyện hoặc kết quả loại võ công đó mang lại quá tàn ác.
  • Khí Công: là phương pháp điều khiển khí. Khí có rất nhiều loại, điều khiển được loại nào là tùy phương pháp tập.
  • Chân Khí: là năng lượng để duy trì sự sống và mọi sinh hoạt của con người. Người có đầy đủ chân khí sẽ khỏe khoắn, có lực, ngăn ngừ được bệnh tật. Ngược lại, chân khí bị hao tổn mà không được bổ sung sẽ suy kiệt, nếu cạn sẽ chết.
  • Nguyên Khí: Sinh thể được sinh ra tự đã có năng lượng của chính nó. Thứ năng lượng đó gọi là nguyên khí.
  • Kiếm Pháp, Đao Pháp,..: là phương pháp sử dụng binh khí khi chiến đấu. Có phương pháp sẽ giúp người dùng dễ dàng tấn công, thay đổi, tạo sát thương hiệu quả hơn việc chỉ quơ tứ tung.
  • Thiên Cân Trụy: là phương pháp làm nặng cơ thể. Thường dùng để đứng vững hay muốn cố định một thứ gì đó.
  • Quyền: các đòn đánh bằng nắm đấm.
  • Cước/Thối: các đòn đánh bằng chân.
  • Trảo: các đòn đánh dùng tay cào.
  • Chỉ: các đòn đánh dùng ngón tay chọc.
  • Thủ: các đòn đánh dùng tay nhưng không nêu rõ hình thái.
  • Chưởng: các đòn đánh dùng bàn tay đánh. Có nội công sẽ chưởng ra khí.
  • Nhu Chưởng/ Miên Chưởng: là chưởng nhưng nhấn mạnh sự uyển chuyển.

Thành Ngữ[]

  • An Phận Thủ Thường: chấp nhận bình yên.
  • Bách Chiến Bách Thắng: đánh trăm trận thắng trăm trận, trận nào cũng thắng.
  • Bạch Nhật Phi Thăng: giữa ban ngày đã có thể bay lên trời. Tả cảnh giới của tiên nhân.
  • Bát Lượng Bát Cân: kẻ tám lượng, người nửa cân. Theo đơn vị đo cũ thì cả hai bằng nhau.
  • Bất Tri Giả Bất Tội: người không biết không có tội.
  • Bình Bộ Đăng Thiên: yên bình bước lên trời, chỉ những người thăng tiến thuận lợi.
  • Cách Không Ngự Vật: từ xa điều khiển vật.
  • Công Vô Bất Khắc, Chiến Vô Bất Thắng: không gì không công được. Đánh trận nào cũng thắng.
  • Cung Kính Bất Như Tòng Mệnh: khách sáo không bằng làm theo.
  • Cự Thế Vô Song: tựa như câu thiên hạ vô song, thế gian không ai ngang bằng.
  • Chiêu Hiền Đãi Sĩ: đối xử tốt với người tài.
  • Dĩ Độc Trị Độc: lấy độc trị độc. Phủ định của phủ định. Với võ hiệp thì điều này được xem là đúng.
  • Đăng Phong Tạo Cực: lên được tới đỉnh cao nhất.
  • Độc Bộ Thiên Hạ: độc nhất vô nhị thiên hạ.
  • Hình Thần Câu Diệt: Thân thể và tinh thần đều mất.
  • Họa Vô Đơn Chí: xui xẻo không chỉ đến một lần. Ý nói gặp nhiều xui xẻo.
  • Khôi Phi Yên Diệt: bụi bay khói mất. Thường để tả cái chết thân xác nát tan theo khói bụi.
  • Hợp Tình Hợp Lý: vấn đề đúng đắn.
  • Khẩu Xà Tâm Phật: ăn nói thô lỗ nhưng lòng tốt.
  • Kinh Thế Hãi Tục: làm người đời nghe qua phải sợ.
  • Không Tiền Tuyệt Hậu: hoặc Vô Tiền Tuyệt Hậu, trước không có sau này cũng không có.
  • Lô Hỏa Thuần Thanh: người luyện đan cần tay nghề rất cao mới có để chỉnh lửa thành màu xanh. Tả những kẻ có kỹ thuật cực kỳ điêu luyện trong một lĩnh vực nào đó.
  • Lược Hữu Tiểu Thành: tạm coi là thành công nhỏ.
  • Lưỡng Bại Câu Thương: cả hai phe đều bị thương, bị bất lợi.
  • Ngạo Thị Quần Hùng: xem thường mọi người, phải là kẻ có bản lãnh mới dám làm vậy.
  • Ngự Không Phi Hành: đạp trên không khí mà đi, không cần ngoại vật. Phải cảnh giới cao của võ thuật mới làm được.
  • Ngưu Đầu Mã Diện: tả nhân dạng kẻ ác ôn.
  • Nhập Gia Tùy Tục: tới nơi xa lạ nên thuận theo phong tục nơi đó.
  • Nhất Tiễn Song Điêu: làm một việc được hai kết quả.
  • Nhất Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô: một vị tướng đánh thành thì nhiều kẻ chết. Ý nói muốn thành việc phải có hy sinh.
  • Quân Lâm Thiên Hạ: nghĩa là vua.
  • Sất Trá Phong Vân: hét lớn mây gió nổi lên, thể hiện uy lực lớn, người oai phong.
  • Siêu Hóa Hoàn Hư: vượt qua hóa cảnh quay về hư vô. Coi qua Cảnh Giới Cường Giả để xem biểu hiện.
  • Siêu Phàm Nhập Thánh: vượt qua người phàm tiến vào cảnh giới thánh nhân. Coi qua Cảnh Giới Cường Giả để xem biểu hiện.
  • Siêu Thánh Nhập Thần: vượt qua thánh nhân tiến vào cảnh giới thần. Coi qua Cảnh Giới Cường Giả để xem biểu hiện.
  • Siêu Thần Nhập Hóa: vượt qua thần tiến vào hóa cảnh. Coi qua Cảnh Giới Cường Giả để xem biểu hiện.
  • Siêu Việt Tiền Nhân: vượt qua người thời trước.
  • Sơ Học Xạ Luyện: chỉ mới tập tành, còn rất non kém.
  • Sơ Khuy Môn Kinh: chỉ mới hiểu được một chút.
  • Sở Hướng Phi Mĩ: gió thổi cỏ rạp, tràn đến đâu thắng đến đó, không gì cản nổi.
  • Tâm Phục Khẩu Phục: thật sự khâm phục một người nào đó.
  • Thâm Bất Khả Trắc: sâu không thể dò.
  • Thâm Tàng Bất Lộ: giấu nghề, người có nghề nhưng không phô bày ra.
  • Tẩu Hỏa Nhập Ma: luyện sai phương pháp dẫn đến rối loạn.
  • Tiền Vô Cổ Nhân, Hậu Vô Lai Giả: thời trước không có ai, sau cũng không ai được như vậy.
  • Thập Tử Nhất Sinh: nguy hiểm cao. Mười phần chết, một phần sống.
  • Thần Hồ Kì Kĩ: kĩ thuật rất cao minh.
  • Thiên Hạ Vô Địch: thế gian không có địch thủ. Ý nói người đó là giỏi nhất.
  • Thiên Hạ Vô Song: thế gian không ai ngang bằng.
  • Thiên Ngoại Hữu Thiên: ngoài trời có trời. Ý nói người giởi còn có người giỏi hơn.
  • Thiên Quân Vạn Mã: mô tả sự hoành tráng của một đoàn người.
  • Vạn Cổ Lưu Danh: tên tuổi sẽ được lịch sử ghi nhớ.
  • Võ Vô Đệ Nhị: võ công thì không thể xếp thứ 2. Không ai nhận võ công mình học chỉ đứng thứ 2 cả.
  • Vô Danh Tiểu Tốt: hạng người có thân phận thấp hèn, không có danh tiếng.
  • Vô Dữ Luân Tỉ: không có gì để lấy ra so, không gì so sánh nổi.
  • Vũ Hóa Phi Thăng: thành gió mà bay lên trời. Tả cảnh thành tiên.
  • Uy Chấn Hoàn Vũ: hoặc Uy Chấn Thiên Hạ, tiếng tăm vang dội khắp nơi.

Quan Hệ[]

  • Nghĩa Phụ: người cha được nhận trên danh nghĩa, không phải cha ruột. Có thể tạm gọi là cha nuôi trong tiếng Việt nhưng từ "cha nuôi" lại không bao hàm đủ nghĩa của từ Nghĩa Phụ. (ví dụ; Vương Tiểu Hổ gọi Hoa Cửu Công là nghĩa phụ)
  • Đường Huynh: con của anh hoặc em trai bố sẽ thêm chữ đường. (ví dụ: Thiết Vạn Sơn gọi Thiết Lệnh Công là đường huynh)
  • Biểu Huynh: con của chị hoặc em gái bố hoặc bên ngoại sẽ thêm chữ biểu. (ví dụ: Đông Phương Tuyết Liên gọi Đông Phương Chân Long là biểu đệ trong cựu tác).
  • Tỉ Phu: chồng của chị. Còn chồng em gái là muội phu. (ví dụ: Kỳ Tẩu gọi Ma Tiên là tỉ phu)
  • Sư Phụ: người dạy ta một thứ gì đó. Ngày xưa vai trò này ngang cha.

Khác[]

  • Thập Túc: trạng thái tốt nhất.
  • Dị tượng: hiện tượng lạ.
  • Khung Thương: hay Hạo Thương đều có nghĩa là Ông trời xanh.
  • Thiên Khiển: ông trời trách phạt. Thường đi kèm là sét đánh.
  • Lôi Cức: hay thiên cức đều nghĩa là sấm sét.
  • Cửu Thiên: Chín tầng trời hoặc hiểu là trời cao.
  • Thống Khoái: Thích thú.
  • Đan Điền: tên của một cái huyệt nằm dưới rốn một chút. Người luyện võ nghĩ rằng nội lực sinh ra từ đây.
  • Mi Tâm: chính giữa hai lông mày.
  • Yết Hầu: vùng cổ họng. Một tử huyệt khi bị đánh trúng.
  • Bách Hội: tên của một cái huyệt nằm trên đỉnh đầu.
  • Thái Hư/Hư Vô: không gian huyền ảo trong triết lý đạo gia
  • Xá Lợi Tử: tinh thể chỉ có trong di cốt của cao tăng đắc đạo. Đạo sĩ hay những người khác lại không có.
  • Chân Nguyên/Nội Đan/Tinh Nguyên: tất cả đều là một. Tùy vào cách gọi theo triết lý của người gọi. Đều là nhắc tới một tinh thể trong cơ thể có công hiệu thần kỳ.
  • Nguyên Thần: một dạng linh hồn, tinh thần của con người.
  • Cường Giả: kẻ mạnh. Thường được hiểu thêm nghĩa rộng hơn để nâng tầm cường giả đó. Ví như cường giả không chỉ mạnh về sức mà còn cần trí tuệ cao.
  • Võ Giả: những người có võ.
  • Nhẫn Giả: ninja, một dạng sát thủ Nhật Bản.
  • Hòa Thượng: các nhà sư tu phật pháp.
  • Đạo Sĩ: những người tu tập theo một đạo giáo nào đó.
  • Lạt Ma: một dạng nhà sư tu theo trường phái Mật Tông.
  • Âm Dương Sư: một dạng pháp sư của Nhật Bản, có khả năng đoán tương lai, xem quá khứ, trừ tà, di truyền năng lực qua các kiếp.
  • Cảnh Giới: các vùng được phân chia. Nội công thường phân ra các cấp bậc, mỗi cấp bậc là một cảnh giới.
  • Chung Cực: phần cuối cùng.
  • Kình Lực: sức mạnh của một thứ gì đó. Ví dụ Hỏa Kình nghĩa là sức mạnh lửa nói chung.
  • Bát Cách Gia Lỗ: hay Mộc Lộc Dã Lang chính là phiên âm câu chửi đồ ngu của người Nhật. Trong tác phẩm Long Hổ Môn có vài nhân vật đến từ Nhật Bản thường hay nói câu này.