Chó, mèo có phải là gia súc

Có lẽ việc có được nuôi chó mèo trong chung cư hay không không còn là điều xa lạ với nhiều người dân. Vậy luật có cấm nuôi chó mèo trong chung cư không? Nuôi chó mèo trong chung cư cần đáp ứng những yêu cầu gì? CÙng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP
  • Luật Chăn nuôi 2018

Nội dung tư vấn

Tóm tắt sự việc

Mới gần đây có 1 nữ MC lên tiếng bày tỏ sự bức xúc của mình; vì ban quản lý tòa nhà nơi cô ở coi thú cưng là gia súc.

Chó, mèo có phải là gia súc

Cụ thể thời gian vừa qua, trên trang cá nhân của nữ Diễn viên, Mc này đã chia sẻ một bài viết khá dài; nội dung xoay quanh câu chuyện về ban quản lý tòa nhà mà cô đang ở tại quận 7; đã gây khó dễ cho nữ diễn viên khi nuôi thú cưng trong nhà. Cô đã bày tỏ thái độ vô cùng bực tức ngay từ đầu trạng thái: Ban quản lý tòa nhà tôi khẳng định:

Chó không phải là thú cưng mà là gia súc. Vậy chắc nhà anh ấy chăn nuôi để lấy thịt chăng?

Khi bài viết được đăng tải thì đã có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Có cấm nuôi chó mèo trong chung cư không?

Luật có cấm nuôi chó mèo trong chung cư không?

Chúng ta cũng biết rằng, việc nuôi chó, mèo trong các căn hộ chung cư hiện nay rất phổ biến; không còn lạ lẫm. Tuy nhiên, việc có được phép nuôi những vật nuôi này ở chung cư hay không? Vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong suốt thời gian vừa qua.

Xét theo luật, căn cư vào khoản 3 Điều 25, Nghị định 99/2015/NĐ-CP; một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi sống ở chung cư là chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.

Trong khi đó, Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa:

Gia súc là loại động vật có vú; có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi;

Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Tuy nhiên, trong Luật không định nghĩa thế nào là thú cưng. Nhưng từ những định nghĩa trên ta có thể suy ra thú cưng là những loài động vật được nuôi; để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người; trái ngược với động vật dùng để lao động lấy sức kéo như (trâu, bò, lừa, ngựa, chó kéo xe); trong thể thao(chó, bò, ngựa); trong phòng thí nghiệm(chuột bạch, thỏ nhà); hay những loài vật được nuôi để lấy thịt, trứng và các sản phẩm từ chúng.

Từ định nghĩa, nhận thấy rằng, chó, mèo là thú cưng, vật cưng thì cũng được coi là những loài gia súc. Do đó, việc cấm nuôi chó, mèo trong chung cư được cho là có cơ sở và căn cứ theo pháp luật.

Các chung cư có cấm nuôi chó mèo trong chung cư không?

Thực tế cho thấy, việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không; phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư; được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.

Cũng có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo; do lo ngại mất vệ sinh chung; hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư. Nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn; tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.

Do đó, những bạn trẻ nào muốn nuôi thú cưng là chó mèo trong các tòa nhà chung cư; thì cũng cần tìm hiểu rõ những quy định tại tòa nhà mình ở để tránh những mẫu thuẫn xảy ra không đáng có nha.

Những điều cần biết trước khi mở công ty dịch vụ chăm sóc thú cưng

Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ chăm sóc thú cưng dưới hình thức thành lập công ty thì bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

Kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa?

Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố  và đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Để kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa thì bạn có thể kiểm tra tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). 

Lưu ý: doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại nhà chung cư hoặc nhà tập thể.

Mô hình doanh nghiệp cần lựa chọn

Bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau phù hợp cho công ty của mình: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh sau này của doanh nghiệp của bạn. Cụ thể:

  • Công ty  TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
  • Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
  • Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân
  • Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh.

Các cá nhân, tổ chức không được thành lập công ty

Một trong yếu tố cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp là bạn cần phải xem xét mình có thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam hay không. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Có cấm nuôi chó mèo trong chung cư không?

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Có cấm nuôi chó mèo trong chung cư không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp:

Mang chó, mèo lên xe bus có bị phạt? 

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định; về vận tải đường bộ
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Có được mang chó mèo lên xe buýt không?

Khi muốn vận chuyển thú cưng bằng đường sắt cần đảm bảo không bị dịch bệnh; tiêm ngừa văcxin đầy đủ. Ngoài ra theo quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên tuyến đường sắt quốc gia; thì hành lý xách tay được mang theo là động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh); nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh