Chủ tịch thành phố đà nẵng trần văn minh năm 2024

Bị cáo Trần Văn Minh cho rằng, bị cáo Đào Tấn Bằng bị oan khi bị Tòa sơ thẩm cáo buộc tham mưu, đề xuất cho ông Minh về việc ra chủ trương bán đất cho công ty của Phan Văn Anh Vũ không qua đấu giá.

Chủ tịch thành phố đà nẵng trần văn minh năm 2024
Bị cáo Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ngày 6/5, trình bày trước Phiên xét xử phúc thẩm vụ án thâu tóm nhà đất công sản tại thành phố Đà Nẵng, bị cáo Trần Văn Minh (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng) cho rằng, bị cáo Đào Tấn Bằng (nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng) bị oan khi bị Tòa sơ thẩm cáo buộc tham mưu, đề xuất cho ông Minh về việc ra chủ trương bán đất cho công ty của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) không qua đấu giá.

Đối với Dự án khu đất 3.264 m2 tại đường Ngô Quyền (Công viên An Đồn cũ), bị cáo Minh bị cáo buộc cùng đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an phát hiện, khởi tố điều tra là hơn 150 tỷ đồng.

Cụ thể, theo bản án sơ thẩm, thực hiện chỉ đạo của bị cáo Trần Văn Minh, ngày 27/12/2010, bị cáo Đào Tấn Bằng (nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng) và bị cáo Nguyễn Viết Vĩnh (nguyên chuyên viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng), Phan Xuân Ít (thời điểm đó là Trưởng Phòng Quản lý đô thị) đã có hành vi tham mưu, ký tờ trình và soạn thảo nội dung Công văn để Trần Văn Minh ký ban hành chủ trương chuyển quyền sử dụng khu đất nêu trên cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ không qua đấu giá quyền sử dụng đất, giảm 10% tiền sử dụng đất.

Tiếp đó, ngày 10/8/2011, bị cáo Bằng tiếp tục soạn thảo Công văn để bị cáo Minh ký ban hành văn bản có nội dung cho chuyển đổi tên người nhận quyền sử dụng đất từ Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 sang cho cá nhân bị cáo Phan Văn Anh Vũ trái quy định của pháp luật.

[Hai nguyên Chủ tịch Đà Nẵng giữ nguyên kháng cáo kêu oan]

Làm rõ chi tiết bị cáo Bằng tham mưu việc chuyển nhượng Dự án trên cho Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 không qua đấu giá, bị cáo Trần Văn Minh nói rằng: "Cái này oan cho Bằng. Anh Bằng chỉ chấp hành chỉ đạo."

Tiếp tục trả lời các luật sư khác, bị cáo Trần Văn Minh khẳng định, khi ký các quyết định bán nhà, đất công sản và các dự án cho bị cáo Vũ hay công ty của Vũ, bản thân ông không có thỏa thuận, không bàn bạc, chia lợi nhuận với bị cáo này.

Về việc cho phép tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng nhà, đất được giảm hệ số sinh lợi, ông Minh cho rằng, ông căn cứ vào thực tế, căn cứ hiện trạng của tài sản được bán để quyết định hệ số sinh lợi từng tài sản.

Bị cáo Trần Văn Minh cho rằng, mình chỉ chịu trách nhiệm trong thời kỳ mình làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Bị cáo Văn Hữu Chiến khai "không có vai trò"

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khai "không có vai trò" trong chuyển nhượng đất công sản, vì thế bị kết tội là oan. Bị cáo nhiều lần khẳng định đã "ký theo chỉ đạo" với tất cả văn bản bị quy kết sai phạm liên quan bán nhà đất công sản tại vụ án này.

"Tôi không có vai trò gì, không có thực quyền, không trực tiếp nhận đơn thư gì liên quan mua nhà, đất công sản này" - bị cáo Chiến nhấn mạnh nhiều lần tại Phiên phúc thẩm.

Bị cáo Chiến trình bày nhiều nội dung, căn cứ cho rằng bản án sơ thẩm đã "nhận định không đúng." Trong đó, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng giải thích việc giảm 10% giá bán nhà, đất công sản cho Vũ "nhôm" là chủ trương chung của Đà Nẵng và đã được thường trực Thành ủy, Hội đồng Nhân dân thành phố đồng ý.

Ở thời điểm 15 năm trước, đây là chính sách công khai. Hơn nữa, bị cáo Chiến cho rằng, mình chỉ là người thi hành quyết định của Chủ tịch thành phố thời kỳ đó, theo quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Khi là Phó Chủ tịch thành phố, ông đã ký bán giảm giá với mức trên cho 19 căn lô nhà, đất công sản, song theo bị cáo, đây là "thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch, Bí thư thành phố", đúng quy định.

Việc ký thay Chủ tịch là theo quy chế hoạt động Ủy ban Nhân dân thành phố hàng năm. Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực, ngành, địa phương, thay mặt Chủ tịch giải quyết việc được phân công.

Trước đó, tại Phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo Chiến bị Tòa tuyên phạt 12 năm tù về hai tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng Trần Văn Minh tại phiên tòa phúc thẩm vụ án sai phạm nhà đất công sản, trong đề nghị, bị cáo có nêu ý kiến triệu tập ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND Đà Nẵng).

Chủ tịch thành phố đà nẵng trần văn minh năm 2024
Cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng Trần Văn Minh tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Việt Dũng.

Theo kế hoạch, trong khoảng 8 ngày từ hôm nay (4.5), tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ xem xét đơn của 2 cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và 18 bị cáo khác trong vụ án Phan Văn Anh Vũ thâu tóm loạt dự án bất động sản và nhà đất công sản.

Tại phiên toà, bị cáo Trần Văn Minh nêu ý kiến triệu tập ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND Đà Nẵng). Bị cáo muốn tòa làm rõ chứng cứ thực tế và phân định trách nhiệm quản lý nhà đất ở địa phương này.

Ngoài đề nghị trên, bị cáo Minh còn đề nghị tòa mời nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Hoàng Tuấn Anh để làm rõ thêm chứng cứ, phân định trách nhiệm quản lý nhà đất ở thành phố này trong giai đoạn ông Tuấn Anh đương chức.

Tiếp đó, bị cáo Minh mong muốn tòa phúc thẩm cho phép treo tại tòa các bản đồ vệ tinh mà ông đã chuẩn bị để làm căn cứ phục vụ mục đích kháng cáo.

Chủ tịch thành phố đà nẵng trần văn minh năm 2024
Cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng Văn Hữu Chiến tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Việt Dũng.

Tại phần thủ tục, khi chủ tọa kiểm tra nhân thân trong đó nêu Phan Văn Anh Vũ có các tên gọi khác gồm Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ, ông Vũ đã đề nghị HĐXX bỏ 2 tên này với lý do thuộc một vụ án khác.

"Hai tên gọi này không hề liên quan đến vụ án tại Đà Nẵng", Phan Văn Anh Vũ trình bày. Bị cáo cũng đề nghị chủ tọa đính chính lại nội dung bị cáo không bị bắt theo lệnh truy nã.

Về phía người bào chữa, một số luật sư đề nghị HĐXX mời Hội đồng giám định Nhà nước, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và phía Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc).

Cũng trong phần thủ tục, đại diện VKSND Cấp cao đề nghị tòa triệu tập các giám định viên của các cơ quan liên quan để làm rõ việc giám định một số nội dung trong vụ án.

Chủ tịch thành phố đà nẵng trần văn minh năm 2024
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Việt Dũng.

Chủ tọa Ngô Anh Dũng kết luận tại chỗ, trong quá trình giải quyết vụ án thấy cần thiết sẽ triệu tập. Với đề nghị treo bản đồ, tòa thấy không cần thiết vì hồ sơ đã có. Tòa, VKS, luật sư đã nghiên cứu.

"Những tài liệu đã đóng dấu mật đương nhiên là mật rồi. Ai đưa ra tài liệu nào thì phải chịu trách nhiệm", chủ tọa Ngô Anh Dũng nhắc.

Ngay sau phần thủ tục, chủ tọa tóm tắt nội dung vụ án, thể hiện, bị cáo Trần Văn Minh (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giai đoạn 2006 – 2011), Văn Hữu Chiến (Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2014) đã cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai để tạo điều kiện cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ trục lợi cá nhân trong việc mua bán, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án đất đai trên địa bàn.

Hành vi thâu tóm của bị cáo Vũ tại 4 dự án bất động sản đã gây thiệt hại hơn 18.200 tỉ đồng; tại 15 nhà công sản, gây thiệt hại hơn 1.700 tỉ đồng.

Tòa sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Minh tổng cộng 17 năm tù, bị cáo Chiến 12 năm tù, bị cáo Vũ 25 năm tù; 17 bị cáo khác bị tuyên từ 18 tháng tù đến 6 năm tù; Riêng cựu Chánh văn phòng UBND Đà Nẵng Nguyễn Văn Cán được miễn trách nhiệm hình sự.

Sau phán quyết của cấp sơ thẩm, hai cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng, Phan Văn Anh Vũ và 17 người khác kháng cáo với các nội dung kêu oan, xem xét lại tội danh, xin giảm nhẹ.