Chữa bệnh trĩ trong bao lâu

Chữa trĩ ngoại là mong muốn của tất cả người bệnh nhằm thoát khỏi những cơn đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn và nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, việc chữa trĩ cần thực hiện đúng phương pháp, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Trên cơ sở đó người bệnh mới mau khỏi và thoát trĩ thành công.

1. Chữa trĩ ngoại bao lâu thì khỏi?

Chữa trĩ là cả một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh kết hợp phương án điều trị đúng cách được bác sĩ chỉ định. Chính vì thế, với câu hỏi “bao lâu thì khỏi trĩ?” sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh tình cụ thể, loại trĩ, phương pháp điều trị áp dụng, chế độ chăm sóc người bệnh trĩ,…

Đánh giá thời gian điều trị trong một số trường hợp bệnh cụ thể:

– Với người bệnh lần đầu bị trĩ, phát hiện sớm bệnh khi búi trĩ mới hình thành và kịp thời lên phương án điều trị đúng cách thì có thể được chữa khỏi nhanh chóng, thường chỉ khoảng 1-2 tuần.

– Đối với trĩ ngoại nhẹ ở giai đoạn 1 hoặc 2: Có thể được hết trĩ trong khoảng 1 tháng hoặc 1 vài tuần nếu người bệnh đảm bảo tuân thủ đúng các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Trường hợp búi trĩ có kèm theo các khối huyết thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể là vài tháng để cải thiện.

– Đối với trĩ ngoại nặng ở giai đoạn 3 hoặc 4: Người bệnh cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Thời gian khỏi bệnh sẽ cần phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật áp dụng và chế độ chăm sóc hậu phẫu.

– Trường hợp trĩ tái phát nhiều lần thì thời gian điều trị sẽ kéo dài và lâu hơn.

– Trường hợp đặc biệt, bệnh trĩ do thai kỳ: Trường hợp này có thể khó chữa dứt điểm và thường được điều trị bảo tồn chờ đến khi sinh xong mới có thể tiến hành chữa bệnh.

Thời gian điều trị trĩ ngoại ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể.

2. Những lưu ý trong chữa trĩ ngoại

Đầu tiên, bệnh trĩ không thể tự khỏi, búi trĩ ngoại không tự triệt tiêu dưới mọi hình thức. Chỉ có điều trị đúng cách mới có thể loại bỏ búi trĩ và dứt điểm bệnh. Không chỉ vậy, việc điều trị sai cách còn làm tăng nguy cơ biến chứng, trĩ tái đi tái lại, bệnh tình ngày một trở nên nghiêm trọng. Vậy nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây để chữa trĩ đúng cách và hiệu quả.

– Chữa trĩ nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ đơn giản hơn, mang đến hiệu quả cao, giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

– Chữa trĩ cần phải chữa đúng cách, trúng đích ngay từ đầu để bệnh không trở nặng thêm.

– Không tự ý chữa trĩ tại nhà. Trong trường hợp nghi ngờ dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cần tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, tìm ra căn nguyên của bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách.

– Mổ trĩ, cắt bỏ búi trĩ xong vẫn chưa phải thoát trĩ hoàn toàn vì còn phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc hậu phẫu. Chăm sóc đúng cách sẽ quyết định khả năng hồi phục và giảm thiểu nguy cơ tái trĩ.

– Chữa trĩ đòi hỏi tính kiên nhẫn, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bệnh trĩ ngoại chỉ được chữa khỏi khi điều trị đúng cách và tuân thủ nghiêm các chỉ định từ bác sĩ.

3. Chữa trĩ ngoại như thế nào để mau khỏi?

Chữa bệnh trĩ ngoại muốn mau khỏi cần được tiến hành dựa theo 4 giai đoạn diễn biến của búi trĩ:

– Giai đoạn 1: Búi trĩ mới được hình thành bên ngoài hậu môn

– Giai đoạn 2: Búi trĩ to dần và lòi ra ngoài

– Giai đoạn 3: Trĩ trở nặng, búi trĩ bị tắc gây đau đớn và xuất huyết nhiều hơn

– Giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm sưng đau ngày một nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao thường là nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử búi trĩ.

Khi đó, phương án điều trị tương ứng như sau:

– Giai đoạn đầu [Giai đoạn 1 và 2]: Ưu tiên việc điều trị nội khoa kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt.

– Giai đoạn cuối [Giai đoạn 3 và 4]: Thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Dựa theo giai đoạn tiến triển của búi trĩ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Chữa trĩ ngoại giai đoạn đầu [1 và 2]

Ở giai đoạn này, búi trĩ mới hình thành nên hầu như không gây ra các triệu chứng hay khó khăn gì cho người bệnh. Việc điều trị bằng thuốc sẽ cho kết quả tốt trong việc giải quyết các triệu chứng và kiểm soát khả năng trở nặng của bệnh.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc uống giúp giảm đau, chống viêm, tăng cường thành mạch,.. kết hợp với các loại thuốc bôi ngoài da cho hiệu quả tại chỗ như giảm ngứa, giảm sưng. Lưu ý rằng, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám bệnh.

Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động điều độ và hình thành những thói quen sinh hoạt đúng cách như:

– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp ích cho tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

– Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và thức uống có chứa chất kích thích.

– Uống đủ nước mỗi ngày [từ 2 lít nước], với bà bầu cần uống nhiều hơn. Nước giúp tiêu hóa tốt, mềm phân, nhờ đó việc đi ngoài cũng dễ dàng hơn.

– Các thói quen tốt cho người bệnh trĩ ngoại như: Ngồi xổm khi đi đại tiện, không ngồi cầu tiêu quá lâu, không cố rặn mạnh liên tục, vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn nhất là sau mỗi lần đại tiện,…

– Vận động điều độ, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu nguyên một chỗ. Gợi ý tốt nhất là nên đi bộ.

– Chủ động tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

3.2. Chữa trĩ ngoại giai đoạn cuối [3 và 4]

Lúc này, búi trĩ đã sưng to và các triệu chứng ngày một nghiêm trọng nên phương án điều trị tối ưu nhất được chỉ định là cắt bỏ búi trĩ.

Hiện nay, nhiều phương pháp phẫu thuật với ưu thế xâm lấn tối thiểu, giảm đau đớn đã và đang được áp dụng rộng rãi và được nhiều người bệnh đón nhận, tiêu biểu có thể kể đến là phương pháp cắt trĩ Longo.

Cắt trĩ Longo được thực hiện như thế nào?

Cắt trĩ Longo được thực hiện trên đường lược – nơi có rất ít cơ quan thụ cảm để giảm thiểu đau đớn cho người bệnh. Không chỉ vậy, phương pháp này sử dụng súng khâu cắt tự động hiện đại bậc nhất mang lại độ chính xác cao giúp kéo búi trĩ trở lại đúng vị trí, tiến hành cắt và khâu phần mạch máu tới búi trĩ làm búi trĩ mất máu và dần bị hoại từ. Thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 30 phút, tỷ lệ thành công cao, hạn chế các biến chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái trĩ.

Sau khi cắt trĩ thành công bằng phương pháp Longo, người bệnh sẽ được tiếp tục chăm sóc giai đoạn hậu phẫu để đảm bảo mục tiêu thoát trĩ toàn diện, bệnh không tái phát. Thông thường, người bệnh có thể xuất viện sau 48 giờ và hồi phục hoàn toàn sau 7-10 ngày nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn từ bác sĩ.

4. Kết luận

Chữa trĩ ngoại là một quá trình từ việc tìm đúng căn nguyên bệnh, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đến tuân thủ các chế độ chăm sóc giúp người bệnh từng bước thoát trĩ hiệu quả. Trên hết, người bệnh cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, tiếp nhận thăm khám sớm và điều trị ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của trĩ ngoại.

Cắt trĩ bao lâu thì lành luôn là vấn đề hàng đầu được người bệnh quan tâm. Bởi tâm lý chung của người bệnh là không dám đi cắt trĩ do sợ đau, sợ nhiễm trùng, sợ phải nằm viện dài ngày… Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà không điều trị hoặc tự ý điều trị bởi điều này có thể dẫn tới những nguy hiểm khôn lường.

1. Bệnh trĩ và phương pháp cắt trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị phình, giãn gây ứ đọng máu tạo nên các búi trĩ. Nguyên nhân của bệnh trĩ xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu do hậu môn phải chịu sức ép trong thời gian dài. Đây là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt  ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, dân công sở phải thường xuyên ngồi lâu…Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ được căn cứ vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh:

Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2, tức là khi búi trĩ vẫn còn nằm nguyên bên trong ống hậu môn hoặc có thể tự co vào được người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi, đồng thời chú ý tới lối sống sinh hoạt.

Nếu đến giai đoạn 3 và 4, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Lúc này, các búi trĩ bị sa ra ngoài và mất đi cơ chế tự co vào bên trong ống hậu môn nên việc điều trị bằng những phương pháp nội khoa không đem lại được hiệu quả. Đây cũng là thời điểm bệnh trở nên trầm trọng và có thể xảy ra biến chứng bất kỳ lúc nào. Khi này, phẫu thuật cắt trĩ là cách tối ưu nhất giúp loại trừ bệnh nhanh và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Phẫu thuật cắt trĩ được chỉ định khi người bệnh trĩ nội độ 3 trở lên.

2. Các yếu tố quyết định việc cắt trĩ bao lâu thì lành?

Không có mức thời gian cụ thể cho việc cắt trĩ bao lâu thì lành. Thông thường, thời gian để người bệnh hồi phục sẽ mất khoảng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp thời gian hồi phục sẽ kéo dài lâu hơn từ 4-5 tuần. Bởi thời gian hết dịch và lành lại sau khi cắt trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:

2.1. Cắt trĩ bao lâu thì lành phụ thuộc vào phương pháp điều trị

Mỗi phương pháp mổ trĩ có quy trình và kỹ thuật khác nhau nên mức độ xâm lấn, kích thước vết mổ và thời gian phục hồi cũng khác nhau. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại đã ra đời, nổi bật trong đó có phương pháp Longo ít xâm lấn…giúp hạn chế và khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp truyền thống như: giúp cắt tận gốc các búi trĩ, người bệnh ít đau, ít khó chịu; hạn chế tình trạng chảy máu hậu môn, giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng và tái phát sau phẫu thuật.

2.2. Tình trạng nghiêm trọng của búi trĩ và sức khỏe người bệnh

Tình trạng sức khỏe của người bệnh là yếu tố quyết định rất nhiều đến thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Nếu người bệnh có hệ miễn dịch tốt, không mắc cùng lúc các bệnh lý khác thì vết mổ sẽ nhanh lành hơn các trường hợp người bệnh có sức đề kháng kèm.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ có nhiều cấp độ khác nhau. Tương ứng với mỗi cấp độ là mức tổn thương nặng – nhẹ cũng khác nhau. Các trường hợp cắt trĩ nhẹ độ 2 trở xuống sẽ nhanh lành hơn cắt trĩ độ 3,4. Việc cắt một búi trĩ cũng sẽ nhanh hồi phục hơn cắt từ hai búi trĩ.

Do đó, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên đi cắt trĩ sớm khi đã có chỉ định. Bởi để càng lâu, người bệnh càng đau đớn và việc điều trị cũng phức tạp và tốn kém hơn.

2.3. Chăm sóc hậu phẫu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh hậu môn đúng cách cũng hỗ trợ vết thương nhanh phục.

2.4.Cắt trĩ bao lâu thì lành phụ thuộc vào kinh nghiệm bác sĩ thực hiện

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện đóng vai trò quan trọng trong quá trình phẫu thuật cắt trĩ như: sử dụng thành thạo các thiết bị phẫu thuật, quy trình dứt khoát, chính xác. Nếu bác sĩ giỏi có chuyên môn cao, việc phẫu thuật cắt trĩ diễn ra thuận lợi, hạn chế biến chứng. Thời gian lành bệnh và hết dịch cũng được rút ngắn.

Cắt trĩ bao lâu thì lành phụ thuộc rất lớn vào phương pháp thực hiện và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ.

3. Gợi ý phương pháp phẫu thuật cắt trĩ giúp mau hết dịch

Như đã phân tích ở trên, cắt trĩ bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó phương pháp điều trị là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật hiện đại sẽ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống như: ít xâm lấn, ít chảy máu  rút ngắn thời gian điều trị và nhanh làm lành vết thương.

Cắt trĩ bằng phương pháp Longo hiện đang là phương pháp phẫu thuật hiện đại và được đánh giá cao. Đây là phương pháp dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược kích thước khoảng từ 3-4 cm để làm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch và khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa để tạo hình lại tấm đệm hậu môn. Theo đó, các búi trĩ sẽ co nhỏ lại và teo dần.

Thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn, trung bình khoảng từ 20-30 phút. Do vùng thao tác phẫu thuật nằm trên đường lược, nơi có rất ít thần kinh cảm giác nên người bệnh ít đau và hạn chế chảy máu hậu môn. Thời gian nằm viện ngắn, trung bình từ 1-4 ngày sau mổ. Tỉ lệ tái phát sau mổ rất hiếm gặp do đã cắt nguồn cung cấp máu đến các búi trĩ đồng thời tạo hình lại cấu trúc ống hậu môn. Thông thường, một người bệnh cắt trĩ có sức khỏe tốt sẽ phục hồi tổn thương và sinh hoạt bình thường từ 15-25 ngày.

4. Sau phẫu thuật cắt trĩ nên làm gì để nhanh lành?

Việc chăm sóc hậu phẫu thuật cắt trĩ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe. Do đó người bệnh cần:

4.1. Chăm sóc vết mổ

– Luôn giữ vết mổ trĩ sạch sẽ và khô thoáng, tránh tình trạng ẩm ướt. Trong trường hợp vết thương bị dính nước, người bệnh cần lau khô và thay băng gạc khác.

– Rửa hậu môn bằng nước muối ấm và lau khô bằng khăn sạch theo đúng hướng dẫn. Trong quá trình vệ sinh vết thương, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sát trùng như Betadine 10%, xanh methylen…

– Sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh được kê đơn để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

– Tuân thủ theo phác đồ điều trị nội khoa của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng.

– Cần tái khám đúng hẹn hoặc khi có triệu chứng bất thường như đau kéo dài, chảy máu, ra máu cục, đại tiện nhiều lần và không tự chủ,…

4.2. Chế độ ăn uống

– Sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng, mềm trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Từ 1-2 ngày sau đó, người bệnh  có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, các loại củ, ngũ cốc và rau xanh để điều hòa nhu động ruột, tránh táo bón, giảm áp lực cho hậu môn.

– Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp làm mềm phân.

– Không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong thời gian chăm sóc vết mổ. Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ…

Chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.

4.3. Chế độ sinh hoạt và lối sống

– Vận động, đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật từ 3-4 để tăng máu lưu thông máu, giảm đau nhức ở vết mổ, thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương. Tránh tuyệt đối các môn thể thao có cường độ mạnh như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nâng tạ…

– Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục sau mổ trĩ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bởi quan hệ tình dục làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn gây đau, chảy máu, tái phát bệnh trĩ…

– Hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên búi trĩ như rặn khi đi tiêu, nhịn đại tiện, ngồi xổm, mang vác vật nặng,…

Hy vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích xoay xung quanh vấn đề cắt trĩ bao lâu thì lành cũng như hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách sau mổ trĩ. Bệnh trĩ không hề nguy hiểm nếu như được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và lưu ý chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật để bệnh được nhanh phục hồi, sớm ra viện. Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, bệnh nhân cắt trĩ sẽ được xử lý búi trĩ hiệu quả, nhanh chóng với đội ngũ bác sĩ giỏi và đặt biệt là tận hưởng chế độ chăm sóc hậu phẫu chu đáo như người nhà, điều dưỡng trực tiếp vệ sinh vết mổ, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để mau lại sức, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề