Chuẩn đầu ra tiếng Anh Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Đầu vào dưới chuẩn

Ngay sau khi nhập học, các trường ĐH tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào để xếp các lớp phù hợp với trình độ sinh viên [SV]. Nhiều SV không đủ điểm để theo học ngay cả lớp thấp nhất, trình độ sơ cấp A2.1 [khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho VN].

Kết quả khảo sát vừa thực hiện của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có tới trên 2.200 SV [chiếm 48% tổng số SV] có mức điểm thi dưới 300 TOEIC [khoảng trình độ A1 trong khung tham chiếu châu Âu]. Các SV này không đủ điểm học lớp tiếng Anh đầu tiên trong chương trình chính khóa theo quy định nhà trường. Có gần 80% SV của trường ở khoảng điểm từ 260 - 360.

Kết quả đợt kiểm tra tiếng Anh đầu vào SV khóa mới Trường ĐH Sư phạm [ĐH Đà Nẵng] công bố tháng 9 vừa qua cho thấy có 60% số SV đủ điểm đăng ký xếp lớp trình độ thấp nhất. Tương tự, trong số hơn 2.700 SV khóa mới Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, có 861 SV từ 70 - 245 điểm TOEIC. Theo quy định của trường này, SV có tổng điểm kiểm tra TOEIC dưới 250 không được xếp lớp học tiếng Anh chính khóa [có tính điểm]. Như vậy SV phải tự học thêm để đủ trình độ theo quy định mới được bắt đầu học tiếng Anh chính khóa ở trường.

Nên coi ngoại ngữ là môn điều kiện vào đại học

Cần tạo động lực cho người học và xây dựng chính sách rõ ràng cho người dạy, là những vấn đề được quan tâm thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020.

Nâng số tín chỉ, mở lớp miễn phí…

Bộ GD-ĐT không quy định chặt chẽ số tín chỉ tiếng Anh trong chương trình đào tạo chính khóa. Các trường sẽ tùy theo chuẩn đầu vào và đầu ra tiếng Anh của SV để bố trí số lượng tín chỉ phù hợp, thông thường sẽ dao động ở mức trên dưới 10 tín chỉ.

Chính vì thế các trường ĐH áp dụng nhiều cách làm khác nhau để khắc phục tình trạng đầu vào tiếng Anh thấp của SV. Tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường tương đương trình độ B1. “Trường chỉ có 10 tín chỉ dành cho môn học này, nếu đào tạo từ đầu sẽ không kịp chương trình nên bắt buộc trường phải xếp lớp thấp nhất tương đương bậc 2. Những SV chưa đủ trình độ này có 2 lựa chọn: học bên ngoài hoặc tại trường học phần này chỉ đủ trình độ cho đến khi đủ điểm xếp lớp”.

Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chuẩn này đặt ra theo trình độ của số đông SV đạt được và phù hợp để SV tích lũy đủ B1 khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của SV có nhiều khác biệt nên nếu bắt buộc tất cả cùng học từ lớp này có thể dẫn đến quá tải và bỏ học, vì vậy trường bắt buộc phải mở lớp ở trình độ thấp hơn.

SV Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM chưa đủ điểm vào học lớp AV1 trong chương trình chuẩn thì phải tham gia lớp tiếng Anh bổ túc do trường thực hiện. Sau khóa đầu tiên, nếu chưa đủ điểm SV phải đăng ký tiếp khóa thứ 2. Nếu sau 2 khóa bổ túc đóng tiền, SV vẫn không thi đỗ xếp lớp, trường sẽ dạy lại miễn phí đến khi SV đủ điểm xếp lớp.

Nâng cao trình độ tiếng Anh: Cần theo hướng thực tế

Theo giới chuyên môn, thay vì đặt những mục tiêu quá cao, Bộ GD-ĐT nên hướng đến việc nâng cao trình độ tiếng Anh theo hướng thực tế hơn.

Ông Đào Đức Tuyên, Giám đốc Trung tâm ngoại ngữ Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cũng cho hay đa số SV chỉ mới đạt trình độ A1 ở thời điểm nhập học. Từ năm học này, trường bắt đầu nâng tổng số tín chỉ môn tiếng Anh lên gấp đôi [từ 7 lên 14 tín chỉ]. Một trường CĐ tại TP.HCM cũng phải tăng từ 12 lên 16 tín chỉ trong toàn bộ chương trình học cho môn tiếng Anh.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết SV không đạt chuẩn sẽ không cho đăng ký nhiều môn để tập trung học kỳ đầu cho việc học tiếng Anh. SV dưới 300 điểm TOEIC phải tự ôn tập hoặc học thêm các lớp tiếng Anh tăng cường để phân loại tiếng Anh đầu vào ở đợt tiếp theo. Cũng theo ông Dũng, trong năm học này trường dự kiến sẽ mở những lớp học bổ túc tiếng Anh vào buổi tối. Trường còn đầu tư kinh phí mua tài khoản học tiếng Anh trên mạng để cấp miễn phí cho SV.

Tin liên quan

Nhiều trường đại học tại TP.HCM áp dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ mới nhằm nâng cao chất lượng sinh viên. Thực tế, không ít sinh viên rất chật vật để đáp ứng được chuẩn này.

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trước năm 2015, áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh TOEIC 450. Theo nhà trường, chuẩn này thường không được các doanh nghiệp chấp nhận. Vì vậy, năm 2016, trường áp dụng chuẩn TOEIC 500 và đến 2017 nâng lên TOEIC 550.

ĐH Luật TP.HCM đang áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên là TOEIC 450-600. ĐH Nông lâm TP.HCM áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD&ĐT, tương đương cấp độ B1 và đạt các chứng chỉ như TOEFL 450, TOEFL iBT 57, IELTS 4.5, PET 70, BULATS 40 do Trung tâm Ngoại ngữ của trường xác nhận.

Nhiều trường đại học bắt đầu nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra. Ảnh minh họa.

ĐH Quốc gia TP.HCM vừa quyết định mức chuẩn mới dành cho sinh viên từ khóa tuyển sinh 2018. Cụ thể, chuẩn đầu ra tiếng Anh cần đảm bảo 4 kỹ năng theo chứng chỉ TOEIC. Trong đó, sinh viên tốt nghiệp ĐH cần đạt tối thiểu 450 điểm TOEIC, riêng mức điểm cho phần nói - viết phải đạt 181 điểm.

Chuẩn tiếng Anh này áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam tương đương bậc 3, còn theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu tương đương B1.

Ngoài tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italy cũng được dùng làm chuẩn đầu ra. Cụ thể, chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Hàn phải đạt tối thiểu TOPIK 3. Chứng chỉ tiếng Tây Ban Nha cần đạt tối thiểu DELE B1 và tiếng Italy là PLIDA B1.

Trước đó, ĐH Quốc gia TP.HCM quy định ở trình độ ĐH, từ khóa tuyển sinh 2013-2017, người đạt chứng chỉ ngoại ngữ 2 kỹ năng [nghe, đọc] phải bổ sung chứng chỉ 2 kỹ năng còn lại [viết, nói] hoặc kiểm tra 2 kỹ năng này tại cơ sở được ĐH cho phép.

Tuy nhiên, từ năm 2018, các chứng chỉ phải đủ 4 kỹ năng [nghe, nói, đọc, viết]. Ở trình độ thạc sĩ, từ khóa tuyển sinh 2022 trở đi, các chứng chỉ ngoại ngữ phải đạt đủ 4 kỹ năng trên.

Mặc dù lãnh đạo các nhà trường đánh giá, việc nâng chuẩn đầu ra tiếng Anh có tác dụng tốt cho sinh viên khi xin việc làm nhưng họ cũng thừa nhận một số lượng không nhỏ sinh viên phải chật vật đối phó với mức chuẩn này.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, hiện nay, 10% sinh viên vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường. Năm 2017, trường có 41 sinh viên bị buộc thôi học vì nợ chuẩn tiếng Anh quá thời hạn quy định. Năm 2018, 392 sinh viên đang trả nợ môn tiếng Anh, dự kiến 182 sinh viên có thể bị buộc thôi học.

Bên cạnh việc nợ chuẩn, sinh viên nhiều trường đã đối phó bằng cách nộp chứng chỉ ngoại ngữ giả. Mới đây, ĐH Quốc gia TP.HCM phát hiện một sinh viên thuộc khoa Hệ thống Thông tin sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC 450 điểm giả để nộp xét tốt nghiệp.

Sinh viên này đang học năm cuối và chuẩn bị hết hạn tham gia học tập tại trường [năm thứ 9]. Đây là một trong số 10 sinh viên đã học hết 8 năm nhưng không nộp chứng chỉ ngoại ngữ nên chưa đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Theo quy định của trường, với hành vi này, sinh viên bị buộc thôi học và không được dự thi vào trường từ 3-5 năm ở bất kỳ hệ đào tạo nào.

Theo đại diện nhà trường, đây không phải trường hợp đầu tiên. Năm 2016, trường cũng kỷ luật một sinh viên khoa Hệ thống Thông tin với hình thức buộc thôi học và không được tham dự tuyển sinh vào bất cứ hệ đào tạo nào của trường trong 5 năm.

Năm 2015, 3 học viên cao học khác cũng bị trường kỷ luật buộc thôi học và không được tham dự tuyển sinh vào trường trong 3 năm vì có hành vi gian lận, giả mạo chứng chỉ ngoại ngữ.

Năm 2015, ĐH Văn hóa TP.HCM đã hủy quyết định công nhận tốt nghiệp đối với 45 sinh viên vì mua chứng chỉ TOEIC giả.

Theo Công ty cổ phần IIG Việt Nam [đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ - ETS tại TPHCM], trong quá trình xác minh chứng chỉ TOEIC của các trường, IIG Việt Nam liên tục phát hiện nhiều trường hợp gian lận và làm giả mạo kết quả TOEIC. Những trường hợp sử dụng chứng chỉ TOEIC giả, IIG Việt Nam sẽ đưa ra hình phạt là cấm thi TOEIC trong thời gian 3 năm.

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Việt được quy định dựa vào tiếng Anh hoặc tiếng Nhật; Chuẩn đầu ra ngoại ngữ các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh được quy định dựa vào tiếng Anh; Chuẩn đầu ra ngoại ngữ đối với chương trình đào tạo chính quy chất lượng cao tiếng Nhật được quy định dựa vào tiếng Nhật.

Sinh viên phải có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [TOEIC, IELTS], tiếng Nhật [JLPT, NATTEST, JLAN] để được xét tốt nghiệp.

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ các hệ đào tạo giảng dạy bằng tiếng Việt:

Hệ đào tạoTiếng Anh
[TOEIC]
Tiếng Nhật
[JLPT, NATTEST, JLAN]
Đại học chính quy đại trà550hoặc N4, J4
Đại học chính quy chất lượng cao tiếng Việt600hoặc N4, J4
Đại học chính quy chất lượng cao tiếng Nhậthoặc N3, J3
Đại học vừa làm vừa học500 hoặc N4, J4

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ các hệ đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh:

Hệ đào tạoTiếng Anh
Đại học chính quy chất lượng cao tiếng AnhIELTS 6.0
Đại học chính quy dạy hoàn toàn bằng tiếng AnhIELTS 6.0
Đại học chính quy chuyên ngữ tiếng AnhC1

Các mức điểm trong các Bảng trên là điểm tối thiểu sinh viên cần đạt từ chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [TOEIC, IELTS], tiếng Nhật [JLPT, NATTEST, JLAN] đối với chương trình chính quy chất lượng cao tiếng Nhật. Sinh viên cũng có thể sử dụng tiếng Nhật để thay thế cho chuẩn đầu ra tiếng Anh đối với các chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Việt.

Sinh viên cũng có thể sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ khác để quy đổi tương đương chuẩn đầu ra tiếng Anh và tiếng Nhật, được quy định theo Quy định chuyển đổi điểm các học phần ngoại ngữ dành cho các chương trình đào tạo đại học không chuyên ngữ hiện hành.

Xem thêm các thông tin mới:

Học phí Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM mới nhất

Quy định chuyển đổi điểm các học phần ngoại ngữ của Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Thông tin tuyển sinh Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM mới nhất

Ký túc xá Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề