Chức năng văn học là gì

Khi nói về ý nghĩa của văn học, người ta nhắc nhở tới ba chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ. Anh [chị] hiểu gì về ba chức năng đó? Thử phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 để làm sáng tỏ những kiến giải đó.

BÀI LÀM

1.Nhập đề: Văn học là một sáng tạo của con người trong cuộc sống. Tác phẩm văn học từ xưa nay luôn luôn thể hiện và đánh dấu nền văn học của nhân loại. Thế nhưng, nhiều nhà văn, đứng trước những hoàn cảnh nghiệt ngã, lại băn khoăn tự hỏi liệu một tác phẩm văn chương có ích lợi gì khi người ta chết đói? Nói như vậy là một cách đặt lại vấn đề chức năng của văn học. Cho nên, những nhà lý luận văn học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vai trò và tác dụng của văn chương. Dù công cuộc nghiên cứu ấy chưa dừng lại, nhưng ít nhất, người ta cũng thừa nhận rằng văn học có nhiều chức năng, trong đó cơ bản là: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ. Xác định được ý nghĩa của những khái niệm đó và phân tích một tác phẩm cụ thể để minh họa, thiết tưởng đó cũng là một cách thiết thức để tìm hiểu vai trò của văn học.

2. Giải quyết vấn đề: Chức năng nhận thức:

a] Thế nào là chức năng nhận thức?

Đi từ chức năng cung cấp kiến thức: con người, trong quá trình phát triển, cần rất nhiều kiến thức: về địa lí, về lịch sử, về toán học, về vật lý, về sinh học, về xã hội, về cuộc sông, về con người. Nhìn chung, có hai loại kiến thức: kiến thức về khoa học tự nhiên và kiến thức về khoa học xã hội. Văn học cung cấp cho ta những kiến thức thuộc loại thứ hai.

Đến chức năng nhận thức: kiến thức là cái gì còn nằm ở dạng khách quan, còn nhận thức là có tác động chủ quan. Khi vẽ nên bức tranh hai người đánh lộn, đó là thể hiện khách quan, nhưng khi vẽ nên cảnh đó để trẻ em thấy đánh lộn là xấu, không nên thì đó là tác động chủ quan. Từ đó có thể thấy chức năng nhận thức tức là chức năng giúp người ta phân biệt cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu. Như thế, rõ ràng là văn học không phải chỉ cung cấp cho ta những kiến thức mà qua những kiến thức tác phẩm còn hướng người đọc tới nhận thức nhất định.

Tác phẩm văn học đem tới cho người đọc những kiến thức nhất định. Nhưng đấy không phải là mục đích cuối cùng của nhà văn. Qua một tiểu thuyết, ta có thể biết được vào thời kỳ nào đó, người ta trồng trọt như thế, kiến thức ra sao, cưới hỏi có giống hiện nay hay không. Nhưng nhà văn không ngừng lại ở đó, nhà văn muốn qua những kiến thức đó, hướng người đọc tới những nhận thức về con người, về cuộc sống.

b] Phân tích: Lấy một bài thơ quen thuộc – bài Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ điều đó. Lịch sử có thể miêu tả những trận đánh, nêu lên những đặc điểm của quân đội ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp, về ưu điểm cũng như về khuyết điểm.

Sử học có thể mô tả con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến qua những địa danh cụ thể xác thực. Nhưng tuyệt nhiên, sử học không bao giờ ghi lại một cách sinh động, chân thực và hình tượng cảnh đoàn quân như thế này:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Nhà thơ, qua những hình ảnh sống động ấy, giúp cho ta nhận thức được con người hành quân hết sức gian nan, và cao hơn nữa, giúp ta nhận thức rằng những người chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến là những thanh niên giàu lòng hy sinh và có tinh thần chịu đựng gian khổ một cách đáng khâm phục:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Những cái gì cho họ có khả năng chịu đựng như vậy? Bài thơ tiếp tục đẩy người đọc đi tới một hướng nhận định mới: chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến là những con người tiêu biểu của một thế hệ thanh niên Việt Nam có lòng yêu nước sâu sắc:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chính vì nhận thức được như vậy nên có người đã nhìn thấy “bức chân dung tiêu biểu rất oai hùng của những chiến sĩ vô danh dám xả thân vì nghĩa lớn”.

3. Chức năng thẩm mỹ:

a] Thế nào là chức năng thẩm mỹ?

Chức năng thẩm mỹ tức là chức năng về cái đẹp. Bản chất của con người là yêu cái đẹp, thích mình đẹp và hướng về cái đẹp. Văn học cũng như những ngành nghệ thuật khác, là một trong nhiều phương tiện hướng con người tới cái đẹp. Cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu trái tim, nhu cầu tâm hồn của con người. Bản chất của văn học là cái đẹp – cái đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng, của hành động – cho nên văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. “Tác phẩm văn học chân chính giúp cho con người phát triển những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, nâng cao năng lực cảm nhận cái đẹp, nâng cao thị hiếu và lý tưởng thẩm mĩ, hiệu chỉnh những sai lầm, uốn nắn những sự không lành mạnh hay thấp kém trong quá trình cảm thụ cái đẹp. Văn học thực hiện chức năng này một cách vô tư, không áp đặt với người đọc”.

b] Phân tích: vậy thì, trong tác phẩm mà chúng ta thí dụ, chức năng về cái đẹp đã thể hiện như thế nào?

Ở trong hình ảnh:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Ta cảm nhận được cái đẹp không? Xin hãy nghe một đoạn bình giảng về thơ: Trong Tây Tiến hiện lên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ với đủ cả núi cao, vực thẳm, dốc đứng. Trên cái nền thiên nhiên kỳ vĩ, dữ dội đó nổi bật lên hình ảnh đoàn quân Tây Tiến thật bé nhỏ, nghèo nàn như bị nuốt chửng đi; nhưng chính sự đối chọi tương phản đó càng tăng khí phách anh hùng của đoàn quân Cách mạng… Đoạn trích lời bình trên đây cho ta thấy nét đẹp của con người trong thiên nhiên. Con người vươn tới bất chấp những gian khổ, khó khăn.

Còn đây là một nét đẹp khác về con người:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Hồn thơ tinh tế của tác giả bắt rất nhạy từ một làn sương chiều mỏng, từ một dáng hoa lau núi phất phơ đơn sơ bất chợt, rồi ông thổi hồn mình vào đó và để lại mãi mãi trong ta nỗi niềm bâng khuâng thương mến và một áng thơ đẹp và cả bài Tây Tiến mang vẻ đẹp lý tưởng của mọi người thật rực rỡ. Người ta sống bằng lý tưởng và nhìn những gian khổ mất mát bằng cái nhìn cao cả, bất cần, đôi khi ngây thơ nữa.

4. Chức năng giáo dục:

a] Thế nào là chức năng giáo dục? Đó là chức năng đem tới những bài học, những bổ ích của tác phẩm văn học. Nói cách khác tác phẩm văn học sẽ dạy ta những bài học thiết thực nào đấy bằng cách của nó. Có thể, qua một bài thơ, ta hiểu thế nào là tình yêu thiên nhiên, qua một tiểu thuyết ta học cách làm người cho xứng đáng. Nhưng nói như vậy là một cách nói tương đối và thoáng. Bởi vì tác phẩm không phải là những bài học giáo dục. Tác phẩm văn học còn được gọi là sự tự giáo dục. Nói cách khác, qua hình tượng nghệ thuật, mỗi một người đọc tự cảm nhận được điều bổ ích với chính mình, không nhất thiết giống với người khác. Tính giáo dục của tác phẩm văn học thông qua con đường của trái tim cho nên tác dụng của nó cực kì mãnh liệt. Nó làm thay đổi tâm hồn, làm phong phú tình cảm, làm thay đổi những suy nghĩ.

b] Phân tích: chính bằng những hình tượng nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đem tới cho người đọc nhiều điều bổ ích thú vị.

Trước hết là tình đồng đội. Rõ ràng điểm xuất phát của bài thơ này nỗi nhớ đồng đội tha thiết, mãnh liệt và chân thực. Từ sự rung động của nhà thơ, nỗi nhớ ấy làm rung động trái tim người đọc và bài học về tình yêu đồng đội được cảm nhận sâu sắc trên từng câu thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Và mặc dù nhà thơ không có một khái niệm trực tiếp nói về sự biết ơn, ca ngợi lòng biết ơn đối với những người chiến sĩ vô danh, nhưng toàn bộ bài thơ được người đọc đánh giá đó chính là tượng đài bất tử mà nhà thơ Quang Dũng với tất cả tấm chân tình đã dựng nên để tưởng niệm những người chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì nước… Nhận ra được đó là bức tượng đài tưởng niệm những người chiến sĩ không tên, ấy là gì nếu không phải là bài học cụ thể mà tác phẩm nghệ thuật mang tới cho người đọc.

Kết luận: Thực ra thì rất khó có thể phân biệt ba chức năng ấy một cách dứt khoát và rõ ràng như vậy bởi vì bản chất của nó là gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật. Nhưng ở một mức độ tương đối, để dễ dàng nhận thức, chúng ta làm công việc tách rời đó. Dù khi tách rời, các chức năng ấy, trong một tác phẩm cụ thể là bài thơ Tây Tiến, vẫn tỏ ra có môi liên hệ. Bởi vì nhận thức mà tác phẩm đem tới là cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng.

Chính vì những chức năng hết sức tinh tế và ảnh hưởng sâu sắc như vậy văn học luôn luôn cần thiết đối với con người trong quá trình phát triển nhân cách và đối với xã hội trong quá trình hoàn thiện.

=> Xem thêm:

Bình luận ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai trong “Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi” – Các bài văn hay lớp 12 tại đây.

Related

Tags:các bài văn hay lớp 12 · Về ý nghĩa ba chức năng cơ bản của văn học

Môn: Lí Luận Văn HọcCHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌCSinh viên: Nguyễn Minh DươngMSSV: 41.01.601.019Trường: Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí MinhI.CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC LÀ GÌLà một hình thái xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, cũng như bất kì một hình thái ý thứcnào khác văn chương nghệ thuật có tác dụng tích cực trở lại đới với toàn bộ đời sống xãhội. Nhưng văn chương lại là một hình thái ý thức xã hội đặc thù vì vậy nó tác động tớixã hội theo phương thức riêng của mình, mà không một hình thái ý thức nào có thể thaythế được. Phần việc đặc thù mà văn chương đảm nhiệm đối với đời sống tinh thần củacon người, cái suy đến cùng quyết định giá trị xã hội không thể thay thế được của vănchương, đó là chức năng của nó. Chỉ có thông qua chức năng của mình, văn chương mớiphát huy được tác dụng tích cực của mình.Khái niệm chức năng của văn chương là khái niệm dùng để xác định ý nghĩa và giá trịcủa văn chương đối với đời sống xã hội. Muốn thấu hiểu chức năng của văn chương, haynói cách khác là, muốn thấy rõ ý nghĩa, giá trị tác dụng của văn chương thì chỉ có đặt nótrong mối liên hệ mật thiết với toàn bộ cơ cấu đời sống xã hội, với đối tượng phản ánh,với đời sống tinh thần phong phú của con người.II. TÍNH ĐA CHỨC NĂNG TRONG VĂN HỌCVăn học là hiện tượng đa chức năng. Chức năng nhận thức, chức năng khơi gợi tư tưởng,tình cảm, niềm tin, hoàn thiện nhân cách [chức năng giáo dục] và chức năng thẩm mĩ lànhững chức năng cơ bản. Ngoài ra, có thể nói tới các chức năng khác của văn học nhưchức năng dự báo, chức năng thông tin, giao tiếp, chức năng giải trí... Các chức năng vănhọc gắn bó hữu cơ không tách rời nhau. Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn họccó tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tinh thần của conngười.Văn học không chỉ phát triển một chức năng thật riêng biệt nào đó, mà trái lại, nó mangnhiều chức năng khác nhau và thực hiện các chức năng ấy theo kiểu riêng [với mục đíchriêng, phương thức riêng], nó không lắp lại nội dung các chức năng đó như chúng vốn cótrong các hoạt động và các lĩnh vực khác [khoa học, đạo đức, giáo dục, thông tin,…].III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA VĂN HỌCA.CHỨC NĂNG NHẬN THỨC1.Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống** Văn học cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người nhưng văn học khôngnhư các môn khoa học khác, nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn, biệt loại mà phảnánh cuộc sống trong toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn của nó.- Có một mức độ nào đó, thần thoại xưa chính là giả thuyết của con người về vũ trụ, thếgiới. Những tác phẩm văn học hiện đại như “Sông Đông êm đềm” của M.Sholokhov,“Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, hay “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đãmang đến cho người đọc nhiều tri thức bổ ích về phân loại thực vật và tập tính của rấtnhiều giống loài động vật.- Hay như “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Lão Hạc”, “Một bữa no”...của nhà vănNam Cao, ông đã dựng lên cả một thời lầm than, khổ cực và túng quẫn của người nôngdân dưới ách đô hộ “một cổ hai tròng”.Văn học khác khoa học ở chỗ nó không phát minh mà nó khám phá, lí giải, nghiền ngẫmvề những điều mới mẻ trong cái quen thuộc, nhận ra cái chí lí sâu xa trong những gì bìnhthường đơn giản mà hiện thực cuộc sống được phản ánh qua từng áng văn chương.** Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàngtái hiện lại quá khứ, cung cấp những tri thức có giá trị về lich sử, kinh tế, văn hóa...-“Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia vănphái đã tái hiện lại sinh động một thời kì lịch sử, ta như được sống lại cái thời kì ấy, nhưđược tận mắt chứng kiến qua từng trang văn của tác giả.- Hay với “Chí Phèo” của Nam Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố...phản ánh quá trình bầncùng hóa của người nông dân diễn ra một cách khốc liệt.- “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân không dùng lời văn để than khóc cho số phận củanhững con người trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 mà bao trùm lên tác phẩm là nhữnghình ảnh ám ảnh người đọc “người chết như ngả rạ”, người sống thì “dật dờ như nhữngbóng ma”, là thanh âm chết chóc của tiếng quạ kêu trên cây gạo, để tái hiện lại cái hiệnthực cuộc sống tàn khốc, ác liệt lúc bấy giờ mà thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây racho nhân dân miền Bắc.** Văn học giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tính cách xã hội củamột giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp...- Qua kịch của Shakespeare thì hẳn chúng ta không khó nhận thấy sự cực đoan của xã hộithời bấy giờ, những chuyện tình bi đát chính là cục diện, là cuộc sống giàu có trong tùtúng không lối thoát.- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng dựng lại một xã hội nhơ bẩn, xem đồng tiền hơn cảcon người, vùi dập thân phận con người.Mỗi tác phẩm văn học dù ít hay nhiều đều đề cập một khía cạnh của xã hội đó. Tác phẩmvăn học chân chính phải đặt ra những vấn đề then chốt của thời đại, giúp người đọc nhậnra một trạng thái nhân sinh. Nhờ lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học có thể miêu tả hoạtđộng lời nói, thâm nhập vào hoạt động tư duy, vào các quá trình tâm lí, tình cảm đầy bíẩn của con người. Bằng nhiều phương thức, phương tiện miêu tả , văn học có thể miêu tả“dòng ý thức”, làm cho thế giới nội thể phóng đại, kéo dài một khoảnh khắc tâm lí trôidạt vụt qua để ta quan sát, suy ngẫm. Trong việc khám phá chiều sâu đầy bí ẩn của “biệnchứng tâm hồn” con người, văn học quả là thứ vũ khí có sức mạnh vô song, không gì cóthể thay thế.2.Văn học không chỉ hướng ra thế giới mà còn hướng vào con người. Nó vừa là mộthành động nhận thức [của con người về thế giới] vừa là một hành động tự nhận thức[của con người về mình].Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học không nhận thức thế giới đối tượng như nhữngbản thể tự nó, mà nhận thức các quan hệ đời sống, chủ yếu là quan hệ xã hội của conngười. Trong văn học, cây cầu, giếng nước, gốc đa là nơi hò hẹn; dòng sông, con đườnglà nơi tiễn dặn người ra đi... Một vầng trăng, một áng mây, một bông hoa hay nhành látrong văn học đều thấm đẫm tình người. Con người được miêu tả trong văn học khôngphải là một hệ thống các cơ quan chức năng đảm bảo sự sống. Nội dung cơ bản của nhânvật văn học là tính cách, mà tính cách chính là kết tinh các quan hệ xã hội của con người.Nhận thức các quan hệ đời sống, văn học giúp chúng ta nhận ra phương diện giá trị củathế giới đối tượng, chủ yếu là giá trị tinh thần đối với con người được kết tinh trong đó.Văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng,khơi gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhậnthức về bản thân. Đây là đặc điểm quan trọng nhất trong chức năng nhận thức của vănhọc.-“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tốiCòn hơn buồn le lói suốt trăm năm”[Giục giã- Xuân Diệu]Một phút? Quá ngắn ngủi để có thể coi là một đời người, chỉ có thể coi là một khoảnhkhắc sống mà thôi. Nếu đời người như bóng cau qua cửa sổ thì một phút kia thực chẳngcó nghĩa lí gì. Văn học là thứ ngôn ngữ kì diệu không hề đồng nhất với bất cứ thứ ngônngữ nào khác. Chẳng phải các nhà văn vẫn dùng cái vô lí để nói cái có lí, cái hiện tượngđể nói cái bản chất, cái ngẫu nhiên để nói cái qui luật đó sao? Vậy Xuân Diệu cũng có thểdùng cách diễn đạt quá mức ấy để nói về một sự thật chẳng quá mức tí nào? Khát khaomãnh liệt về sự ham sống một cách có ý nghĩa, sống có lí tưởng, có mục đích, sống để tựkhẳng định mình là điều không phải ai cũng nhận ra và làm được. Chúng ta có trăn trở,suy nghĩ hay chí ít những câu hỏi như “mình là ai?”, “mình sống vì cái gì?”...sẽ hiện ratrong đầu chúng ta. Như vậy, có nghĩa văn học đã tác động đến nhận thức của bản thânmỗi cá nhân chúng ta.-Tương tự nhà thơ Tagore đã nói: “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi mấthết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùađông”.Văn học giúp ta hiểu được giá trị của mình, thấy được vị trí của nó giúp ta sống cuộcsống có ý thức sâu sắc mãnh liệt về giá trị và năng lực nhận thức vô tận của mình để phấnđấu, sáng tạo. Chưa bao giờ ý nghĩa nhận thức của nghệ thuật được đề cao như trong thờiđại hiện nay, thời đại của những con người năng động. Nghệ thuật đang thực sự trở thànhtấm gương tinh thần của con người hiện đại, thành phương tiện tự ý thức quan trọng.B.CHỨC NĂNG GIÁO DỤC* Khái niệm:- Giáo dục có thể hiểu là học tập, nâng cao trình độ văn hóa.- Giáo dục cũng có thể hiểu như là hoạt động rèn luyện, trau dồi những giác quan thẩmmỹ và năng lực sáng tạo của con người.- Giáo dục thường được xem là giáo dục đạo đức phẩm chất của con người.=> Chức năng giáo dục của văn học là chức năng tác động, cải tạo quan điểm, tư tưởng,đạo đức của con người.* Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau chức năng giáo dục của văn học cũngbộc lộ khác nhau:- Ở Châu Âu: +Thời Phục Hưng, văn học hướng trọng tâm tác động vào việc hình thànhthế giới quan nhân văn.+Sang thế kỷ XVII, văn học của chủ nghĩa cổ điển chủ yếu giáo dục ý thức phongkiến tập quyền, tinh thần công dân, ý thức nghĩa vụ.+Đến sáng tác của các nhà văn lãng mạn, những vấn đề đạo đức như thiện, ác, tìnhyêu thương con người, long căm ghét, bất công xã hội lại nổi lên giữ một vị trí quantrọng.- Ở Việt Nam: việc sử dụng nghệ thuật như một hình thức giáo dục đạo đức, tu dưỡngtính tình hết sức được chú ý; văn chương còn như một công cụ tuyên truyền chính trị,giác ngộ và động viên quần chúng, thực sự trở thành một phương tiện giáo dục có sứcmạnh to lớn.1.Văn học khêu gợi tư tưởng, tình cảm, nuôi dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người.** Văn học có khả năng hướng thiện, hướng con người đến cái thiện thông qua hìnhthành quan điểm đạo đức, khơi gợi tình cảm đạo đức cho con người.Từ hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong truyền thuyết, đến cô Tấm, Thạch Sanhtrong truyện cổ tích, hình tượng Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ Nômcho đến hình tượng mẹ Tơm, mẹ Suốt, anh hùng Núp trong văn thơ hiện đại ít nhiều ảnhhưởng mạnh mẽ đến quan điểm đạo đức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam.** Văn học là nơi nuôi dưỡng tình cảm nhân áiNhững tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn ta khả năng đồng cảm làmcho ta biết vui, biết buồn, dạy cho ta biết yêu, biết ghét, biết khinh bỉ sự phản trắc, cáitèm nhèm, tầm thường, lười biếng. Văn học khơi dậy ở ta niềm tin vào sự tất thắng củacái thiện, niềm tin vào cuộc sống…2.Văn học biến sự giáo dục thành khả năng tự giáo dục, giúp con người tự hoàn thiệnnhân cách.** Nhân cách của con người được hình thành một cách trọn vẹn thông qua văn học.Các hình tượng văn học đã được nhà văn cẩn thận chọn lọc và gây được xúc cảm tự nhiêntrong lòng người đọc. Ta căm ghét Mã Giám Sinh, Sở Khanh,… vì ta nhận ra được bộmặt thật của chúng qua các động tác thoáng qua: “Ghế trên ngồi tót sổ sàng” hay “Rẽsong đã thấy Sở Khanh lẻn vào”. Nhờ sự yêu, ghét hay thương cảm cho các nhân vật màtừ đó, nhân cách dần được hình thành trong người đọc một cách tự giác, dần biến tưtưởng, tình cảm thoáng qua ấy thành nhận thức của người đọc.** Văn học dễ dàng đảm nhiệm chức năng giáo dục, dễ tác động, biến cải được conngười vì nó hấp dẫn, vui tươi.Tác phẩm văn học hiện ra không phải như người thầy thuyết giáo mà như người đồnghành, người đối thoại với bạn đọc, với khán giả. Những chân lý, luận lý, đạo đức, tưtưởng, tình cảm mà văn học mang lại không khô khan trừu tượng mà rất sống động, giàuhình ảnh, được người đọc cảm thụ một cách thích thú.Trong những tác phẩm có vẻ thiếu “nghiêm chỉnh” [như các thể loại hài hước, mỉa mai,châm biếm] như “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng-người được mệnh danh là ông vua phóngsự đất Bắc thì việc giáo dục, trước hết là giáo dục đạo đức, ở đây lại được đặt ra hết sứcnghiêm chỉnh. Đây chính là điểm độc đáo của văn học.Khả năng tác động của văn học đến con người rất to lớn, nhưng nó không phải một lúcmà diễn ra từ từ, dần dần, theo kiểu lây lan. Nó không sinh ra, cũng không có khả năngtrực tiếp ngăn chặn điều xấu xa, tội lỗi nhưng nó gieo vào ta ý thức về sự xấu xa của tộiác, lỗi lầm. Ý thức ấy sẽ ngăn ngừa con người hành động xấu, hoặc giúp họ đấu tranhchống lại cái ác, cái xấu.Văn học không phải là môn học chuyên nói về đạo đức thế nhưng bằng những hình tượngthẩm mỹ được xây dựng bằng ngôn ngữ đã khiến văn học có khả năng làm con người tatốt hơn, hướng thiện hơn. Giáo dục ở văn học chính là tạo nên những giá trị tinh thần, bồidưỡng tâm hồn và tình cảm, xây dựng nhân cách và bản lĩnh cho con người, góp phần tạonên 1 môi trường đạo đức trong sáng, lành mạnh có văn hóa. Như Macxim Gorki trongbài viết “Tôi đã học tập như thế nào?” đã viết: “Mỗi cuốn sách đều là bậc thang nhỏ màkhi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộcsống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát trong cuộc sống ấy.”Nếu dạy cho đứa trẻ biết thế nào là tình yêu quê hương đất nước, yêu thương đồng bào,đoàn kết, yêu thiên nhiên, biết được giá trị của cuộc sống bằng những định nghĩa khôkhan, những câu nói sáo rỗng liệu có đem lại hiệu quả và gây ấn tượng cho các emkhông? Thay vì vậy, chúng ta đem những điều đó vào thơ ca, có vần, có điệu, để trẻ thấythích thú và dễ tiếp nhận. Bài thơ “Tiếng ru” của nhà thơ Tố Hữu là một điển hình sinhđộng và thú vị:“Con ong làm mật yêu hoaCon cá yêu nước, con chim yêu trờiCon người muốn sống con ơiPhải yêu đồng chí, yêu người anh emMột ngôi sao chẳng sáng đêmMột bông lúa chín chẳng nên mùa vàngMột người đâu phải nhân gianSống chăng một đốm lửa tàn mà thôiNúi cao bởi có đất bồiNúi chê đất thấp, núi ngồi ở đâuTrăm dòng sông đổ biển sâuBiển chê sông nhỏ, biển đâu nước cònTre già yêu lấy măng nonChắt chiu như mẹ yêu con tháng ngàyMai sau con lớn hơn thầyCác con ôm cả hai tay đất tròn.”Tóm lại văn học là phương tiện hữu hiệu nhất có khả năng làm cho những người cùng nỗiđau, khát vọng, quan điểm đạo đức và lí tưởng thẩm mĩ xích lại gần nhau, biến tư tưởng,tình cảm, chuyển nhận thức của họ thành những hành động thực tiễn.C.CHỨC NĂNG THẨM MỸChức năng thẩm mĩ là khả năng của văn học làm thỏa mãn khoái cảm thẩm mĩ, từ đó xâydựng, bồi đắp tình cảm thẩm mĩ và ý thức thẩm mĩ cho con người. Thỏa mãn nhu cầuthẩm mĩ văn học nghệ thuật có khả năng làm thỏa mãn khoái cảm thẩm mĩ [còn gọi là mĩcảm] của con người.Đó là sự vui sướng, phấn khích, vui vẻ, dễ chịu, hấp dẫn khi tiếp xúcvới tác phẩm nghệ thuật. Khoái cảm thẩm mĩ bắt nguồn từ sự thoả mãn về mặt tinh thần,tức là nhận thức được những giá trị thẩm mĩ trong đời sống. Trước hết, đó là những giá trịhướng tới cái đẹp. Sáng tạo cái đẹp là một mục đích và nhu cầu của con người trongnhiều lĩnh vực. Nhưng đối với nghệ thuật và văn học, đây là yêu cầu tiên quyết, là chứcnăng quan trọng nhất. Trong nghệ thuật, cái đẹp không chỉ nằm trong yếu tố hình thức màcòn trong các yếu tố nội dung.** Khoái cảm thẩm mĩ đầu tiên được gợi đến khi được tiếp xúc với những vẻ đẹp mangtính nội dung của đời sống đã được kết tinh và nâng cao trong tác phẩm nghệ thuật.Đó có thể là vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa:“Giếng vàng đã rụng một vài lá ngôLong lanh đáy nước in trời,Thành xây khói biếc non phơi bóng vàngĐầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.”[Nguyễn Du]Cảnh vừa thực vừa hư ảo:“Ai đi Châu Mộc chiều sương ấyCó nhớ hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”[Quang Dũng]Có những vẻ đẹp gắn với cái hùng tráng: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”[Quang Dũng] hoặc rất tinh tế: “Tóc buồn nghiêng xuống lệ ngàn hang” [Xuân Diệu]Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người:“Một yêu tóc bỏ đuôi gà,Hai yêu ăn nói mặn mà có duyên”.[Ca dao]“Vai năm tấc rộng thân mười thước cao” [Nguyễn Du].Cạnh đó, còn có vẻ đẹp về tình người, về khí phách, về tâm hồn, về những quan hệ người.Ngoài cái đẹp, còn có những nội dung tạo mĩ cảm khác như cái bi, cái hùng, cái cao cả,và cả cái tầm thường, cái xấu, cái gớm ghiếc... như là những phản đề của cái đẹp. Khoáicảm thẩm mĩ còn được xuất phát từ việc thưởng thức những vẻ đẹp khác nhau của cácyếu tố hình thức: hình ảnh, ngôn từ, kết cấu... Các yếu tố đó thể hiện sự tinh tế của nhữngnhận thức về thế giới. Những câu thơ réo rắt, uyển chuyển, những hình ảnh rực rỡ, mĩ lệ,những vần điệu ngọt ngào, những cốt truyện hấp dẫn, những nhân vật đặc biệt... đều tạonên khoái cảm thẩm mĩ. Tuy nhiên, nếu chỉ chú ý tới những vẻ đẹp hình thức, quá say sưavới các trò chơi ngôn từ, mà không chú ý tới nội dung thì dễ rơi vào chủ nghĩa duy mĩ,hình thức chủ nghĩa. Và khi bản thân hình tượng trở nên rỗng nội dung, thì đó lại là tựhủy diệt ý nghĩa thẩm mĩ chân chính của hình tượng. Giá trị thẩm mĩ còn bộc lộ quanhững điều sâu sắc, mới lạ, có ý nghĩa nhân sinh độc đáo, mang giá trị tinh thần cao.Ví như, cùng những bài thơ mang tên “Quê hương”, mang nặng tình cảm quê hương,nhưng ở mỗi tác giả lại có những khám phá những ý nghĩa nhân sinh riêng biệt. “Quêhương” của Tế Hanh là kỉ niệm về khung cảnh làng chài ven biển, là nhịp sống lao độnggian khổ mà hùng tráng. “Quê hương” của Giang Nam là kỉ niệm tuổi thơ nghịch ngợmvà bóng dáng cô hàng xóm mắt đen tròn thương thương quá đi thôi. Còn kỉ niệm “Quêhương” của Đỗ Trung Quân hướng tới bài học làm người: nếu ai không có cội nguồntrong hành trang tinh thần của mình, người đó không xứng đáng làm người. Đó là nhữnggiá trị tinh thần độc đáo của hình tượng quê hương trong nhận thức của từng nhà thơ.Khoái cảm thẩm mĩ còn được tạo nên từ sự miêu tả chân thực đời sống. Miêu tả thậtđúng, chính xác những nét tính cách, những phẩm chất của con người, dù có thể xấu xanhưng cũng tạo nên sự hấp dẫn. Bởi đó chính là bản chất và tính đa dạng của cuộc sốngđã hiện hình qua những nhân vật đó. Anh Hoàng trong “Đôi mắt” của Nam Cao từngthích nhân vật Tào Tháo đến nỗi phải chửi “Tiên sư thằng Tào Tháo!” chẳng qua vì thấyTào Tháo khôn ranh, mưu mẹo, tài đối nhân xử thế quá, y như thật vậy. Khoái cảm thẩmmĩ còn bắt nguồn từ việc thỏa mãn những ước mơ của con người. Với hư cấu, tưởngtượng, văn học có thể làm con người hả hê vì trong văn học người ta có thể bay tới các vìsao, có thể đi xuống thủy cung, có thể sống trường sinh bất tử. Trong văn học, con ngườicó thể sống nhiều cuộc đời, có thể giãi bày những oan khuất, người tốt được đền bù, kẻ ácbị trừng phạt, công lí được thi hành, phù hợp với niềm tin và mơ ước của số đông.Khoái cảm thẩm mĩ là một trạng thái mang tính tinh thần. Ta có thể yêu mến, kính phục,ngưỡng mộ, đau đớn, xót thương. Tất cả những trạng thái rung động đó về cơ bản đềuhướng tới những giá trị cao quý. Vì vậy, sống với tác phẩm văn học là sự hưởng thụ caođẹp của tâm hồn.** Hình thành thị hiếu và lí tưởng thẩm mĩViệc thường xuyên tiếp xúc với cái đẹp trong văn học sẽ giúp chúng ta trở nên sắc bén vàtinh tế hơn khi nhận biết các vẻ đẹp trong đời sống. Thị hiếu thẩm mĩ là sự tập trung chúý và khoái cảm của cá nhân hoặc cộng đồng vào một loại đối tượng gây mĩ cảm. Thị hiếuthẩm mĩ tạo thành một hệ thống quan niệm tương đối ổn định về những giá trị thẩm mĩ,khác nhau trong đời sống như cái đẹp, cái bi, cái hùng... Thị hiếu phụ thuộc rất nhiều vàodân tộc, lứa tuổi, giai cấp, giới tính, kinh nghiệm sống, văn hóa, tâm sinh lí cá nhân.Văn học còn giúp hình thành lí tưởng thẩm mĩ cho con người. Lí tưởng thẩm mĩ là tiêuchuẩn cao nhất về cái đẹp mà con người hướng tới. Lí tưởng trong tập “Từ ấy” của nhàthơ Tố Hữu chính là tương lai tươi sáng của dân tộc, mà vì nó người chiến sĩ cách mạngkhông hề sợ hi sinh gian khổ, tra tấn, tù đày. Tác động của văn học tới việc hình thành lítưởng thẩm mĩ có nhiều dạng thái khác nhau. Thường là lí tưởng thẩm mĩ thể hiện quahình tượng nhân vật chính diện. Các hình tượng Asin, Hécto, Uylítxơ [Hômerơ] thể hiệnlí tưởng anh hùng thời cổ đại; Hămlét, Ôtenlô, Rômêô, Giuliét [Shakespeare] thể hiện lítưởng thẩm mĩ thời Phục hưng. Các anh hùng thời đại mình bao giờ cũng mang trongmình lí tưởng của thời đại về phẩm chất anh hùng, trí tuệ, chất nhân văn, đấu tranh vìcông lí xã hội. Những nhân vật chính diện thường là hóa thân của những lí tưởng thẩm mĩthời đại và dân tộc.Vậy còn trong những truyện không có nhân vật chính diện thì sao, đặc biệt là trong vănhọc hiện đại? Ở những tác phẩm như thế này, phải nhìn thấy nhiệt tình của nhà văn đặtvào vấn đề gì. Ngay như cả việc phê phán, chế giễu cái xấu, cái thấp hèn cũng là mộtcách gián tiếp cho thấy mong mỏi của nhà văn. Nhà văn phải đứng trên đỉnh cao của lítưởng thẩm mĩ để phản ánh những mặt xấu xa của đời sống. Lí tưởng thẩm mĩ sẽ thể hiệnở việc nhà văn lên án ai, bênh vực, xót thương những kẻ nào.** Tính lịch sử của nội dung thẩm mĩNội dung hay giá trị thẩm mĩ cũng có tính lịch sử của nó. Mỗi một thời, văn học lại cóđặc thù riêng biệt về các giá trị thẩm mĩ. Mỗi một khuynh hướng, một thời đại, một dântộc, một cá tính sáng tạo đều đưa ra những tiêu chuẩn thẩm mĩ của mình. Ví như vẻ đẹpcủa văn thơ cổ điển thiên về hình tượng mĩ lệ, hài hòa, cân đối, thanh cao, tao nhã, thếgiới mang tính phi cá thể và siêu cảm giác, hình ảnh ước lệ, tượng trưng và biểu tượngcao, hàm súc, gắn với hội họa qua những bút pháp như họa vân hiển nguyệt [vẽ mây nảytrăng], điểm xuyết chấm phá, gợi nhiều hơn tả, vẻ đẹp con người là vẻ đẹp của khí pháchcao cả, thanh cao... Vẻ đẹp của văn thơ lãng mạn chú ý những vẻ đẹp mờ ảo, xa xôi,huyền diệu, mang tính cảm giác và cá thể cao, thiên về sự đối lập, thế giới phân cực, mộtbên là những ánh sáng rực rỡ, nhưng một bên nghiêng về cực u buồn, tối tăm, con ngườivừa mang những khát vọng cao cả vừa buồn bã, bất lực buồn chán, cái bi đi liền với cáihùng tráng, cái đẹp gắn với âm nhạc... Vẻ đẹp của thơ hiện thực gắn liền với những chitiết chân thực của đời. Thơ cách mạng 1945-1975 có sức hấp dẫn nhờ những chi tiết chânthực, gần gũi với đời sống bình dị hàng ngày và cuộc sống chiến đấu: hơi ấm ổ rơm, tiếngnhạc la, vầng trăng và quầng lửa, hoa súng tím hồ Tây... Bên cạnh đó là thiên hướng vươntới cái cao cả, cái hùng tráng. Những đặc điểm này đã khu biệt vẻ đẹp thẩm mĩ của từngthời đại. Như vậy, chức năng thẩm mĩ xuất phát từ mĩ cảm, hình thức cao nhất của cảmxúc bởi nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu mang tính lí tưởng, cao hơn nhu cầu vật chất, thuộcvề bản chất con người.

Video liên quan

Chủ Đề