Chuyên ngành kinh tế xây dựng được cấp chứng chỉ hành nghề nào

Trong bối cảnh hệ thống pháp luật đang được hoàn thiện và áp dụng vào đời sống thực tế cao, để đảm bảo tính hợp pháp cho những ngành nghề thì pháp luật yêu cầu một số ngành nghề khi đi vào hoạt động bắt buộc phải có chứng chỉ lưu hành để hoạt động như hoạt động trong kinh doanh thương mại, hoạt động trong xây dựng, hoạt động trong y dược, hành nghề công chứng, chứng thực …v..v trong phạm vi hành nghề xây dựng thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Vậy chứng chỉ hoạt động xây dựng được sử dụng trong các lĩnh vực, hành vi hành nghề nào?

Chuyên ngành kinh tế xây dựng được cấp chứng chỉ hành nghề nào

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật xây dựng năm 2014

– Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng

Theo Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định như sau:

– Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định như sau:

+ Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

+ Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.

Xem thêm: Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình trong hoạt động xây dựng

+ Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật này bao gồm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II và hạng III

+ Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Luật này bao gồm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình. Chứng chỉ năng lực của tổ chức được phân thành hạng I, hạng II và hạng III. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ cấp chứng chỉ năng lực các hạng còn lại.

+ Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; quy định về chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề; quy định về cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.

– Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.

Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thuộc về cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III và Tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

– Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

Xem thêm: Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng

+ Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

+ Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

+ Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

– Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

– Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

– Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về mẫu các văn bản trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

– Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:

Xem thêm: Thủ tục công bố thông tin của các tổ chức hoạt động xây dựng

+ Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về ký hiệu nơi cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ nằng lực hoạt động xây dựng

+ Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

– Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.

Như vậy, Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng sẽ được cơ quan có thẩm quyền như Bộ xây dựng, Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện cấp cho các cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người Việt nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam trong chứng chỉ hành nghề xây dựng có nêu lĩnh vực mà cá nhân hành nghề

2. Các lĩnh vực, phạm vi hành nghề theo chứng chỉ hoạt động xây dựng

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi một số nội dung như sau: Hiện nay trong hoạt động xây dựng có những lĩnh vực hành nghề nào? Những lĩnh vực hành nghề có phân chia theo tiêu chí nào không? Mong Luật sư tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Các lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng rất đa dạng và yêu cầu nhiều về trình độ. Hiện tại pháp luật đã có những quy định mới điều chỉnh trực tiếp đến các hoạt động trong xây dựng. Tùy theo từng kinh nghiệm, hạng mục dự án công trình và chuyên ngành mà phân ra rất nhiều lĩnh vực nhỏ trong hoạt động xây dựng. Theo quy định tại Luật xây dựng 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ – CP các nội dung được đề cập nhiều bao gồm thiết kế, kiến trúc sư, giám sát.

Xem thêm: Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng

Căn cứ vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động xây dựng của người xin cấp chứng chỉ hành nghề để xét cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân đó hoạt động các lĩnh vực sau đây:

Thứ nhất: Các lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư bao gồm:

+ Thiết kế quy hoạch xây dựng;

+ Thiết kế kiến trúc công trình;

+ Thiết kế nội-ngoại thất công trình.

Thứ hai: Các lĩnh vực hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng bao gồm:

+ Khảo sát xây dựng bao gồm:

– Khảo sát địa hình;

Xem thêm: Hoạt động xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài

– Khảo sát địa chất công trình;

– Khảo sát địa chất thủy văn.

+ Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:

– Thiết kế kết cấu công trình;

– Thiết kế điện công trình;

– Thiết kế cơ điện công trình;

– Thiết kế cấp- thoát nước;

– Thiết kế cấp nhiệt;

Xem thêm: Cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

– Thiết kế thông gió, điều hòa không khí;

– Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng;

– Thiết kế phòng cháy- chữa cháy;

– Thiết kế các bộ môn khác.

Thứ ba: Lĩnh vực chuyên môn giám sát thi công xây dựng:

+ Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:

– Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;

– Giám sát công tác khảo sát địa chất thủy văn;

Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với tổ chức nhà thầu nước ngoài

+ Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;

+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;

+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.

Như vậy, tất cả những lĩnh vực chuyên môn sẽ có những yêu cầu, tiêu chí áp dụng về chuyên ngành, kinh nghiệm và công việc thực hiện với điều kiện áp dụng cụ thể để được cấp chứng chỉ hoạt động.