Có mẹ nào có con từng uống thuốc GH Creation rồi

Phóng to

Cho trẻ chơi thể thao cũng là cách giúp tăng trưởng chiều cao - Ảnh: Quân Nam

Và không chỉ có trẻ em, nhiều người đã ngoài 20-30 tuổi vẫn vật vã tìm đến các loại hormon tăng trưởng, hi vọng mong manh mà hậu quả lại lớn...

Hội chứng “cuồng” hormon

Trên nhiều trang web, hormon tăng trưởng cùng các loại vitamin có khả năng làm dài xương vẫn được quảng bá như loại thuốc thần diệu cho những ai không có được chiều cao mơ ước.

Nhiều phụ huynh coi GH như một loại thực phẩm chức năng dành cho nhà giàu với suy nghĩ đơn giản “túi có tiền, chân tất... miên man”. Thực tế, việc dùng GH cho người bình thường có nhu cầu tăng chiều cao vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Theo nhiều nghiên cứu, việc dùng GH ở người bình thường có thể giúp tăng thêm từ 3,5-7,5cm.

Tuy nhiên, kết quả này chỉ mang tính cá thể, vô số người dùng thuốc mà không tăng thêm centimet nào. GH lúc này sẽ kích thích tăng trưởng không chọn lọc, khiến người bệnh khóc dở mếu dở vì thuốc phát huy tác dụng... không đúng chỗ. Nhiều người trưởng thành dùng thuốc khi xương đã cốt hóa khiến các đầu chi to phồng ra, các xương gò má gồ lên, mặt mày biến dạng.

Chị N.T.N. [25 tuổi, Hà Nội] đang phải điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương do dùng GH để làm đẹp da và tăng chiều cao. Song mục tiêu làm đẹp chưa đạt được thì phần đầu xương tứ chi và gò má đã bị tăng trưởng quá cỡ bất thường.

Thực tế, hội chứng “cuồng” GH không chỉ xảy ra ở nhiều gia đình có con thấp bé tại Việt Nam. Nước Úc đang phải đối mặt với tình trạng này trong suốt thời gian dài do ngành y tế chấp nhận miễn phí thuốc cho người dùng. Giá thuốc đắt nhưng được chính phủ đài thọ nên phụ huynh ép con mình dùng - mặc kệ cảnh báo thuốc có thể làm tăng áp lực nội sọ, gây đau đầu.

Bác sĩ Vũ Chí Dũng, trưởng khoa nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi trung ương, cho hay trước “vấn nạn” này, Hội nghị nội tiết châu Á - Thái Bình Dương tháng 11-2010 đã phải đưa ra khuyến cáo không được dùng GH bừa bãi trong cộng đồng.

Với trẻ thấp không rõ nguyên nhân [không nằm trong nhóm bệnh lý cần chỉ định], GH chỉ được dùng khi ám ảnh chiều cao làm cho gia đình đứa trẻ quá căng thẳng.

Theo dõi tăng trưởng chiều cao từ sơ sinh

Vậy thật sự GH là gì? Bình thường trong cơ thể, GH là loại hormon kích thích cơ thể dài ra và lớn lên. Nhiều người bị lùn do bẩm sinh thiếu hụt GH, không điều trị sẽ chỉ dừng lại ở chiều cao tối đa 1,2m với nữ, 1,3m với nam, cần bổ sung GH như một liệu pháp điều trị thay thế. Nhưng đã đến tuổi trưởng thành, xương cốt hóa xong thì GH không thể thúc đẩy chiều cao thêm nữa.

Ngoài ra, GH còn được chỉ định giúp tăng chiều cao cho trẻ gái mắc hội chứng Turner, trẻ chậm phát triển trong bào thai mà đến 4 tuổi không bắt kịp được chiều cao của trẻ bình thường, trẻ chậm phát triển chiều cao trong suy thận mãn...

Gần đây, chỉ định này được mở rộng thêm ở trẻ mang hội chứng Prader Willi. Đây là bệnh lý có thể nhận biết từ giai đoạn đầu đời: trước 2 tuổi, đứa trẻ có biểu hiện giảm trương lực cơ toàn thân [khi còn trong bụng mẹ thì đạp yếu, giai đoạn sơ sinh khóc nhỏ, người mềm nhũn], thiểu năng sinh dục [bộ phận sinh dục nhỏ, ở bé trai thêm biểu hiện ẩn tinh hoàn].

Sau 2 tuổi, trẻ ăn nhiều, béo phì lên, dễ mắc tiểu đường, bàn tay, bàn chân nhỏ, khoảng cách hai thái dương hẹp, cằm nhỏ... Hội chứng Prader Willi yêu cầu bổ sung GH càng sớm càng tốt [có thể trước 1 tuổi].

Song không phải cứ thấp là đổ cho sự thiếu hụt GH. “Trẻ sẽ được khai thác rất kỹ tiền sử thời kỳ người mẹ mang thai và lúc đứa trẻ chào đời. Sau đó sẽ được xét nghiệm, đo tuổi xương... Thực tế, 10-20% số trẻ bị suy dinh dưỡng thời kỳ bào thai không bao giờ đuổi kịp được sự phát triển của đứa trẻ bình thường”, bác sĩ Dũng nói.

Việc theo dõi chiều cao cần được bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh, nhưng phần lớn đều phát hiện bệnh muộn. Trẻ vào lớp 1, xếp hàng, phụ huynh thấy con em mình thấp hơn hẳn bạn bè cùng lứa mới tá hỏa tìm thầy, tìm thuốc. Song, kể cả khi đã muộn, nhiều người vẫn không tìm được ngay chuyên khoa điều trị. Đa số tìm đến chuyên gia dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn, bổ sung thực phẩm không kết quả, vòng vèo mãi mới hay con mình thiếu hụt GH.

Nhiều trẻ 14-15 tuổi mới được đến viện xét nghiệm, xương đã cốt hóa hết, không thể đáp ứng với thuốc, chiều cao không cải thiện được nữa.

Hiện tại, Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị cho hơn 50 bệnh nhi dùng liệu pháp GH để tăng trưởng chiều cao. GH sẽ được dùng trường kỳ cho đến khi xương cốt hóa xong. Liều dùng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ, trẻ càng nặng cân, liều dùng càng lớn, chi phí càng cao.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, một lọ GH 3,33mg có giá 1,65 triệu đồng. Liều dùng được tính theo cân nặng 0,25-0,5mg/kg/ngày, nghĩa là một đứa trẻ 25kg sẽ phải mất 100 triệu đồng/năm điều trị.

Theo bác sĩ Vũ Chí Dũng, chiều cao của trẻ chịu tác động của nhiều yếu tố như di truyền từ bố mẹ, ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, bệnh tật của đứa trẻ.

Một tác động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chiều cao mà ít người quan tâm chính là môi trường sống. Nếu thường xuyên sống trong không gian thiếu ánh sáng, trẻ bị thiếu vitamin D, chiều cao sẽ bị hạn chế đáng kể.

Chiều cao của trẻ được tính theo hai cách:

* Cách thứ nhất: Chiều cao cuối cùng lúc trưởng thành = chiều cao lúc trẻ 2 tuổi x 2* Cách thứ hai:

- Chiều cao của trẻ trai lúc trưởng thành = [chiều cao của bố + chiều cao của mẹ + 13] : 2

- Chiều cao của trẻ gái lúc trưởng thành = [chiều cao của bố + chiều cao của mẹ - 13] : 2

NGỌC HÀ

Hậu quả khó lường…

Con gái chị Nguyễn Kim Cúc [Gia Lâm, Hà Nội] dậy thì từ lớp 4 nhưng tới lớp 6 chỉ cao hơn 1,4m. Thấy con thấp hơn các bạn nhiều, chị đã tìm các loại hormon tăng trưởng chiều cao cho con uống. Nghe theo nhiều người mách, chị đã tìm mua loại hormon GH Creation xách tay từ Nhật về cho con uống dù ở Việt Nam cũng có bán rất nhiều.

Uống hết 2 hộp, trong năm lớp 7 thì con chị Cúc tăng được 5 – 7cm. Hiện cháu đang học lớp 8, cao 155cm nhưng chị Cúc vẫn thấy sốt ruột vì chiều cao con tăng chậm. Chị tiếp tục nhờ người sang Nhật mua loại hormon này về cho con uống. Nhưng rồi chị được cảnh báo hormon có thể gây những rối loạn về sinh trưởng, sinh dục của trẻ. Thông tin này khiến chị Cúc vô cùng hoang mang.

Thông thường trẻ thấp là do thiếu hụt hormon tăng trưởng.

Trao đổi với KH&ĐS về lo lắng nêu trên, TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng khoa Nội tiết chuyển hóa, Bệnh viện Lão Khoa T.Ư cho biết, thấp lùn có nhiều nguyên nhân như do gene di truyền, thể tạng, một số bệnh mạn tính, bệnh về cơ xương sụn, nội tiết, lỗi phân chia tế bào, một số bệnh lý…

Thông thường trẻ thấp là do thiếu hụt hormon GH. Loại hormon GH Creation xách tay là chế phẩm chứa hormon tăng trưởng điều trị trong trường hợp thùy trước tuyến yên sản xuất GH không đủ. Loại hormon này chỉ định cho độ tuổi từ 10 – 30 nhưng phải được xác định chắc chắn có nồng độ GH máu thấp. Do vậy, không thể tùy tiện mua về sử dụng.

Cũng theo TS Hồ Thị Kim Thanh, việc điều trị hormon tăng trưởng chỉ được chỉ định cho những trường hợp cơ thể không sản xuất đủ hormon này. Những người thấp bé do di truyền sẽ không thể cải thiện chiều cao bằng loại hormon nêu trên. Đối với các chị em muốn kéo “chân dài” bằng hormon này cũng sẽ gặp hậu quả khó lường, bởi nếu chất này bị dư thừa sẽ gây ra các rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến buồng trứng, tuyến giáp, tuyến sinh dục…

Có rất nhiều loại thuốc “kích” chiều cao nhờ hormon tăng trưởng nhưng loại nào, dùng trong giai đoạn nào, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt ra sao phải có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ. Cần phải sớm đưa trẻ đến bệnh viện xét nghiệm để có phác đồ điều trị đúng. Thông thường, trẻ cần chữa trị trước tuổi dậy thì [dưới 13 tuổi] là tốt nhất. Đây là “giai đoạn vàng” các sụn xương của trẻ tiếp nhận kích thích tăng sinh cao mà không cần dùng liều lượng GH lớn, giảm những tác dụng phụ không mong muốn.

TS Hồ Thị Kim Thanh

Cần cho trẻ xét nghiệm sớm

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Hiền, Trưởng khoa Điều trị ban ngày, Bệnh viện Nội tiết T.Ư, về nguyên lý, bổ sung GH thì sẽ tăng trưởng chiều cao hơn so với bình thường. Thông thường, sau điều trị nội tiết tố tăng trưởng khoảng 3 – 6 tháng, hầu hết trẻ sẽ tăng trưởng khoảng 5cm trở lên trong 1 năm. Những trẻ đáp ứng thuốc tốt có thể tăng khoảng 10cm/năm.

Tuy nhiên, tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết không chỉ quyết định sự tăng trưởng chiều cao của cơ thể mà còn liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục, nhiều cơ quan bộ phận khác trong cơ thể.

Khi bổ sung một lượng GH cao, máu ở ngoại biên sẽ phản hồi lên tuyến yên cơ thể thừa hormon này không tiết ra nữa. Sau khi ngừng uống thuốc, phải mất một thời gian cho đến khi cơ thể nhận ra sự thiếu hụt rõ rệt mới kích thích tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng. Điều này có thể gây ra những rối loạn khó lường.

Các loại thực phẩm giầu canxi tự nhiên giúp trẻ tăng chiều cao.

Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc sử dụng hoóc môn GH vẫn gây nhiều tranh cãi. Hormon GH là một hormon phức tạp, nhiều chức năng của nó vẫn chưa được biết đến. Tại Mỹ, sử dụng GH được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] phê chuẩn duy nhất cho gia súc để tăng sản lượng sữa cho bò sữa.

Theo khuyến cáo của ThS.BS Nguyễn Thu Hiền, khi thấy trẻ thấp lùn, cần sớm đưa trẻ đến viện Nhi trung ương để làm các xét nghiệm xem có thiếu hụt GH hay không. Sau đó đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia để được tư vấn cặn kẽ chế độ dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, cần cho trẻ tập những môn thể thao tăng chiều cao như bơi lội, cầu lông, bóng rổ, đu xà…

Tuyết Vân

Video liên quan

Chủ Đề