Có nên cho người khác mượn chứng minh nhân dân

Cập nhật: 12-07-2019 | 08:16:14

Thông qua mạng xã hội, một số đối tượng thành thạo công nghệ thông tin đánh cắp tài khoản mạng xã hội của người khác rồi đồng loạt gửi tin nhắn mượn tiền hoặc trúng thưởng đến bạn bè của nạn nhân. Bạn của chủ tài khoản bị “hack” tin tưởng đã gửi tiền qua một tài khoản ngân hàng do “hacker” cung cấp.

Trong khi đó, chủ của tài khoản không hề hay biết vì thông tin cá nhân của họ bị đánh cắp hoặc “mượn” để làm thẻ ATM với mục đích trục lợi bất chính, dẫn đến công tác điều tra xác minh của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như trường hợp ông Nguyễn Văn A. (35 tuổi, quê tỉnh Bình Thuận) phải đến Công an TX.Dĩ An trình báo về việc ông có nhận được tin nhắn từ Facebook “Hương Lê”, tài khoản mạng xã hội cô ruột của ông đang định cư bên Mỹ, với nội dung là thăm hỏi sức khỏe gia đình. Trong quá trình trao đổi tin nhắn, “Hương Lê” lấy lý do cần tiền gấp để giải quyết công việc cá nhân nên đề nghị ông A. cho mượn 15 triệu đồng và gửi một số tài khoản để ông chuyển tiền vào.

Tin cô ruột “Hương Lê”, ông A. đã chuyển 15 triệu đồng qua tài khoản trên. Sau đó, ông A. liên lạc qua điện thoại thì biết rằng Facebook của cô mình đã bị đánh cắp vài ngày trước. Lúc này, ông A. mới tá hỏa phát hiện mình bị mất tiền.

Sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an TX.Dĩ An đã tiến hành xác minh thì được biết số tài khoản mà ông A. gửi tiền qua là của một nữ sinh viên 20 tuổi đang ở trong khu ký túc xá Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Nữ sinh này đã cho một người bạn mới quen thuê chứng minh nhân dân và thẻ tài khoản ngân hàng với giá 50.000 đồng/ 1 lần để rút tiền của người nhà chuyển khoản vào. Nữ sinh này cũng không biết Facbook “Hương Lê” là ai?

Ngoài hình thức lừa đảo trên, một số đối tượng sau khi “hack” tài khoản mạng xã hội của người khác rồi đồng loạt gửi tin nhắn “mạo danh” Facebook Việt Nam với nội dung thông báo người nhận tin nhắn đã trúng thưởng xe máy, thẻ quà tặng của một chương trình khuyến mãi do Facebook Việt Nam và Honda Việt Nam phối hợp tổ chức đến bạn bè của người đó. Sau khi nhận được tin nhắn trên, một số người tưởng rằng mình trúng thưởng thì liền bấm vào đường dẫn một trang web đính kèm trong tin nhắn để nhập thông tin cá nhân; đồng thời yêu cầu đóng một khoản tiền để làm thủ tục nhận giải. Thấy giải thưởng lớn so với số tiền phải bỏ ra để nhận giải nên họ làm theo chỉ dẫn trên nhưng không hề biết rằng mình đã “sập bẫy” lừa.

Qua vụ việc trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân sử dụng mạng xã hội cần quan tâm công tác bảo mật thông tin tài khoản mạng xã hội để tránh bị đánh cắp, đồng thời cảnh giác trước các tin nhắn mượn tiền, nhờ mua card điện thoại trên mạng xã hội để tránh bị đối tượng xấu lợi dụng. Ngoài ra, người dân, nhất là các bạn sinh viên không nên cho người khác thuê mượn chứng minh nhân dân và thẻ tài khoản ngân hàng với mọi hình thức để tránh tạo điều kiện cho đối tượng xấu thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

NGUYỄN HẬU

Cập nhật, 19:07, Thứ Ba, 24/11/2020 (GMT+7)

Tôi có người em họ ở chung nhà từ nhỏ, vì hoàn cảnh khó khăn nên em ấy đã nghỉ học và được một công ty ở TP Hồ Chí Minh nhận vào làm. Nhưng em tôi mới 17 tuổi, nếu đợi đến năm sau đủ tuổi lao động thì cơ hội vào làm chỗ này không còn. Nếu tôi cho em mượn chứng minh nhân dân (CMND) để làm hồ sơ đi làm thì có vi phạm pháp luật không?

Nguyễn Thanh Bình

(Mang Thít)

Trả lời:

Theo Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vi phạm quản lý, sử dụng CMND thì việc thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng.

Như vậy, bạn không được cho bất kỳ ai dù là em họ hay em ruột mượn CMND để đi làm vì đây là hành vi bị cấm. Nếu bạn cho mượn CMND và em bạn sử dụng CMND đó để đi làm là vi phạm pháp luật, cả bạn và em bạn sẽ bị phạt.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Có nên cho người khác mượn mặt sau chứng minh nhân dân không?

Nhờ mọi người tư vấn giúp

Chuyện là bạn thân mượn mặt sau chứng minh nhân dân do bạn đó làm mất và đang gấp nên em cả tin, chỗ chơi với nhau trên 10 năm rồi..sau cuộc trò chuyện em có phát hiện ngoài cmnd của em thì còn có 2 mặt sau cmnd nữa,e bắt đầu hoang mang..mong mọi người giải đáp,bạn đó dùng mặt sau cmnd để làm gì và em nên làm gì?
Cảm ơn tất cả mọi người

Luật sư Tư vấn Bộ luật hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 17/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề hậu quả khi cho mượn chứng minh nhân dân

  • Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự , an toàn xã hội.

3./ Luật sư trả lời Có nên cho người khác mượn mặt sau chứng minh nhân dân không

Chứng minh nhân dân được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Tương đương như thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân tại những quốc gia khác.

Về nguyên tắc, chứng minh nhân dân là giấy tờ của mỗi người, bạn cho người khác mượn chứng minh thư sẽ rất rủi ro và không phù hợp với quy định của pháp luật vì người bạn cho mượn có thể sử dụng những thông tin trên giấy chứng minh của bạn như họ tên, số CMND, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để tiến hành một số giao dịch trái pháp luật. Còn mặt sau của chứng minh nhân dân chỉ thể hiện một số thông tin của người được cấp chứng minh như: đặc điểm nhận dạng, ngày cấp, nơi cấp, dấu vân tay của người được cấp, xác nhận, ký tên đóng dấu của cơ quan cấp. Những thông tin bạn cung cấp chưa đủ để có thể đoán được người đó mượn mặt sau chứng minh nhân dân của bạn vào việc gì. Trường hợp, người đó lấy các thông tin này để thực hiện những giao dịch mang tính chất lừa dối, phi pháp thì có thể công an sẽ yêu cầu bạn lên làm việc. Bởi mọi thông tin giao dịch thể hiện bạn là người giao dịch. Lúc này, bạn có thể trình bày sự việc, tố cáo người đó với cơ quan công an. Sau khi xem xét các thông tin bạn đưa ra, cơ quan tiếp nhận điều tra sẽ tiến hành xác minh. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ tiến hành khởi tố người đó về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đồng thời, căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.”

Theo đó, việc bạn cho người đó mượn mặt sau của chứng minh thư để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt trung bình là 1.500.000 đồng

Như vậy, để hạn chế bớt những rủi ro có thể gặp phải, bạn không nên cho người khác mượn mặt sau hay mặt trước chứng minh nhân dân của mình vì đây là một loại giấy tờ tùy thân có những thông tin cá nhân cần được bảo mật của bạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Cho người khác mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm khi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cho người khác mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm khi trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi bạn em mượn giấy tờ tùy thân của em đi mua điện thoại trả góp, số tiền góp là 6 triệu ạ. Nhưng giờ bạn em nó trốn không đóng tiền tháng nào hết, vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật ạ. Nhân viên thế giới di động có chụp hình bạn em lại ạ. 

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP

2. Giải quyết vấn đề: 

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ để chúng tôi giải quyết vấn đề này, vì vậy, chúng tôi sẽ chia thành các trường hợp giải quyết như sau: 

Xem thêm: Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân mẫu mới nhất 2022

Thứ nhất: Nếu khi cho bạn của bạn mượn giấy tờ tùy thân mà biết rõ mục đích của bạn của bạn dùng giấy tờ tùy thân để đi mua trả góp mà vẫn cố tình cho người đó mượn tuy nhiên, không có ý định lừa đảo, phạm tội thì căn cứ theo Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: 

"Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;

c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật…".

Do khi để thực hiện giao kết hợp đồng trả góp, bắt buộc phải có các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu…vì vậy bạn sẽ bị sử phạt hành chính với hành vi cho người khác mượn giấy tờ tùy thân, chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật với hình phạt tiền là 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. 

Thứ hai: Nếu bạn chỉ đơn thuần là cho bạn của bạn mượn giấy tờ tùy thân mà không thể biết được lý do bạn của bạn mượn để làm gì, với mục đích như thế nào thì bạn sẽ không bị xem xét trách nhiệm với hành vi trên. Còn đối với hành vi của người bạn của bạn, sau khi mua hàng không trả được nợ nên đã bỏ trốn nhằm trốn tránh, chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009: 

"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản...".

Theo đó, với hành vi nhận được tài sản của người khác thông qua hợp đồng trả chậm, trả dần, sau đó mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản bằng việc trốn tránh, bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị 6 triệu đồng thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản. 

Có nên cho người khác mượn chứng minh nhân dân

>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hành vi cho mượn chứng minh thư nhân dân: 1900.6568

Thứ hai: Nếu ngay tờ đầu bạn cho người bạn của bạn đã có ý định chiếm đoạt tài sản của bên cửa hàng bằng cách thực hiện việc mượn giấy tờ tùy thân của bạn để đi giao kết hợp đồng, có hành vi lừa dối, sau đó bỏ trốn, để chiếm đoạt tài sản thì trong trường hợp này, hành vi của bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 

"Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm…".

Nếu trong trường hợp này, bạn biết rõ về hành vi của bạn mình ngay từ đầu đã có ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bạn cho mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi đó thì bạn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm. 

Xem thêm: Mất chứng minh nhân dân có được làm thẻ căn cước công dân?