Cổ phiếu công ty cp thuận thảo là bao nhiêu năm 2024

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp "nổi như cồn" một thời rơi vào diện đình chỉ giao dịch - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo quyết định của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 29 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM vào diện đình chỉ giao dịch từ 15-12 vừa qua.

Trong các mã này, có những cái tên "nổi như cồn" trong giới kinh doanh một thời như GTT của Công ty cổ phần Thuận Thảo, HVG của Thủy sản Hùng Vương.

Nữ "đại gia" trượt dốc, cổ phiếu rớt thảm còn 300 đồng

GTT là mã chứng khoán của Công ty cổ phần Thuận Thảo. Doanh nghiệp này của bà Võ Thị Thanh - nữ "đại gia" nổi tiếng một thời với danh xưng "bông hồng vàng" đất Phú Yên. Đây cũng từng là thương hiệu vận tải rất lớn ở khu vực phía Nam, sau đó lấn sân sang mảng du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản...

Thuận Thảo kinh doanh "lình xình" từ giai đoạn 2011 - 2013, khi lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn mấy trăm triệu đến 1 tỉ đồng. Chuỗi thời gian thua lỗ chính thức bắt đầu từ 2014 khi công ty này báo lợi nhuận âm 186 tỉ đồng.

Từ 2016 - 2019, doanh nghiệp của nữ đại gia đều đặn báo lỗ hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Mức lỗ đỉnh điểm rơi vào năm 2016 khi lợi nhuận âm 298 tỉ đồng.

Những thông tin cuối cùng về kết quả kinh doanh của Thuận Thảo dừng lại ở quý 3-2020. Theo HNX, cổ phiếu GTT bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch do doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính năm 2020, 2021, 2022.

Báo cáo tài chính quý 3-2020 ghi nhận khoản lỗ lũy kế của Thuận Thảo vượt 1.500 tỉ đồng cùng khoản nợ phải trả gần 1.750 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.075 tỉ đồng.

Đi cùng bức tranh kinh doanh, cổ phiếu của doanh nghiệp cũng rớt thảm hại. Từng niêm yết trên HoSE với mức giá hàng chục ngàn đồng mỗi cổ phiếu, đến thời điểm bị đình chỉ trên UPCoM còn 300 đồng.

Được biết, công ty nữ "đại gia" một thời đất Phú Yên bắt đầu lao dốc khi tăng vốn liên tục và lao vào các dự án bất động sản cuối thập kỷ trước.

Từ "vua cá tra" doanh thu hàng chục ngàn tỉ đồng đến cái kết khó thể buồn hơn

Cổ phiếu HVG của Công ty cổ phần Hùng Vương cùng nằm diện duy trì đình chỉ giao dịch trong đợt này.

Về lịch sử niêm yết, năm 2009, HVG lên sàn TP.HCM. Đến tháng 8-2020, HVG bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE và chuyển sang UpCOM.

Do nhiều năm liên tiếp không công bố báo cáo tài chính kiểm toán, HVG chính thức phải dừng cuộc chơi niêm yết. Trước đó thị giá về còn 1.400 đồng.

Chủ tịch của HVG là ông Dương Công Minh - doanh nhân một thời nổi tiếng với biệt danh "vua cá tra" cùng slogan nổi tiếng "Think of fish, eat panga!" (Nghĩ đến cá, hãy ăn cá tra).

Trước khi "sa cơ", HVG từng là doanh nghiệp rất lớn trong lĩnh vực thủy sản với lợi nhuận đều đặn vài trăm tỉ mỗi năm, kéo dài từ 2007 đến 2015.

HVG bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bất ổn khi đạt đỉnh doanh thu năm 2016 với 17.890 tỉ đồng nhưng lãi vỏn vẹn 9,7 tỉ đồng. Cũng từ năm này, "vua cá tra" đánh dấu mốc hết thời lãi trăm tỉ đồng.

Sang đến 2017, HVG còn báo lỗ hơn 700 tỉ đồng, trong khi doanh thu chỉ giảm 13% so với năm ngoái, về mức 15.500 tỉ đồng. Tới 2019, doanh thu HVG "tụt dốc" còn hơn 4.100 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 1.123 tỉ đồng.

Nhìn vào bức tranh quý này, vấn đề lớn của HVG là kinh doanh dưới giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính tăng mạnh, ghi lỗ từ phần lợi nhuận công ty liên kết, liên doanh…

Mấy năm trước, nhiều hứa hẹn về bức tranh tươi sáng hơn khi công ty này tuyên bố bắt tay cùng Thaco. Nhưng đến giữa 2021, khi Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trân Oanh và chủ tịch HĐTV là ông Trần Bá Dương bán sạch hàng triệu cổ phiếu HVG thì dường như công cuộc giải cứu "vua cá tra" không có được cái kết như mong đợi.

Đợt này, một loạt cổ phiếu "họ" Sông Đà như S27, S96, SD1, SDB, SDV, STL… cũng nằm trong diện bị đình chỉ giao dịch từ 15-12.

Theo HNX, tính đến ngày 15-12, trên UPCoM có 44 cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch.

Số liệu WiGroup cung cấp cho Tuổi Trẻ Online đến ngày 15-12, cả thị trường có hơn 270/1.585 doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin theo quy định.

Cổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay.

Theo thông báo trước đó của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ ngày 15/12, 29 mã chứng khoán trên UPCoM sẽ chính thức bị đình chỉ giao dịch. HNX cho biết các cổ phiếu trên bị đình chỉ giao dịch do các tổ chức giao dịch chưa công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên.

Cổ phiếu của "Bông hồng vàng" Phú Yên Võ Thị Thanh

Đáng chú ý, trong danh sách 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay, nhiều cổ phiếu trong đó thuộc về doanh nghiệp của các đại gia nổi tiếng một thời.

Như trường hợp cổ phiếu GTT của Công ty CP Thuận Thảo, doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh, người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" trong giới kinh doanh Phú Yên.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GTT từng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với giá tham chiếu 20.000 đồng/cổ phiếu (sau điều chỉnh là 13.900 đồng). Doanh nghiệp này đặt tham vọng huy động vốn để trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu thị trường phía Nam.

Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh không khả quan, các dự án đầu tư kém hiệu quả, thị giá GTT thời điểm lên cao nhất chỉ đạt xấp xỉ 15.500 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh) vào tháng 1/2014, sau đó là chuỗi ngày đi ngang và giảm liên tục. Đến tháng 6/2016, 43,5 triệu cổ phiếu GTT bị hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ kéo dài và phải chuyển xuống giao dịch tại UPCoM.

Trước khi bị cơ quan quản lý đình chỉ giao dịch, mỗi cổ phiếu GTT chỉ có giá 300 đồng và thường xuyên rơi vào tình trạng không có thanh khoản.

Cổ phiếu công ty cp thuận thảo là bao nhiêu năm 2024

Thị giá GTT đang ở mức thấp nhất thị trường và gần như không có thanh khoản. Ảnh: TradingView.

Về Công ty Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh, đây từng là doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vận tải phía Nam. Công ty này là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên sở hữu khách sạn 5 sao, siêu thị ở Phú Yên và cũng là doanh nghiệp đầu tiên sở hữu bến xe khách tư nhân của cả nước.

Nhờ những thành công trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2011, bà Thanh liên tục nhận được giải thưởng Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - cúp Bông hồng vàng. Thuận Thảo cũng được xem là thương hiệu lớn đầu tiên tại Phú Yên có tiếng tăm trong giới kinh doanh cả nước.

Tuy nhiên, tham vọng bước chân vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã khiến Thuận Thảo phải vay nợ lớn. Trong khi du lịch Phú Yên thời điểm đó chưa phát triển cùng với thị trường bất động sản đóng băng đã khiến doanh nghiệp của nữ đại gia thua lỗ và đối diện nguy cơ phá sản.

Điển hình trong số những dự án từng được công ty "ôm mộng" lãi trăm tỷ là khách sạn 5 sao đầu tiên và duy nhất của tỉnh Phú Yên hiện nay. Công trình gồm 218 phòng ngủ hạng sang, kèm hồ bơi, phòng họp hiện đại... được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sử dụng vốn vay quá lớn và kéo tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn xây dựng xuống mức rất thấp.

Từ năm 2017, hoạt động kinh doanh của Thuận Thảo thường xuyên rơi vào thua lỗ. Theo báo cáo tài chính gần nhất được công bố, tính đến tháng 9/2020, lỗ lũy kế của Thuận Thảo đã vượt 1.500 tỷ đồng, trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ là hơn 435 tỷ, dẫn tới khoản âm vốn chủ sở hữu hơn 1.075 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản nợ phải trả hơn 1.746 tỷ đồng đến cuối quý III/2020 (97% là nợ ngắn hạn) trong khi tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn vỏn vẹn 10 tỷ đồng.

"Vua cá tra" một thời cũng chịu chung số phận

Cũng nằm trong danh sách bị đình chỉ giao dịch là cổ phiếu Công ty CP Hùng Vương (HVG), doanh nghiệp từng được mệnh danh là "vua cá tra" của đại gia Dương Ngọc Minh.

Năm 2009, Hùng Vương đưa cổ phiếu niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu 50.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh là 11.490 đồng), vốn điều lệ khi đó xấp xỉ 600 tỷ đồng. Thời điểm đó, doanh thu của "vua cá tra" đạt gần 3.100 tỷ đồng, lợi nhuận lên tới hàng trăm tỷ/năm. Giá cổ phiếu HVG sau đó cũng tăng mạnh lên hơn 22.000 đồng vào tháng 10/2014.

Ở đỉnh cao hoạt động, Hùng Vương có tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng, công ty cũng liên tục thực hiện các thương vụ thâu tóm trong ngành thủy sản như mua lại Công ty Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Thủy sản Tắc Vân (TFC)...

Tuy nhiên, đến năm 2015, khi giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh, hoạt động kinh doanh của Hùng Vương bắt đầu suy yếu. Cộng với việc mở rộng bảng cân đối tài sản quá nhanh khiến nợ phải trả tăng nhanh tương ứng. Kết quả là chi phí lãi vay đã ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp.

Năm 2016, Hùng Vương ghi nhận doanh thu lên tới gần 18.000 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận ròng chỉ đạt chưa đầy 10 tỷ. Sang năm 2017, "vua cá tra" vẫn đạt trên 15.500 tỷ đồng doanh thu nhưng đã lỗ sau thuế hơn 705 tỷ đồng.

Những năm sau đó, doanh thu và lợi nhuận Hùng Vương liên tục lao dốc, đỉnh điểm là năm 2019 với khoản lỗ ròng 1.123 tỷ đồng.

KẾT QUẢ KINH DOANH LAO DỐC CỦA "VUA CÁ TRA" HÙNG VƯƠNG Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20152016201720182019 Doanh thu thuần tỷ đồng 12337178841551581054106 Lợi nhuận sau thuế 14210-70516-1.123

Công ty sau đó đã phải bán một loạt công ty con cũng như nhiều tài sản để trả nợ.

Hùng Vương cũng từng được Tập đoàn Thaco rót vốn đầu năm 2020 thông qua việc mua cổ phần trực tiếp và liên kết hợp tác qua công ty con Thadi. Theo thỏa thuận, Thaco và những cổ đông liên quan sẽ sở hữu 35% cổ phần Hùng Vương và tham gia hoạt động điều hành, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối 2020, Thaco bất ngờ thoái vốn và không còn là cổ đông lớn tại đây.

Tháng 8/2020, hơn 227 triệu cổ phiếu HVG chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE. Từ đó, HVG chuyển đăng ký giao dịch sang UPCoM. Tuy vậy, việc công bố thông tin vẫn chậm trễ dẫn đến việc bị duy trì diện đình chỉ giao dịch.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.