Co testing là gì

Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung như: Pap Smear, Thinprep, HPV DNA,… được ví như “chìa khóa vàng” giúp xác định và phát hiện sớm tế bào bất thường ở cổ tử cung do virus HPV gây ra để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Co testing là gì

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm và ngăn chặn các tế bào bất thường ở cổ tử cung của phụ nữ. Thông thường, các tế bào này sẽ xuất hiện và phát triển dần dần qua nhiều năm dưới tác động của các tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó nhận biết vì triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh chưa từng thực hiện tầm soát trước đó.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ung thư xảy ra ở cổ tử cung, vị trí khe hẹp nối âm đạo với tử cung. Ung thư cổ tử cung hình thành do tế bào ở cổ tử cung phát triển đột biến tạo nên khối u. Những tế bào này nhân lên không kiểm soát và mất cơ chế tự hủy. Dần dần chúng phát triển tấn công sang những mô lân cận, giai đoạn diễn tiến muộn sẽ di căn tới những cơ quan khác.

Thống kê cho thấy, mỗi năm ở Mỹ có hơn 13.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, hơn 4.000 ca tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này đã giảm xuống khoảng 2% mỗi năm nhờ việc tiêm vắc xin HPV kết hợp áp dụng các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ khuyến cáo, phát hiện và điều trị từ sớm, cũng như tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh. (1)

Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý gây tử vong và vô sinh hàng đầu ở nữ giới, có xu hướng gia tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 500.000 ca mắc mới và khoảng 250.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Nếu không ngăn chặn, năm 2030, số ca mắc trên toàn cầu lên 700.000 và 400.000 người tử vong.

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ, phổ biến thứ 2 ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau ung thư vú. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus HPV. Khoảng 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời nhưng chủ yếu là nhiễm thoáng qua. Trong đó, khoảng 20% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao dai dẳng gây nên biến đổi tế bào ở cổ tử cung.

Quá trình một phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao tiến triển thành ung thư xâm lấn mất khoảng 10-15 năm. Trong một số ít trường hợp, khoảng thời gian này rút ngắn còn 1-2 năm. Do đó, việc tầm soát phát hiện sớm bệnh khi chưa có biểu hiện vô cùng quan trọng. Điều này có thể xử trí, điều trị kịp thời, giúp bệnh nhân thoát “án tử” do bệnh ác tính. Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi với tỷ lệ rất cao. Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ, tỷ lệ điều trị thành công là gần 100%. Ở giai đoạn I, tỷ lệ điều trị khỏi là 85 – 90%. Tỷ lệ giảm còn 75% ở giai đoạn 2; 30 – 40% ở giai đoạn 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4.

Gánh nặng bệnh tật do ung thư cổ tử cung là mối đe dọa lớn cho người phụ nữ gia đình có điều kiện kinh tế xã hội thấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người phụ nữ nói riêng, gia đình có người bệnh nói chung. Do vậy, sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ, có biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao, tiết kiệm chi phí. Do đó, bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Co testing là gì
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung giúp xác định và phát hiện sớm tế bào bất thường ở cổ tử cung

Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Kể từ khi các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung công nghệ cao ra đời và được ứng dụng rộng rãi thì tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh đã giảm một cách đáng kể. Hiện nay có 6 phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung được thực hiện nhiều nhất là: Khám phụ khoa, Pap smear (phết tế bào cổ tử cung); Cellprep; Thinprep, Soi cổ tử cung và HPV DNA.

1. Khám phụ khoa

Ung thư cổ tử cung diễn tiến rất âm thầm và lặng lẽ. Thông thường, bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng khi ở giai đoạn muộn. Vì vậy, để tầm soát ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần phải đi khám phụ khoa định kỳ. Bản chất khám phụ khoa định kỳ không thể khẳng định được việc bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không, tuy nhiên khám phụ khoa giúp các bác sĩ phát hiện dấu hiệu ban đầu của bệnh như viêm nhiễm. Một bệnh lý viêm nhiễm nếu không được điều trị tốt cũng có thể trở thành môi trường thuận lợi để virus HPV phát triển nếu chẳng may bị nhiễm virus này.

Khám tử cung và cổ tử cung là một phần của khám phụ khoa. Trong trường hợp bác sĩ Sản phụ khoa phát hiện những triệu chứng bất thường nghi ngờ là ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm khác như Pap smear, Thinprep Pap, soi hoặc sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra mức độ phát triển của các tế bào ung thư.

Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm và lặp lại trong vòng 2, 3 hoặc 5 năm sau đó. Đối với phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục nên khám phụ khoa 6 tháng – 1 năm/lần, vì ngoài ung thư cổ tử cung phụ nữ còn phải đối mặt với các vấn đề khác như viêm, nhiễm…

2. Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap Smear (xét nghiệm Pap, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) là xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung.

Phương pháp này thực hiện thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm tế bào ung thư trước khi các khối u lây lan rộng. Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap Smear còn phát hiện bất thường ở cấu trúc, hoạt động và biến đổi của các tế bào cổ tử cung, phát hiện nguy cơ mắc bệnh từ sớm. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị theo dõi tiếp theo cho người bệnh. Kỹ thuật lấy mẫu vô cùng đơn giản và được các bác sĩ thực hiện trong khi khám phụ khoa với các dụng cụ chuyên biệt.

3. Xét nghiệm Thinprep Pap

Xét nghiệm Thinprep là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear. Với kỹ thuật này, sau khi thu thập, các tế bào ở cổ tử cung sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản hoàn toàn tự động.

Phương pháp Thinprep hiện đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ, châu Âu cũng như các nước trong khu vực. Thinprep được FDA (Hoa Kỳ) phê duyệt cho cả 4 chỉ định: PAP, HPV, Chlamydia và lậu cầu.

Đây là phương pháp giúp giảm đáng kể tỷ lệ kết quả âm tính giả trong xét nghiệm PAP tăng tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung biểu mô tuyến, góp phần chẩn đoán chính xác giai đoạn sớm tổn thương tế bào ở cổ tử cung, tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

4. Xét nghiệm Cellprep

So với phương pháp Pap Smear truyền thống, xét nghiệm CellPrep Pap test là bước cải tiến vượt bậc. Xét nghiệm CellPrep đã làm tăng độ nhạy phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung đến 70-95% (cao hơn PAP thường quy khoảng 20%). Phương pháp CellPrep lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung nhúng dịch đã thành công khắc phục được những nhược điểm của phương pháp lấy mẫu phết tế bào cổ tử cung thường quy như xử lý chất nhầy, hồng cầu và tế bào viêm. Từ đó, các tế bào biểu mô bất thường, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến – loại tế bào ung thư rất khó phát hiện trên phết nhúng dịch được phát hiện dễ dàng hơn so với phết thường quy.

5. Soi cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp quan sát cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung (thiết bị phóng đại đặc biệt). Soi cổ tử cung chiếu ánh sáng qua âm đạo, vào cổ tử cung, có thể phóng to hình ảnh thật lên gấp 10 – 30 lần. Kỹ thuật này giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trên cổ tử cung mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bên cạnh đó, soi cổ tử cung còn có thể kết hợp với bôi dung dịch acid acetic 3 – 5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) vào cổ tử cung để giúp xác định chính xác các tổn thương ở cổ tử cung.

Soi cổ tử cung được thực hiện khi kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy có những thay đổi bất thường trong tế bào. Soi cổ tử cung là xét nghiệm rất hữu ích giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá các bất thường ở cổ tử cung. Đặc biệt, phương pháp này giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư và ung thư vi xâm lấn khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Khi phát hiện các tổn thương nghi ngờ tại cổ tử cung, bác sĩ sẽ bấm sinh thiết lại vị trí đó để lấy vài mảnh mô nhỏ, sau đó nhuộm, soi trên kính hiển vi để tìm ra tế bào ác tính, phục vụ việc chẩn đoán bệnh chính xác.

6. Xét nghiệm HPV DNA

Xét nghiệm HPV DNA là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện virus HPV – nguyên nhân hàng đầu gây đến 99.7% căn bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Phương pháp HPV DNA không khẳng định 100% phụ nữ có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả thu được có thể phát hiện được virus gây bệnh đang tồn tại trong cơ thể, nhờ đó đánh giá được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Thông thường, xét nghiệm HPV DNA được thực hiện đồng thời cùng xét nghiệm Pap Smear hoặc Thinprep để thu thập các tế bào cổ tử cung, phát hiện và đánh giá những tế bào bất thường có nguy cơ gây ung thư từ sớm.

Co testing là gì
Xét nghiệm Thinprep là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung tiên tiến nhất

Khi nào nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung? Tần suất như thế nào?

Khi nào nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung? Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), việc tầm soát ung thư cổ tử cung khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,… Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 – 44 tuổi. Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm chị em phụ nữ lựa chọn, với tần suất định kỳ là từ 1 – 3 năm/lần. Cụ thể:

  • Người từ 21-29 tuổi: Thực hiện xét nghiệm Pap smear hay Thinprep 3 năm/1 lần nếu kết quả xét nghiệm bình thường. Xét nghiệm HPV không được khuyến cáo ở độ tuổi này.
  • Ở độ tuổi trung niên (từ 30 – 65 tuổi):
    • Nếu chỉ thực hiện Pap smear hay Thinprep: tầm soát 3 năm/lần nếu kết quả xét nghiệm không có bất thường
    • Nếu chỉ thực hiện HPV test: tầm soát 5 năm/lần nếu kết quả xét nghiệm không có bất thường.
    • Nếu thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV: tầm soát 5 năm/1 lần nếu kết quả xét nghiệm không có bất thường.
  • Người trên 65 tuổi nếu không có sự bất thường nào ở tế bào cổ tử cung, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua có thể ngừng tầm soát.

Ngoài các mốc trên khi thấy có biểu hiện bất thường nào, chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ngay.

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc và phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất và sớm nhất, cùng biện pháp dự phòng với tiêm chủng vắc xin cho trẻ em gái từ sớm để ngăn ngừa bệnh.

Tuy nhiên, cũng như các phương pháp xét nghiệm khác, tầm soát ung thư cổ tử cung không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Thỉnh thoảng, vẫn có trường hợp cho kết quả bất thường dù tế bào bình thường, được gọi là dương tính giả. Đôi khi cũng có kết quả âm tính giả, tức là xét nghiệm không phát hiện được tế bào bất thường. Để đảm bảo rằng kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2-3 ngày trước khi xét nghiệm.
  • Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên thực hiện tầm soát khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc 5 ngày.
  • Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.
Co testing là gì
Phụ nữ nên ghi nhớ lịch sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ

Những lưu ý quan trọng khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

ThS.BS Kiều Lệ Biên, Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, để đạt hiệu quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác, phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời phái đẹp không quan hệ tình dục trong 2-3 ngày trước khi xét nghiệm; không sử dụng băng vệ sinh (tampons), thuốc đặt âm đạo, không thụt rửa âm đạo trong 2-3 ngày trước khi xét nghiệm và đi khám, làm xét nghiệm khi không ở trong kỳ kinh nguyệt. Thời gian tốt nhất để thực hiện Pap’s test ít nhất 5 ngày sau khi sạch kinh. Chị em nên đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm bởi bàng quang đầy có thể khó chịu.

Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường nên không cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.

Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền mà bản thân phụ nữ và gia đình phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Do vậy, sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung thông qua các xét nghiệm đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ kết hợp sẽ là điều quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sống. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp giảm bớt gánh nặng chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là yếu tố tiên quyết hàng đầu để tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành ung thư, tăng cơ hội điều trị thành công, giảm gánh nặng chi phí điều trị, đặc biệt quan trọng với những người ở độ tuổi trung niên 35-44 tuổi.

Chủ đề: #ung thư cổ tử cung

Cập nhật lần cuối: 07:38 31/10/2022

Chia sẻ:

Co testing là gì
Co testing là gì
Co testing là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Co testing là gì

Tiêm HPV ở đâu tốt? Cách đăng ký chích ngừa vắc xin HPV tại VNVC

Ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư...

Xem Thêm

Co testing là gì

Đến tháng có tiêm HPV được không? Có kinh chích ung thư cổ tử cung ổn không?

Đến tháng có tiêm HPV được không? Là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ khi có ý định tiêm vắc xin phòng virus HPV - nguyên...

Xem Thêm

Co testing là gì

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung di căn là gì? Cách trị như thế nào?

Ung thư cổ tử cung di căn được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Việc điều trị lúc này vô cùng khó khăn, tốn kém và...

Xem Thêm

Co testing là gì

Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Có chậm kinh?

Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Tiêm HPV có bị chậm kinh không? Là các vấn đề được nhiều phụ nữ quan...

Xem Thêm

Co testing là gì

Chích ngừa ung thư cổ tử cung trễ hẹn có an toàn, hiệu quả không?

Việc tiêm chủng rất cần thực hiện theo nguyên tắc đúng lịch, đủ mũi để phát huy tốt nhất hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy...

Xem Thêm

Co testing là gì

Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? [GÓC GIẢI ĐÁP KIẾN THỨC]

Virus HPV, nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh sinh dục khác, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục thông...