Con người có bao nhiêu đốt xương sống năm 2024

Cột sống người hay còn gọi là xương cột sống người, là cột trụ chính của thân người đi từ mặt dưới xương chẩm đến đỉnh xương cụt. Cột sống người gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau.

Cột sống người có dạng gì?

Cột sống con người được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có một chiều cong và cấu tạo riêng thích hợp với chức năng của đoạn đó. Từ trên xuống dưới:

  • Đoạn cổ gồm 7 đốt, cong lồi ra phía trước
  • Đoạn ngực có 12 đốt cong lồi ra sau
  • Đoạn thắt lưng có 5 đốt, cong lồi ra trước
  • Đoàn cùng có 5 đốt dính liền với nhau tạo thành xương cùng, cong lồi ra sau
  • Đoạn cụt gồm 4-6 đốt sống cuối cùng dính với nhau tạo thành xương cụt.

Chiều dài của toàn bộ cột sống khoảng bằng 40% chiều cao cơ thể.

Đặc điểm chung của các đốt sống

Mỗi đốt sống gồm có 3 phần là: thân đốt sống và cung đốt sống quây quanh lỗ đốt sống.

  • Thân đốt sống (corpus vertebrae) : có hình trụ dẹt, mặt trên và mặt dưới đều hơi lõm để tiếp khớp với đốt sống kế cận qua đĩa gian đốt sống.
  • Cung đốt sống (arcus vertebrae): ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân đốt sống giới hạn nên lỗ đốt sống.
  • Lỗ đốt sống (foramen vertebrae): nằm giữa thân đốt sống và cung đốt sống. Các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ này tạo thành ống sống, chứa tủy sống.

Cung đốt sống gồm:

  • Mảnh cung đốt sống (lamina arcus vertebrae) rộng và dẹt
  • 2 cuống cung đốt sống (pediculus arcus vertebrae) ở trước mảnh, dính với thân . Cuống có hai bở trên và dưới đều lõm gọi là các khuyết sống trên và dưới. Khuyết sống dưới của đốt sống trên cùng khuyết sống trên của đốt sống dưới liền kề tạo nên lỗ gian đốt sống, là nơi mà các dây thần kinh sống và các mạch máu đi qua.

Các mỏm tách ra từ cung đốt sống là:

  • 1 mỏm gai (từ giữa mặt sau của mảnh cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới, sờ thấy được ở dưới da lưng);
  • 2 mỏm ngang (từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy ngang ra hai bên);
  • 4 mỏm khớp (tách ra từ khoảng chỗ nối giữa cuống và mảnh).

Đặc điểm riêng của đốt sống ở từng đoạn

  • Các đốt sống cổ (vertebrae cervicales): có đặc điểm chung là mỏm ngang dính vào thân và cuống cung đốt sống bằng 2 rễ, giới hạn nên lỗ ngang (foramen tranversarium) nơi có các mạch đốt sống đi qua. Đốt sống cổ VII (vertebra prominens) có mỏm gai dài nhất trong số các mỏm gai đốt cổ.
  • Các đốt sống ngực (vertebrae thoraciacae) có đặc điểm chung là có hõm sườn mỏm ngang (fovea costalis processus transversi) trên mỏm ngang để tiếp khớp với củ sườn và các hõm sườn trên và dưới trên thân đốt để tiếp khớp với chỏm sườn.
  • Các đốt sống thắt lưng (vertebrae lumbales) có đặc điểm là không có lỗ ngang như đốt sống cổ, không có các hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực.
  • Xương cùng: do các đốt sống cùng dính chặt với nhau tạo thành. Xương cùng tiếp khớp ở trên với đốt sống thắt lưng V, ở dưới tiếp với xương cụt và hai bên tiếp với xương chậu. Xương cùng có hình tháp có hai mặt là mặt trước và mặt sau, hai phần bên, nền ở trên, đỉnh ở dưới. Đỉnh xương cùng tiếp với xương cụt.
  • Xương cụt do 4-6 đốt sống cụt dính liền nhau tạo nên.
  • Cột sống người giúp chống đỡ trọng lực cơ thể và kết nối các xương khác lại với nhau, giúp cho sự vận động của con người trở nên đa dạng, linh hoạt.
  • Cột sống người giúp bảo vệ tủy sống , một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, chi phối mọi hoạt động của cơ thể.
  • Cột sống có hình dạng gần giống chữ S dó có hai đoạn ưỡn ở cổ và thắt lưng và một đoạn gù ở ngực. Nhờ hình dáng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm giúp phân tán lực tác động lên cơ thể.

Cột sống cùng với các xương sườn và xương chậu tạo thành khung xương để các cơ bám và bảo vệ các nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng.

Không ít người có thói quen gù lưng khi đứng và cả khi ngồi. Tật xấu này dần trở nên phổ biến hơn và nó có tác động đến sức khỏe của cột sống, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đặc biệt là đối với thời đại công nghệ, khi con người ít vận động hơn trước, phần lớn thời gian lại sử dụng các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bản hay điện thoại thông minh. Khi sử dụng các thiết bị này, đa số người dùng thường vô thức đẩy cơ thể mình vào những tư thế xấu, gây sức ép lên những vùng xương, cơ trong cơ thể quá lâu.

Ngoài ra các đốt sống này cũng là nơi chứa và bảo vệ tủy sống, một phần rất quan trọng trong hệ thần kinh.

Chính vì vậy, quý vị nên hiểu rõ 26 điều sau về cột sống của mình, để cải thiện và giữ gìn sức khỏe.

1. Cột sống rất linh hoạt

Quý vị có thể uốn cong cơ thể mình, tạo thành một hình vòng cung khoảng 1/3 hình tròn, đó là nhờ sự linh hoạt và độ co dãn tốt của cột sống.

2. Cột sống chứa hơn 100 đĩa đệm

3. Thật ra cổ chúng ta cũng giống như con hưu cao cổ vậy.

Vì hưu cao cổ cũng có 7 đốt sống cổ, y hệt như 7 đốt sống của loài người. Dĩ nhiên là có khác nhau ở chiều dài mỗi đốt sống.

4. Có bao nhiêu nơ-ron tại khu vực cột sống này?

Cột sống có chứa khoảng 13.5 triệu nơ-ron thần kinh.

5. Tổng chiều dài của cột sống là bao nhiêu?

Trung bình chiều dài cột sống của nữ là khoảng 61 cm, và 71 cm đối với nam.

6. Cột sống giữ vai trò hỗ trợ to lớn trong cơ thể

Cột sống giúp hỗ trợ tối đa phần thân trên trong các hoạt động khi đứng, ngồi và di chuyển. Đặc biệt là cột sống chịu sức nặng của phần đầu, vốn có trọng lượng từ khoảng 4.5kg-5kg.

7. Có đến 120 bắp cơ tại cột sống

Các bắp cơ này chịu trách nhiệm quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của cột sống, giúp giữ cho các đốt sống linh hoạt và cân bằng.

8. Có bao nhiêu đốt sống?

Cột sống người trưởng thành bao gồm một hệ thống có 26 đốt xương kéo dài từ xương chậu lên đến phần đầu, bao gồm: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, xương cùng và xương cụt.

Xương cùng vốn do 5 đốt hông liền nhau tạo nên và xương cụt vốn do 4 đốt cụt liền lại tạo nên. Chính vì vậy xương sống trẻ sơ sinh có đến 33 đốt, trong khi đó, người trưởng thành chỉ còn 26 đốt.

Con người có bao nhiêu đốt xương sống năm 2024

Source: Pixabay

9. Xương sống có hình chữ ‘S’

Xương sống khi nhìn từ bên hông sẽ có hình chữ ‘S’, chính cấu tạo này làm cho cột sống hỗ trợ phần trên cơ thể tốt nhất.

10. Ống xương cột sống dầy bao nhiêu?

Ống xương cột sống dầy từ khoảng 1cm-1.5cm. Khi trẻ lên 4 thì độ dầy ống xương đạt mức cao nhất.

11. Cột sống chịu được sức nặng rất lớn

Cột sống có ‘siêu’ năng lực, có thể chịu được sức ép lên đến hàng trăm kg.

12. Sụn xốp ở cột sống hay còn gọi là đĩa đệm.

Hơn một phần tư tổng chiều dài của cột sống bao gồm sụn, còn được gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm nằm giữa như một ‘hệ thống giảm sốc’, giúp bảo vệ các dây thần kinh và não tủy khi cơ thể vận động mạnh.

13. Khi đi vào không gian, các đốt sống giãn ra, giúp quý vị cao hơn

Con người có bao nhiêu đốt xương sống năm 2024

Source: Pixabay

Các phi hành gia khi quay trở lại trái đất đều cao hơn chiều cao cũ đến 3%. Theo lý thuyết thì các đốt sống bị nén bởi chính lực hấp dẫn của trái đất.

Thế nhưng cái phi hành gia không giữ được chiều cao ‘lý tưởng’ của họ, mà đều trở lại chiều cao cũ trong vòng 10 ngày sau khi quay về trái đất.

14. Chiều cao buổi sáng thường nhỉnh hơn một chút

Khi quý vị hoạt động cả một ngày dài, toàn bộ sức nặng của cơ thể có thể tạo lực nén lên các đĩa đệm, đặc biệt là ở vùng cổ và lưng. Thế nên sau một đêm ngủ ngon giấc, các đĩa đệm và đốt xương được thư giãn, và cũng là lý do nếu quý vị đo chiều cao của mình vào buổi sáng, thường có xu hướng sẽ nhỉnh hơn so với mức bình thường.

15. ‘Thông điệp’ từ các đốt xương sống

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra được các đốt xương có khả năng hoạt động hoàn toàn độc lập khỏi não bộ khi đề cập đến các giai đoạn đầu trong việc học các kĩ năng vận động mới.

Do đó, tủy sống có thể gửi các thông điệp quan trọng trực tiếp đến các cơ mà không cần thông qua não.

16. Thoái hóa đĩa đệm

Một nghiên cứu của Đại học Hongkong năm 2012 đã chỉ ra 7 trong số 10 người trưởng thành ở Hongkong bị thoái hóa đĩa đệm. Đó là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng đau lưng, và nếu nghiêm trọng hơn có thể bị tật.

17. 70% lời than phiền liên quan đến vùng thắt lưng

Hầu hết các trường hợp than phiền về đau lưng, có đến 70% là nói đến thắt lưng. 30% còn lại liên quan đến trường hợp đau quanh cổ, cột sống cổ.

18. Loãng xương

Tình trạng loãng xương vốn là một trong những vấn đề thường xảy ra ở người cao tuổi, nhiều nhất là ở những độ tuổi 70-79 và thường nữ giới có nguy cơ loãng xương cao hơn nam.

19. Sử dụng điện thoại thông minh có thể gây ra chấn thương cột sống

Việc sử dụng điện thoại thông minh liên tục và trong thời gian dài, có ảnh hưởng rất nặng đến cột sống cổ, vì dĩ nhiên khi nhìn màn hình điện thoại quý vị phải cúi đầu.

20. Cột sống có khả năng ghi nhớ tuyệt vời

Bất kì một thói quen nào, dù là tư thế lưng gù hay thẳng lưng, cột sống đều có thể ghi nhớ. Thế nên quý vị cần phải tập cho mình quen với tư thế thẳng lưng thường xuyên hơn cho đến khi cột sống ghi nhớ đó là tư thế cơ bản của cơ thể.

Việc giữ đúng tư thế trong các hoạt động hằng ngày là một yếu tố quan trọng đầu tiên, giúp giữ gìn sức khỏe cho cơ thể.

21. Hút thuốc có hại đến cột sống

Hút thuốc không chỉ làm giảm độ rắn của xương mà còn làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, bao gồm cả lượng máu đến cột sống. Khi từng thành phần nhỏ trong cột sống không nhận đủ lượng oxy và máu cần thiết để nuôi dưỡng chúng, lẽ dĩ nhiên là cột sống sẽ có vấn đề.

Đó là chưa kể đến việc hút thuốc có thể được xem là thứ làm chậm lại thời gian chữa lành của các tế bào trong cơ thể.

Con người có bao nhiêu đốt xương sống năm 2024

Source: Pixabay

22. Chấn thương đốt sống

Mức độ chấn thương của cột sống tùy thuộc vào vị trí đốt sống. Điều này có nghĩa là khi các đốt sống cao nhất bị chấn thương, thì mức độ nghiêm trọng nặng hơn.

Điều này có thể lý giải vì sao các bệnh nhân bị chấn thương sốt sống cổ thường không tránh khỏi tình trạng bị liệt cả 4 chi.

Trong khi đó nếu bị chấn thương những đốt sống phần dưới thường sẽ bị liệt vùng chân và ngực.

23. Những nguyên nhân thường thấy dẫn đến chấn thương cột sống

Tai nạn xe cộ là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất đối với các ca bị chấn thương cột sống ở khu vực châu Á.

Tuy nhiên, có những nghiên cứu còn chỉ ra được tại một số nước châu Á thì những chấn thương trong chiến tranh cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến chấn thương cột sống.

24. Cột sống linh hoạt có lợi lẫn hại

Mặc dù sự linh hoạt của cột sống giúp chúng ta xoay trở dễ dàng trong mọi hoạt động, nhưng cũng chính nó gây ra nhiều vấn đề.

Nếu chúng ta quá ỷ y vào độ ‘dẻo dai’ của cột sống mà gập người, xoay người quá trớn, sai tư thế, thì nó sẽ gây ra những tác hại khôn lường.

25. Chúng ta cần tăng cường sức khỏe các bắp cơ hỗ trợ vùng cột sống

Việc luyện tập bằng cách chạy bộ hoặc đạp xe có thể giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể, nhưng nó chỉ giúp rèn luyện các bó cơ ở tầng ngoài cùng. Trong khi đó, các bó cơ ở tầng sâu hơn trong cơ thể thì không thực sự được rèn luyện.

Quý vị có thể xem xét việc tập Pilates – một dạng bài tập sử dụng các hệ thống máy móc đặc biệt, được thiết kế để cải thiện sức mạnh thể chất, tính linh hoạt và cải thiện tư thế của cơ thể.

26. Khi ngủ với tư thế nằm ngửa cũng là khi quý vị dồn áp lực lên xương sống

Con người có bao nhiêu đốt xương sống năm 2024

Source: Flickr/ Daniel Max CC BY 2.0

Để giảm đi áp lực lên xương sống khi ngủ, quý vị có thể đặt một ít gối ở dưới khuỷu chân.

Hoặc ngủ nghiêng với một chiếc gối ôm kẹp giữa đầu gối.

Ngoài ra thì khi ngồi làm việc trong văn phòng, quý vị cũng nên đứng lên và đi lại thường xuyên để giúp giãn gân cốt.