Công cụ đánh giá năng lực bản thân năm 2024

Để đánh giá NLTH, trong quá trình nghiên cứu giáo dục các nhà khoa học đã xây dựng công cụ đánh giá, thực chất là bộ câu hỏi để khảo sát trực tiếp người học, sau đó phân tích để phiên giải kết quả. Khi xây dựng bộ câu hỏi, nhà nghiên cứu thường căn cứ vào lí thuyết về tự học của Candy và lí thuyết nhận thức xã hội của Barduran, công cụ đó đã đóng góp những thành công đáng kể trong lĩnh vực đo lường trong giáo dục, cụ thể là:

Guglielmino [70],[89] là một trong những người đầu tiên xây dựng một công cụ dùng để đo khả năng tự học (Self Direted Learning Readiness Scale- SDLRS) . Công cụ này là một bộ câu hỏi gồm 58 câu, được thiết kế để đánh giá kỹ năng và thái độ có liên quan đến tự học và cũng được biết đến là công cụ đánh giá mức độ hứng thú trong học tập (Learning Preference Assessment- LPA). Bộ câu hỏi này dùng để đo 8 biểu hiện: tự ý thức bản thân để học có hiệu quả, sự cởi mở với các cơ hội học tập, tính chủ động và độc lập trong học tập, chấp nhận chịu trách nhiệm với việc học của mình, tình yêu với việc học, sự sáng tạo, khả năng sử dụng các kỹ năng nghiên cứu cơ bản và kỹ năng giải quyết vấn đề, định hướng tích cực cho tương lai. Trải qua nhiều thập kỉ bộ công cụ này (SDLRS, LPA) được cải tiến và sử dụng rất rộng rãi (trên 40 quốc gia).

Một công cụ thứ hai được phát triển để đánh giá NLTH là OCLI (Kết quả nghiên cứu của Kenneth Kungu, Felistus Kinyanjui, và Krisanna Machtmes tại trường đại học Kenya). OCLI phân biệt giữa phương diện tính cách (bên trong) và quá trình (bên ngoài) của tự học và phát triển một công cụ tập trung vào đặc điểm tính cách của người tự học, đặc biệt là những đặc điểm liên quan đến sự chủ động và kiên trì. Như SDLRS, OCLI bộ câu hỏi có 24 câu. Nhưng bộ câu hỏi mà OCLI cung cấp là khó và trừu tượng nên rất khó để đánh giá độ tin cậy. Phép phân tích yếu tố trong công cụ cho thấy có ba yếu tố ảnh hưởng đến tự học - sự tự tin, khả năng làm việc độc lập và học tập thông qua sự tương tác với người khác, mong muốn được học và khả năng tự điều chỉnh.

Một công cụ thứ ba ít được biết đến là thang đo nhận thức về tự học (SDLPS), được lập ra bởi Pilling-Cormick. Đó là một bộ câu hỏi gồm 57 câu "được xây dựng để đánh giá nhận thức của học sinh về tính chất môi trường có thể trợ giúp hoặc cản trở khả năng tự học của họ". Nó nhằm mục đích tìm hiểu cách mọi người cảm nhận về mức độ kiểm soát của bản thân khi trải nghiệm việc học trong môi trường giáo dục chính thức. Nó coi yếu tố bối cảnh học tập là yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học. Bối cảnh học tập bao gồm các yếu tố cả về vật chất và tinh thần, chẳng hạn như cách xác định nhu cầu học tập, sự sẵn có của các tài liệu học tập, ảnh hưởng bên ngoài vào quá trình học tập, thông tin phản hồi, quản lý thời gian, làm việc nhóm, sắp xếp không gian và mức độ thoải mái. Tuy nhiên thang đo này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Như vậy, công cụ đánh giá về NLTH đã được xây dựng và được sử dụng trong nghiên cứu về giáo dục từ cuối thế kỉ XX, tuy nhiên mỗi một công cụ lại có những ưu và khuyết điểm riêng, các biến số đưa ra trong bộ công cụ là khác nhau, phụ thuộc vào người xây dựng bộ công cụ định nghĩa khái niệm NLTH ở phương diện nào. Do đó, rất khó để xác định bộ công cụ đánh giá chính xác đến mức nào trong những hoàn cảnh giáo dục cụ thể.

Kiến thức, kỹ năng và thái độ đều là những thứ cần được học hỏi, bồi đắp liên tục bởi chúng quyết định chân giá trị của một con người. Đây cũng chính là những yếu tố cốt lõi có trong ASK – mô hình đánh giá năng lực được nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp sử dụng.

Vậy, làm thế nào để áp dụng mô hình ASK định vị bản thân, làm chủ cuộc đời? Nội dung này chúng tôi hy vọng được phổ biến trong doanh nghiệp, để mỗi nhân sự đều có thể tự định vị làm chủ công việc và sự nghiệp của mình.

ASK thực chất là mô hình đánh giá năng lực nhân sự chuẩn quốc tế được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Dựa trên 3 yếu tố: Attitude (thái độ), Skill (kỹ năng), Knowledge (kiến thức).

Độc giả tìm hiểu kỹ hơn về mô hình ASK và cách áp dụng trong quản lý nhân sự tại bài viết sau: Mô hình ASK là gì? Cách áp dụng ASK Model trong quản lý nhân sự

Công cụ đánh giá năng lực bản thân năm 2024
3 yếu tố trong mô hình năng lực ASK

Không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và đánh giá nhân sự, mô hình ASK cũng đã được nhiều cá nhân áp dụng để định vị bản thân. Cụ thể, bạn sẽ tìm ra những điểm yếu, điểm mạnh về kiến thức, kỹ năng, thái độ của mình. Từ đó cải thiện và phát triển để dần nâng tầm giá trị, gây dựng sự nghiệp thành công.

Vai trò của việc áp dụng ASK trong định vị bản thân

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao doanh nghiệp lại cần bạn? Bạn sở hữu những điểm khác biệt nào về kiến thức, kỹ năng, tính cách khiến nhà quản lý khi cần một mảnh ghép cho dự án lại không thể không nghĩ đến bạn?

Thành công, giá trị của mỗi cá nhân không tự dưng mà có. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện, tích lũy để định vị bản thân, phát triển thương hiệu cá nhân. Thông qua việc tự đánh giá và hoàn thiện những yếu tố có trong mô hình ASK. Như vậy, việc áp dụng mô hình ASK sẽ giúp bạn:

  • Đánh giá chính xác năng lực hiện tại của bản thân;
  • Xác định các mục tiêu cụ thể, có tính khả thi;
  • Xây dựng lộ trình phát triển bản thân rõ ràng.
    Dành cho Nhân sự số: Kỹ năng số cần có | 50% nhân lực sẽ bị đào thải nếu không trang bị kỹ năng số trong 10 năm tới

3 bước áp dụng mô hình ASK để định vị bản thân

Dưới đây FastWork gợi ý bạn tham khảo 3 bước áp dụng mô hình ASK để định vị bản thân: Xác định mục tiêu, định vị năng lực, ứng dụng phát triển mô hình toàn diện.

1. Xác định mục tiêu

Để áp dụng mô hình ASK định vị bản thân hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần thiết lập cho mình những mục tiêu thật rõ ràng. Đây là kim chỉ nam định hướng tất cả những gì bạn sẽ làm để đạt được kỳ vọng. Bao gồm việc bản thân nên phát triển kỹ năng nào, bổ sung thêm kiến thức gì, thái độ ra sao?… Tất cả sẽ xoay quanh nền tảng định vị cá nhân bạn đã đặt ra.

Công cụ đánh giá năng lực bản thân năm 2024
Thiết lập mục tiêu rõ ràng khi áp dụng mô hình ASK

Hãy đảm bảo các mục tiêu của bạn cần đáp ứng đủ các yếu tố:

  • Rõ ràng, súc tích, không mơ hồ
  • Cho thấy rõ kết quả cần đạt được
  • Trong khả năng của bản thân nhưng cũng đủ thách thức, khó khăn để đạt được
  • Giới hạn mốc thời gian cụ thể

Lúc này, việc áp dụng mô hình ASK cũng sẽ giúp bạn đánh giá chính xác điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Từ đó xác định các mục tiêu phù hợp trong quá trình định vị bản thân.

2. Định vị năng lực bản thân

Về kỹ năng

Yếu tố kỹ năng thể hiện mức độ thành thạo, thuần thục các thao tác, khả năng xử lý tình huống và kinh nghiệm trong công việc của một cá nhân. Muốn biết kỹ năng của bạn đang ở mức độ nào, hãy dựa vào hiệu suất xử lý công việc bạn đang làm.

Ví dụ: Khi lập trình một chức năng phân hệ phần mềm, lập trình viên mới vào nghề phải mất 2 đến 3 ngày thì mới xử lý xong. Và có thể chưa đạt yêu cầu, phải thường xuyên sửa đi sửa lại. Nhưng với nhân viên lâu năm, ở cấp quản lý với kỹ năng thuần thục thì lại dễ dàng hoàn thành việc này trong nửa ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên căn cứ vào kết quả công việc đã đạt được trong quá khứ, và mức độ biến đổi trạng thái khi công việc thay đổi. Tùy vào tính chất của từng vị trí, sẽ có những kỹ năng khác nhau bạn cần tự đánh giá và trau dồi.

Ví dụ, các kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh có thể là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng, kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề,…

Về kiến thức

Đây là yếu tố thuộc về năng lực tư duy của mỗi cá nhân, và có được nhờ quá trình đào tạo, tự học hỏi. Đồng thời, nó phản ánh khả năng duy trì hiệu suất, cũng như năng lực làm việc của bạn.

Một phương pháp hiệu quả, bạn có thể áp dụng để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức là dùng thang đo Bloom. Năm 1956, thang đo này đã được đề xuất bởi nhà tâm lý học Benjamin Bloom. Ông đồng thời là người phát triển mô hình đánh giá năng lực ASK.

Cụ thể, thang đo Bloom được ví như “kim tự tháp” của sự nhận thức, bao gồm các cấp độ: Ghi nhớ – Hiểu biết – Vận dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo.

Điều quan trọng là bạn phải biết được mục tiêu công việc, vị trí bạn muốn đạt tới đòi hỏi những yếu tố nào. Từ đó học hỏi và tích lũy kiến thức càng nhiều càng tốt để sớm đạt được kỳ vọng. Khi bắt đầu, có thể chúng ta chỉ có được những kiến thức bé nhỏ nhưng sự kiên trì, tập trung sẽ đưa bạn đến nhiều phạm vi kiến thức lớn hơn và biến chúng trở thành của mình.

Về thái độ

Khi áp dụng mô hình ASK định vị bản thân, một yếu tố quan trọng, được đánh giá cao hơn cả, đó là thái độ. Phẩm chất, thái độ sẽ quyết định đến việc bạn có động lực giải quyết và vượt qua khó khăn trong công việc hay không. Đồng thời là chất xúc tác để học hỏi và sáng tạo trong công việc. Vì vậy, việc xây dựng cho mình một thái độ tích cực, phù hợp với mục tiêu bản thân hướng tới là rất quan trọng.

Ví dụ: Khi bạn định vị bản thân sẽ trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thì những phẩm chất, thái độ không thể thiếu, như: có tầm nhìn chiến lược và tập trung vào tương lai, xem xét kỹ toàn bộ dữ kiện trước khi ra quyết định, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tính nhất quán,…

Công cụ đánh giá năng lực bản thân năm 2024
Áp dụng mô hình ASK định vị năng lực bản thân

3. Ứng dụng, phát triển mô hình toàn diện

Bạn cần cân bằng việc phát triển giữa các tiêu chí Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ trong từ điển năng lực riêng mình. Đừng quá chú trọng đến một nhóm năng lực mà bỏ quên những yếu tố còn lại.

Điều bạn cần lưu ý nữa là, đừng chỉ đánh giá bản thân một cách chủ quan. Hãy tham khảo ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên,… để biết được năng lực bản thân đến đâu. Ngoài ra, bản chất của ASK là mô hình đánh giá năng lực nhân sự được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vì vậy, việc tìm hiểu về cách đánh giá nhân viên trong các doanh nghiệp, làm căn cứ để hoàn thiện bản thân cũng rất cần thiết.

Tóm lại, dùng mô hình ASK để định vị bản thân là một trong những phương pháp khá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Qua bài viết này, FastWork hy vọng sẽ giúp bạn thành công trên hành trình định vị được chính mình và chọn ra con đường đúng đắn cho tương lai.