Cột điện cao bao nhiêu mét

Đây là các vị trí cột số 05, 06 vượt sông Hậu của dự án đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa. Việc thi công lắp dựng cột cũng như kéo dây tại 2 vị trí này rất phức tạp, nên có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của cả dự án.

Dự án đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia [EVNNPT] làm chủ đầu tư, đang được Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam [SPMB] và các đơn vị liên quan khẩn trương tăng tốc để có thể đóng điện giai đoạn 1 trong tháng 12/2019.

Ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch HĐTV EVNNPT kiểm tra tiến độ thi công 2 vị trí cột 05, 06 vượt sông Hậu của đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa

Trong đó, 2 vị trí cột vượt sông Hậu là 2 cột điện cao nhất ở Việt Nam từ trước tới nay. Mỗi cột có chiều cao 175m. EVNNPT đã chỉ đạo SPMB [đơn vị quản lý dự án] và Công ty Truyền tải điện 4 [đơn vị tư vấn giám sát, sẽ tiếp nhận đường dây để quản lý vận hành] tập trung phối hợp và hỗ trợ Công ty CP Xây lắp điện 1 [PCC1] thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng cho 2 vị trí này, cũng như toàn bộ dự án.

Theo ông Võ Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc PCC1, do vị trí 2 cột gần bờ sông, nên mặt bằng thi công rất chật hẹp, khó khăn cho việc tập kết vật liệu. Mỗi vị trí có hơn 1.000m3 bê-tông nên mất gần 4 tháng mới đổ xong móng cột.

Để vận chuyển cột [trọng lượng khoảng 800 tấn/cột] đến vị trí, PCC1 đã phải thuê xà lan loại lớn để vận chuyển và sử dụng 2 xe cẩu [một xe 450 tấn và một xe 50 tấn] để phục vụ thi công. Tuy nhiên, xe cẩu 450 tấn cũng chỉ hỗ trợ thi công lắp dựng cột đến độ cao 100 m. Phần cột cao hơn, PCC1 phải lắp dựng thủ công.

Điều đáng nói là khi thi công trên cao, do ảnh hưởng của gió nên cột có độ rung lớn, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình thi công. Vừa kết hợp phương tiện và sử dụng biện pháp thủ công, PCC1 phải lắp dựng trong vòng 2 tháng mới hoàn thành được một vị trí cột.

PCC1 đang phấn đấu hoàn thành kéo dây khoảng cột này trước ngày 15/12/2019. Ông Quang cho biết thêm: Khoảng cách giữa hai cột vượt sông Hậu là 1.378m, nhưng cả khoảng néo kéo dây dài gần 2.900m. Trong khi đó, sông Hậu là đường vận chuyển quốc tế do Cảng vụ miền Nam quản lý. Đoạn sông này thường xuyên có tàu lớn di chuyển, việc thi công kéo dây dẫn, dây chống sét, cáp quang sẽ được PCC1 sử dụng thiết bị bay để rải dây mồi phục vụ kéo dây cho khoảng cột này. 

Theo ông Trương Hữu Thành - Giám đốc SPMB, dự kiến tiến độ đóng điện giai đoạn 1 đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa vào giữa tháng 12/2019 để cấp điện phục vụ Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 phát điện thử nghiệm. Khối lượng giai đoạn này gồm: Chiều dài đường dây 36,65km với 78 vị trí cột. Đến thời điểm này, các nhà thầu thi công đã đúc xong 78/78 vị trí móng, dựng xong 64/78 cột và đang kéo dây.

Trong giai đoạn 2 của dự án còn 96,35 km với 190 vị trí cột, SPMB đã bàn giao được 24 vị trí móng; phê duyệt phương án bồi thường cho 164 hộ, đang kiểm đếm áp giá đền bù cho 1.958 hộ dân. Dự kiến, mốc đóng điện giai đoạn 2 vào cuối năm 2020.

Công trình đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa có tổng chiều dài 133km, được thiết kế hai mạch, dây dẫn phân pha 4 dây loại ACSR 600/76, riêng các khoảng vượt sông Hậu và sông Tiền sử dụng dây dẫn tăng cường lực phân pha 4 dây loại AACSR 635/117.

Đường dây này sẽ truyền tải công suất của các nhà máy điện [NMĐ] Sông Hậu 1 và Sông Hậu 2 tại khu vực miền Tây Nam Bộ về trung tâm phụ tải TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. 

Các đường điện trung thế có thể được bọc dây bọc bên ngoài hoặc được gắn trần lên các trụ sứ cách điện. Vì điện trung thế có mức điện áp khá cao, có thể phóng ra điện gây nguy hiểm cho người và vật tiếp xúc với phạm vi vượt mức an toàn [ dưới 0,7 m] nên nguồn điện này được treo lên cột bê tông ly tâm cách mặt đất từ 9 – 12m.

Phân biệt điện cao thế, điện hạ thế và điện trung thế

2. Điện Hạ thế là gì?

Điện hạ thế là đường điện có cấp điện áp từ 220V – 380V.

Dây cáp được sử dụng cho cấp điện này là loại dây cáp bọc vặn xoắn ACB bao gồm 4 dây cáp bện vào nhau. Ngoài ra cũng có thể sử dụng 4 dây cáp rời được gắn lên trụ điện bằng sứ treo hay cột treo. Trụ điện thường là cột bê tông vuông hay cột bê tông ly tâm có chiều cao khoảng  5 – 8m.

Đây là cấp điện áp được cung cấp để sử dụng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nên được dẫn đến từng nhà. Bên ngoài đường dây điện hạ thế luôn được bọc kín bằng một lớp vỏ cách điện. Khác với dòng đường dây điện trung thế, đường dây điện hạ thế có mức điện áp khá thấp hơn rất nhiều nên sẽ không xảy ra hiện tượng phóng điện nhưng vẫn rất nguy hiểm nếu ta chạm trực tiếp vào đường dây điện.

3. Điện Cao thế là gì?

Điện cao thế là các đường dây điện thuộc cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV

Vì nguồn điện này sở hữu điện áp rất cao nên có thể phóng điện gây ra nguy hiểm cho với các đối tượng tiếp cận khi vượt qua khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn của loại dây điện 110kV là dưới 1,5m; 220kV dưới 2,5m; dưới 4,5m cho đường dây điện 500kV. Nguồn điện cao thế tỏa ra lượng nhiệt rất cao nên các đường dây điện được nối với nguồn điện này hoàn toàn là dây trần gắn trên các chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế là cột ly tâm, cột giáp sắt và thường cao trên 18m.

4. Cách nhận biết các cấp điện áp

Để nhận biết đường dây điện cao thế, hạ thế, trung thế, bạn có thể dựa vào các chuỗi sứ được gắn trên dây điện. Số lượng chuỗi sứ được phân theo cấp độ điện áp cụ thể như sau:

  • 500kV có khoảng 24 chuỗi sứ.
  • 220kV có khoảng 12-24 chuỗi sứ.
  • 110kV có khoảng 6-9 chuỗi sứ.
  • 35kV có khoảng 3-4 chuỗi sứ.
  • Đối với các cấp điện áp < 35kV hầu như đều được sử dụng chuỗi sứ đứng.

5. Các loại điện thế thuộc cấp điện áp nào?

Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có cách đo hiệu điện thế và cấp điện thế khác nhau. Ở nước ta hiện nay cấp điện áp được quy bởi Khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-BCT cụ thể như sau:

  • Nguồn điện có cấp điện áp < 1kV là hạ áp.
  • Nguồn điện có cấp điện áp nằm trong khoảng 1 – 35kV là trung áp.
  • Nguồn điện có cấp điện áp > 35kV – 220kV là cao áp.
  • Nguồn điện có cấp điện áp > 220kV là nguồn điện siêu cao áp.

6. Khoảng cách an toàn với từng loại điện áp

Khoảng cách an toàn điện áp hay còn gọi là hành lang điện áp toàn được hiểu đơn giản là khoảng cách phòng điện an toàn từ đường dây điện đến con người và các sự vật khác. Việc nắm rõ khoảng cách an toàn điện là cực kỳ cần thiết bởi nó giúp giảm thiểu các tai nạn không mong muốn về điện có thể xảy ra.

Khoảng cách an toàn với từng loại điện áp

Mỗi loại dây điện thuộc loại điện áp khác nhau sẽ có một khoảng cách an toàn khác nhau, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn nhé:

  • Điện áp từ 220kV – 500kV: khoảng cách an toàn là 4,5m.
  • Điện áp từ 110kV – 220kV: khoảng cách an toàn là 2,5m.
  • Điện áp từ 35kV – 110kV: khoảng cách an toàn là 1,5m.
  • Điện áp từ 15kV – 35kV: khoảng cách an toàn là 1m.
  • Điện áp từ 1kV – 15kV: khoảng cách an toàn là 0.7m.
  • Điện áp hạ thế có khoảng cách an toàn là 0.3m.

7. Một số lưu ý khi sử dụng điện

Điện ngoài mang lại những lợi ích cực kỳ to lớn cho cuộc sống của con người thì nó cũng mang những nguy cơ tiềm ẩn cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi sử dụng điện bạn cần lưu ý những điều sau để tránh những tai nạn đáng tiếc:

– Lựa chọn những thiết bị điện an toàn.

– Lắp đặt các thiết bị điện đúng cách.

– Các nguồn điện nên được giữ một khoảng cách an toàn.

– Nên lắp đặt các cầu dao, cầu chì, ổ điện ở nơi khô ráo.

– Không nên đến gần những nơi có điện thế nguy hiểm.

– Không nên vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị điện.

– Không nên chạm vào các thiết bị điện khi tay ướt.

– Cần sập nguồn điện ngay lập tức nếu xảy ra tình trạng ngập nước hay sấm sét để tránh gây ra hiện tượng cháy nổ hay giật điện.

Với những thông tin hữu ích trên đây về điện cao thế, hạ thế và trung thế mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại điện mà bạn đang sử dụng cũng như các các khoảng cách an toàn đối với từng cấp độ điện khác nhau để tránh những tai nạn đáng tiết về điện có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến bản thân và gia đình của bạn.

Nếu quý khách hàng muốn hợp tác lắp đặt các hệ thống điện, dây cáp điện hoặc tìm hiểu thêm các sản phẩm dây điện, dây cáp điện chính hãng uy tín với giá cả ưu đãi thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0917 508 805 -0932 424 868 hoặc để thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

Với hơn 10 năm xây dựng và phát triển phân phối cáp điện trên toàn quốc, NIKITA cam kết mang đến cho quý khách hàng sản phẩm chất lượng nhất, với nhiều chính sách ưu đãi và đội ngũ tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Cây cột điện dài bao nhiêu mét?

Đặc tính
Cột nhóm I
Trạng thái ứng suất
- Cốt thép không ứng lực trước - Cốt thép ứng lực trước
Kích thước cơ bản
Chiều dài
6 m ÷ 22 m, có thể được đúc liền hoặc nối từ hai hoặc ba đoạn cột[1]
Đường kính ngoài đầu cột
120 mm, 140 mm, 160 mm, 190 mm và 230 mm
Tải trọng thiết kế
1 kN.m ÷ 15 kN.m
Thông số kỹ thuật cột điện bê tông ly tâmevnhaiphong.vn › san-pham › thong-so-ky-thuat-cot-dien-be-tong-ly-tamnull

Đường dây điện cao thế cao bao nhiêu mét?

Chiều cao hành lang đường dây dẫn điện trên không được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng với cấp điện áp đến 35kV là 2 mét, cấp điện áp 110kV là 3 mét, cấp điện áp 220kV là 4 mét và cấp điện áp 500kV là 6 mét.

Cột điện 500kV cao bao nhiêu mét?

Hai trụ điện được đánh giá cao nhất Việt Nam từ trước tới nay, nằm ở vị trí số 05, 06 của dự án đường dây 500kV Sông Hậu - Đức Hòa. Mỗi trụ có chiều cao 175m. Trọng lượng mỗi trụ khoảng 800 tấn. Vị trí hai trụ điện đều nằm gần bờ sông Hậu.

Điện cao thế là bao nhiêu vốn?

2. Công trình lưới điện cao áp bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Lưới điện cao áp là lưới điện có điện áp danh định từ 1.000 V trở lên.

Chủ Đề